Nội dung chính
  • 1. Khi nào bạn cần sàng lọc tổn thương vú?
  • 2. 6 bước khám vú tại nhà
  • 3. Hiểu về siêu âm vú và chụp nhũ ảnh
Nội dung chính
  • 1. Khi nào bạn cần sàng lọc tổn thương vú?
  • 2. 6 bước khám vú tại nhà
  • 3. Hiểu về siêu âm vú và chụp nhũ ảnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nhũ ảnh là gì?, sàng lọc, tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh

Sàng lọc tổn thương vú khi có các biểu hiện như: Vú to bất thường, Đau tức ngực hoặc tuyến vú, Nổi u cục ở tuyến vú, Nổi hạch ở nách, Da vùng vú bị đỏ, phù dưới dạng da cam, chảy nước, bong vảy nến...
Nội dung chính
  • 1. Khi nào bạn cần sàng lọc tổn thương vú?
  • 2. 6 bước khám vú tại nhà
  • 3. Hiểu về siêu âm vú và chụp nhũ ảnh

1. Khi nào bạn cần sàng lọc tổn thương vú?

Trong những năm gần đây, tỷ lệ ung thư vú ngày càng tăng cao. Theo thống kê tại Mỹ từ năm 1975 - 2009, phụ nữ mắc bệnh lý này chủ yếu trên 40 tuổi. Ở Việt Nam, đến hơn 80% ca bệnh ung thư vú là trên 45 tuổi.

Phụ nữ độ tuổi trung niên trên 40 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn người trẻ, nguyên nhân do hệ miễn dịch cơ thể yếu hơn, khả năng phòng ngừa và chống lại tế bào ung thư cũng suy giảm. Câu hỏi đặt ra độ tuổi nào bạn nên đi sàng lọc ung thư vú. Triệu chứng như thế nào thì ngươi bệnh cần nên đi khám u vú.

Khi nào bạn cần sàng lọc tổn thương vú?

Khi nào bạn cần sàng lọc tổn thương vú?

Thực tế, đối với các nước phát triển, sự quan tâm đên sức khỏe định kì lớn, một năm khám định kỳ từ 1 -2 lần để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị mang lại hiệu quả cao. Ngược lại ở các nước đang phát triển, sự quan tâm sức khỏe còn ít hạn chế, vì vấn đề kinh tế.

Vì vậy khi bạn bất cứ có triệu chứng sau đây, cần đi khám và kiểm tra tại các cơ sở uy tín ngay: 

1. Vú to bất thường

2. Đau tức ngực hoặc tuyến vú

3. Nổi u cục ở tuyến vú.

4. Nổi hạch ở nách

5. Da vùng vú bị đỏ, phù dưới dạng da cam, chảy nước, bong vảy nến

6. Núm vú bị tụt vào trong

7. Vùng da quanh đầu núm vú thay đổi

2. 6 bước khám vú tại nhà

 

Khám vú tại nhà sau 20 tuổi để phát hiện sớm các tổn thương vú để có hướng điều trị kịp thời. Bác sỹ hướng dẫn cách tự khám vú sau đây: 

Bạn hãy tự khám vú mỗi tháng 1 lần ở thời điểm tốt nhất sau sạch kinh 3- 5 ngày. Khi đó vú ở trạng thái mềm, dễ khám, dễ phát hiện u cục. Khám thường xuyên đều đặn, khi bạn đã mãn kinh thì vẫn nên giữ thói quen tự khám vú định kỳ. 

Bước 1: Bạn cởi áo ra ngồi thẳng lưng hoặc đứng trước gương ở tư thế xuôi hai tay và nhìn quan sát xem?

- Vú có sự thay đổi nào về kích thước hình dạng hay không, có sự biến dạng bất thường nào không? Quan sát xem ở vú có chảy dịch hay mẩn ngứa nổi nốt ở xung quanh quầng vú hay không? xem da xung quanh núm vú có bị co kéo nhăn nheo hay không? Dùng tay ấn vào vú có bị đau hay không?

6 bước khám vú tại nhà

6 bước khám vú tại nhà

Bước 2: Đứng thẳng đưa hai tay lên đầu
- Bạn đứng thẳng giơ 2 tay lên đầu và quan sát sự bất thường của ngực như ở bước 1.

Bước 3: Đưa một tay lên đầu:
- Đưa một tay phải ra sau đầu, còn tay kia khám ngực, dùng 3 ngón tay sờ và ấn nhẹ lên bầu vú, bắt đầu từ trong quầng vú vừa ấn nhẹ, vừa di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc, và bên ngực đối diện cũng khám tương tự như thế.
- Khi sờ thấy một vùng nào đó bất thường thì nên kiểm tra so sánh giữa hai ngực có gì bất thường không? có giống nhau không?
- Tiếp tục khám lên cao đưa tay vừa ấn nhẹ vừa di chuyển dần lên vùng nách tới hõm nách, xem có hạch hay không? hay có sự bất thường gì không?
- Sau đó bạn dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nắn nhẹ núm vú xem có chảy dịch  hay ra máu ra không? 

Bước 4: Ở tư thế đứng chống nạnh:
- Kiểm tra quan sát so sánh xem 2 bên vú có gì khác thường không? hình dáng có bị bất thường như méo mó lệch gì không? Kiểm tra xem núm vú có tiết dịch hay chảy máu không, xem kỹ quanh núm vú

Bước 5: Nằm ngửa trên giường kê gối mỏng dưới vai trái và đưa bàn tay trái ra sau đầu. Dùng tay phải khám vú trái theo hướng dẫn tương tự bước 3,4.

Bước 6: Sau cùng, dùng phần mềm các ngón tay khum lại miết, tìm xem có u, hạch ở hõm nách không?

3. Hiểu về siêu âm vú và chụp nhũ ảnh

"Tại sao siêu âm vú là để chẩn đoán tổn thương vú, nhưng không phải phương tiện tầm soát ung thư vú. Chụp nhũ ảnh (X quang tuyến vú) lại để sàng lọc?". Để tìm hiểu 2 phương pháp này chúng ta cùng xem phương thức hoạt động của chúng như sau:

 

Hai phương pháp tiếp cận chẩn đoán và tầm soát vú hiện nay là: Siêm âm và X - quang vú:

Siêu âm vú như một phương tiện để chẩn đoán bệnh lý tuyến vú nói chung, ung thư vú nói riêng. Máy siêu âm được dễ dàng phổ biến trang bị từ các bệnh viện đến các phòng khám, ngay đến máy siêu âm cầm tay trong các gia đình. Người bệnh dễ dàng được thực hiện với giá thành thấp.

Tuy nhiên siêu âm là phương pháp đơn giản không nhiễm tia X như chụp Xquang vú .Người bệnh cũng không đau do không bị đè ép nhu mô vú và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Thời gian siêu âm nhanh khoảng 20-30 phút cho cả hai vú. Khi phát hiện tổn thương, bác sỹ siêu âm tiến hành phân loại trên BI-RADS và sinh thiết các trường hợp nghi ngờ.

Người bệnh sẽ thấy mọi việc đều dễ dàng, thuận lợi. Nhưng tại sao nó không được chọn là phương pháp sàng lọc ung thư vú. Siêu âm vú có những hạn chế của nó, điều quan trọng là lệ thuộc vào kinh nghiệm người siêu âm. Nếu siêu âm chu đáo, chúng ta phát hiện được các tổn thương kích thước khoảng 1cm và cảm thấy như vậy là sớm, là vui mừng cho người bệnh.

Thực tế các trường hợp u kích thước nhỏ nhưng đã di căn hạch nách. Các tổn thương vi vôi, kích thước rất nhỏ trong ống dẫn thường bị bỏ sót hoặc không thể phát hiện bằng siêu âm. Các trường hợp mô vú quá lớn, thoái triển mỡ nhiều khó phân biệt được đâu là mô lành, đâu là mô bệnh lý, mà là một màu đen giảm âm.

Mặt khác dễ dàng bỏ sót tổn thương dù các loại máy hiện nay luôn có các phương tiện tối ưu hóa hình ảnh (đầu dò độ phân giải cao, tần số 13- 16MHz, B-mode, Dopler, Dopler vi mạch, SA đàn hồi các kiểu). Siêu âm vú rất dễ để học và biết làm, nhưng rất khó để làm kinh nghiệm, rất khó trong tránh sót tổn thương.

Mặt khác, trên thế giới, tại sao nhũ ảnh được xem là phương tiện tối ưu để tầm soát bệnh lý ung thư vú vì đơn giản nó có khả năng phát hiện vi vôi hóa. 

Nhũ ảnh giúp sàng lọc ung thư vú

Nhũ ảnh giúp sàng lọc ung thư vú

Nghĩa là từ rất lâu, đã ghi nhận được có sự liên quan mật thiết giữa ung thư vú và vi vôi hóa. Kể từ đó, máy nhũ ảnh (tức Xquang vú) đã có những bước phát triển vượt bậc để tiếp cận các tinh thể nhỏ bé, với đơn vị tính bằng micron (1/1000mm). Giai đoạn lâm sàng không triệu chứng, thường thể hiện bằng các nốt vi vôi trên nhũ ảnh, như dạng bụi cát có đường kính từ 50- 100micron, là dấu hiệu sớm nhất và duy nhất của ung thư vú.

Nhũ ảnh có thể phát hiện tốt và phân tích các hình dạng khác nhau của vi vôi, do đó chẩn đoán được ung thư vú giai đoạn sớm.Vì vậy khoa học kỹ thuật dù phát triển, cũng khó lòng thay thê được vai trò của nhũ ảnh trong sàng lọc ung thư vú. 

Siêu âm vú tầm soát, vô tình chúng ta đã bỏ sót khoảng 10 % các trường hợp này. Ngoài các tư thế chụp ép vú thường quy (CC, MLO), nhũ ảnh còn có có các tư thế khác bổ sung khi nghi ngờ như chụp ép khu trú để khẳng định hoặc loại trừ tổn thương, chụp phóng đại được phóng đại lên gấp nhiều lần. Mỗi kĩ thuật đều có ưu nhược điểm khác nhau, hai kỹ thuật X quang và siêu âm vú không thể tách rời, tăng độ nhạy và đặc hiệu bổ sung cho nhau để phối hợp chẩn đoán cho tổn thương ở vú.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/04/2022 - Cập nhật 07/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Giá trị chẩn đoán hình ảnh phân loại Tirads trong bệnh...

Giá trị chẩn đoán hình ảnh phân loại Tirads trong bệnh...

Bệnh tuyến giáp ngày nay, tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm thì có thể sống chung với bệnh lý này. Ngày nay, các công ty đưa siêu âm...

30/06/2022

4198 Lượt xem

5 Phút đọc

Phân loại BIRADS về mức độ tổn thương trên siêu âm vú

Phân loại BIRADS về mức độ tổn thương trên siêu âm vú

Siêu âm vú tại sao cần thực hiện siêu âm vú? Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư vú ngày càng gia tăng, phổ biến nhất ở phụ nữ và cũng là nguyên nhân gây tử...

30/06/2022

13273 Lượt xem

6 Phút đọc

Siêu âm đường mật - kỹ thuật hình ảnh hàng đầu trong chẩn...

Siêu âm đường mật - kỹ thuật hình ảnh hàng đầu trong chẩn...

Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh phổ biến trong nhiều lĩnh vực bệnh lý đặc biệt các lĩnh vực nội khoa. Trong đó siêu âm hỗ trợ các bệnh lý túi mật,...

01/06/2022

3204 Lượt xem

7 Phút đọc

Vai trò của siêu âm trong bệnh lý cấp cứu

Vai trò của siêu âm trong bệnh lý cấp cứu

Siêu âm cấp cứu có vai trò quan trọng nhiều bệnh lý nội, ngoại, sản nhi. Ngày nay, siêu âm là phương pháp phổ biến được chỉ định phổ biến trong các bệnh lý cấp ...

31/05/2022

1093 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG