Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm bệnh truyền nhiễm
  • 2. Lâm sàng của bệnh truyền nhiễm
  • 3. Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm bệnh truyền nhiễm
  • 2. Lâm sàng của bệnh truyền nhiễm
  • 3. Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguy hiểm không tên từ những căn bệnh truyền nhiễm đang xuất hiện tại Việt Nam

Việt Nam xứ sở nhiệt đới với những điều kiện thuận lợi to lớn cho sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, việc mắc các căn bệnh truyền nhiễm là vô cùng phổ biến. Đây là mục tiêu hàng đầu của các cấp, ban ngành đặt ra trong việc giải quyết, phòng ngừa để tránh bệnh lây lan thành đại dịch, ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh tế của người dân. Vậy bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm nào gây bệnh? Trung gian truyền bệnh? Diễn biến của bệnh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm bệnh truyền nhiễm
  • 2. Lâm sàng của bệnh truyền nhiễm
  • 3. Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm

Để bệnh truyền nhiễm có thể lưu hành trong cộng đồng, cần có vai trò của nhiều yếu tố như mầm bệnh, đối tượng cảm thụ. Ngoài các bệnh có thể lây truyền trực tiếp như cúm, lao, thủy đậu thì nhiều bệnh có vai trò của các trung gian truyền bệnh.

1. Đặc điểm bệnh truyền nhiễm

Đặc điểm bệnh truyền nhiễm

a. Tác nhân gây bệnh

Ngoài đặc điểm về mặt cấu trúc, các tác nhân gây bệnh cũng có một số đặc điểm sinh học liên quan với quá trình gây bệnh và đặc biệt mỗi loại vi sinh vật " có một vật chủ riêng. Ví dụ:

- Nhóm các vi sinh vật chỉ gây bệnh cho con người. 

- Nhóm các vi sinh vật chỉ gây bệnh cho các loài động vật khác nhau nhưng không gây bệnh cho con người. 

- Một số vi sinh vật có thể lây truyền giữa người và động vật. 

Ví dụ: 

  • Vật chủ là động vật, con người mang mầm bệnh là ngẫu nhiên như bệnh dịch hạch, sốt mò.
  •  Vật chủ là con người, động vật chỉ mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh: viêm não nhật bản (lợn và chim liếu điều chỉ mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh).

Con người và động vật đều có khả năng mang vi sinh vật và biểu hiện bệnh như Leptospira.

b. Trung gian truyền bệnh

Trung gian truyền bệnh

- Là những sinh vật mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh lý và có vai trò lan truyền mầm bệnh trong cộng đồng dân cư. Ví dụ như muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết.

c. Cơ thể cảm thụ

- Là các đối tượng có nguy cơ nhiễm các mầm bệnh và mắc bệnh. Trong cộng đồng đối tượng cảm thụ của bệnh truyền nhiễm thường là các đối tượng chưa có đáp ứng miễn dịch với các mầm bệnh, hoặc đang có vấn đề về đáp ứng miễn dịch. 

Ví dụ như trẻ em chưa được tiêm phòng bệnh chủ động đối với mầm bệnh, người già có suy yếu về miễn dịch, người đang điều trị bằng các thuốc gây ức chế miễn dịch như corticoid.

2. Lâm sàng của bệnh truyền nhiễm

Do đặc điểm của các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây thành dịch trong cộng đồng, nên ngành truyền nhiễm và dịch tễ học cần phân loại các thời kỳ tiến triển của bệnh để chẩn đoán bệnh, cách ly kịp thời, tránh để bệnh lây lan trong cộng đồng.

tiến trong, nên nghe các bệnh t,

a. Diễn biến của bệnh truyền nhiễm

Được chia thành 4 giai đoạn:

  • Thời kỳ ủ bệnh: được tính từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời kỳ ủ bệnh giữa các loại mầm bệnh rất khác nhau và với cùng một mầm bệnh cũng khác nhau giữa các cá thể trong mối quan hệ vật chủ và mầm bệnh.
  • Thời kỳ khởi phát: là thời kỳ có các biểu hiện lâm sàng đầu tiên, nhưng ở giai đoạn này chưa có đầy đủ các triệu chứng của bệnh nên việc chẩn đoán sớm cần dựa vào các xét nghiệm.
  • Thời kỳ toàn phát: là thời kỳ các triệu chứng lâm sàng biểu hiện rầm rộ, điển hình và thường có các biến chứng kế tiếp.
  • Thời kỳ lui bệnh: là thời kỳ bệnh thuyên giảm, và tình trạng sức khỏe người bệnh bắt đầu hồi phục nếu như không có các biến chứng.

b. Biểu hiện lâm sàng

Do đáp ứng miễn dịch của từng cá thể cảm nhiệm đối với cùng một mầm bệnh khác nhau, nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh truyền nhiễm cũng rất khác nhau.

  • Thể nặng: bệnh cảnh lâm sàng nặng, bệnh nhân thường có biến chứng, nguy cơ tử vong cao. 
  • Thể điển hình: người bệnh có các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh. 
  • Thể nhẹ: biểu hiện lâm sàng của bệnh thô sơ, bệnh nhân phục hồi nhanh. Đối với thể bệnh này thường khó phát hiện và ít khi có biến chứng. 
  • Thể ẩn: không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên vẫn có sự tổn thương bệnh lý diễn ra trong cơ thể. 
  • Người lành mang trùng: ở những người này, thường đã có đáp ứng miễn dịch nên không biểu hiện lâm sàng và cũng không có tổn thương bệnh lý. Tuy nhiên vẫn mang mầm bệnh, đào thải ra môi trường và gây lây lan bệnh.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm

Do tính chất lây nhiễm của bệnh, để hạn chế lây lan cần chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể được. Việc chẩn đoán cần dựa vào:

- Yếu tố dịch tễ.

- Biểu hiện lâm sàng: theo 4 giai đoạn.

- Xét nghiệm gồm:

Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm

  • Xét nghiệm không đặc hiệu: giúp định hướng bệnh, đánh giá khả năng tiến triển của bệnh.
  • Xét nghiệm chẩn đoán: thường là các xét nghiệm phát hiện các mầm bệnh như soi (tìm vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh), cấy và phân lập mầm bệnh (xác định mầm bệnh vi khuẩn, virus), xét nghiệm sinh học phân tử (thường dùng kỹ thuật PCR) xác định được yếu tố di truyền của nhiều loại mầm bệnh
  • Xét nghiệm chẩn đoán các biến chứng.

Bệnh truyền nhiễm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có khả năng lây lan từ người này sang người khác bằng phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp, một số bệnh lây truyền thành dịch trải rộng khắp mọi nơi. Ngay khi phát hiện bản thân dấu hiệu của các bệnh lý truyền nhiễm hãy lập tức đến chuyên khoa truyền nhiễm tại bệnh viện  lớn, uy tín để được điều trị và thăm khám sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/12/2021 - Cập nhật 17/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4424 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1261 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

930 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1197 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG