Nội dung chính
  • 1. Người cao tuổi và có bệnh lý nền nên tiêm vaccine Covid-19?
  • 2. Nên tiêm loại vaccine nào?
  • 3. Người cao tuổi nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở đâu?
  • 5. Người cao tuổi khi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cần chuẩn bị gì?
  • 6. Lưu ý theo dõi sau tiêm cho người cao tuổi
Nội dung chính
  • 1. Người cao tuổi và có bệnh lý nền nên tiêm vaccine Covid-19?
  • 2. Nên tiêm loại vaccine nào?
  • 3. Người cao tuổi nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở đâu?
  • 5. Người cao tuổi khi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cần chuẩn bị gì?
  • 6. Lưu ý theo dõi sau tiêm cho người cao tuổi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Người cao tuổi khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cần lưu ý gì?

Gánh nặng bệnh tật ở người lớn tuổi, người mắc bệnh lý nền cao hơn gấp nhiều lần người trẻ. Nếu mắc Covid-19, họ sẽ rất dễ tổn thương, bệnh trở nặng nhanh chóng, diễn tiến nguy kịch, thậm chí tử vong. Người cao tuổi nên ưu tiên tiêm vaccine Covid-19, những lưu ý cho người cao tuổi khi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 xem chi tiết trong bài viết.
Nội dung chính
  • 1. Người cao tuổi và có bệnh lý nền nên tiêm vaccine Covid-19?
  • 2. Nên tiêm loại vaccine nào?
  • 3. Người cao tuổi nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở đâu?
  • 5. Người cao tuổi khi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cần chuẩn bị gì?
  • 6. Lưu ý theo dõi sau tiêm cho người cao tuổi

1. Người cao tuổi và có bệnh lý nền nên tiêm vaccine Covid-19?

Câu trả lời là CÓ, Hơn 80% trường hợp tử vong do Covid-19 xảy ra ở người trên 65 tuổi.

Người cao tuổi và người mắc bệnh lý nền là những người có hệ miễn dịch suy giảm so với người trẻ tuổi, khiến cho việc chống lại sự tấn công của virus SarS-CoV-2 kém đi. Thực tế cho thấy những người mắc các bệnh nền như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp, COPD, bệnh cơ xương khớp, bệnh gan, thận, ung thư,...khi mắc thêm Covid-19 có nguy cơ trở bệnh nặng, cơ thể không đáp ứng được với thời gian điều trị kéo dài, gây tử vong.

Người cao tuổi và có bệnh lý nền nên tiêm vaccine Covid-19?

Chính vì vậy, họ thuộc nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine càng sớm càng tốt.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất vaccine, người trên 65 tuổi và người mắc các bệnh lý nền cần thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19. Những đối tượng này cần phải khám sàng lọc rất kỹ trước khi tiến hành tiêm. Những trường hợp người cao tuổi kèm bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định mới được chỉ định tiêm. 

Vì vậy, người cao tuổi đi tiêm vaccine cần đặc biệt lưu ý cung cấp rõ ràng, đầy đủ về các bệnh lý hiện đang điều trị điều trị ổn định (trên 3 tháng), tiền sử dị ứng, đã từng mắc Covid-19 không,...

2. Nên tiêm loại vaccine nào?

“Vaccine tốt nhất là Vaccine được tiêm sớm nhất”

Việc chờ đợi vaccine để được tiêm theo mong muốn sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn so với những người đã được tiêm ngừa. 

Tính an toàn, hiệu quả của các vaccine đều đã được các Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y Tế công nhận và được sử dụng trong giai đoạn khẩn cấp. Các loại vaccine Covid-19 như AstraZeneca, Pfizer,… đều cho hiệu quả như nhau trên những người được tiêm ngừa.

Một số loại vaccine phòng Covid-19 đang được sử dụng tiêm phổ biến tại Việt Nam;

- Vaccine AstraZenecaVaccine này được tiêm cho người trên 18-65 tuổi. Thời gian tiêm giữa 2 mũi từ 8-12 tuần. Đối với người lớn tuổi, hiệu quả của vaccine đạt 60% ở người trên 70 tuổi trong việc ngăn ngừa Covid-19; giảm 73% nhập viện liên quan COVID-19 ở người trên 80 tuổi. Giảm 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người già từ 80 tuổi trở lên có mắc các bệnh mạn tính đi kèm.

Những lưu ý cho người cao tuổi khi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19

- Vaccine PfizerĐây là vaccine được chỉ định tiêm cho người từ 16 tuổi trở nên và ưu tiên tiêm cho người trên 65 tuổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi tiêm từ 3 đến 6 tuần. Đối với người cao tuổi, sau khi tiêm mũi 1, hiệu quả bảo vệ người trên 70 tuổi đạt 61%. Hoàn thành 2 mũi tiêm giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng.

- Vaccine ModernaVaccine này được tiêm cho người trên 18 tuổi. Thời gian chờ giữa 2 mũi từ 4-6 tuần. Sau tiêm, cơ thể bắt đầu có miễn dịch sau 14 ngày từ mũi 1. Hiệu quả đạt được là 51,8%. Khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2, hiệu quả phòng bệnh đạt 94.1%. Ở người từ 65 tuổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi vaccine Moderna sẽ giúp giảm 86.4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

3. Người cao tuổi nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở đâu?

Người cao tuổi và người mắc các bệnh lý nền thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, những người thuộc nhóm đối tượng này cần được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Việc khám sàng lọc trước tiên là vô cùng cần thiết. Căn cứ vào tình hình sức khỏe của người cao tuổi và có bệnh nền, bác sĩ sẽ có quyết định có tiêm vaccine Covid-19 hay không. 

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 19003367 hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

5. Người cao tuổi khi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cần chuẩn bị gì?

- Tinh thần và thể chất: tinh thần cần được thoải mái, phải thông suốt đây là việc cần làm, tốt cho mình, cho gia đình và cho cộng đồng. Tinh thần ảnh hưởng đến huyết áp sẽ khó khăn trong việc tiêm chủng. Đảm bảo sức khoẻ, ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc;

Người cao tuổi khi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 cần chuẩn bị gì?

- Thông tin: Điền đầy đủ thông tin vào phiếu tiêm chủng, đặc biệt lưu ý cung cấp rõ ràng, đầy đủ về các bệnh lý hiện đang điều trị điều trị ổn định (trên 3 tháng), tiền sử dị ứng, đã từng mắc Covid-19 không, có tiền sử rối loạn đông máu không?, đã từng tiêm bất cứ loại vaccine nào khác trong 14 ngày trở lại đây, gần đây có các triệu chứng như sốt, ho, tiêu chảy, ói mửa, nhọt da, nhức đầu, chảy mủ tai, ...;

- Vật dụng: khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, mũ nón, chai nước cá nhân, nước rửa tay sát khuẩn là những vật dụng cá nhân không chia sẻ cho người khác tránh nguy cơ lây nhiễm tại điểm tiêm chủng. Vaccine được tiêm tại bắp tay vì vậy khuyến khích những người đi tiêm mặc áo rộng rãi, thoải mái;

6. Lưu ý theo dõi sau tiêm cho người cao tuổi

- Có người ở cạnh 24/24, ít nhất là 3 ngày đầu sau tiêm phòng để theo dõi tình trạng phản ứng sau tiêm.

- Tránh không nên sử dụng các loại đồ uống và chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafein... ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm do có thể gây ức chế miễn dịch, tăng nguy cơ gặp các biến chứng, tăng tần số tim, huyết áp ảnh hưởng sàng lọc và chỉ định tiêm chủng.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: sau khi tiêm phòng, có thể gặp các phản ứng sau tiêm như sốt khiến cơ thể dễ mất nước. Nên bổ sung một số lượng nước hoa quả như nước chanh, nước cam và đa dạng các thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa.

Lưu ý theo dõi sau tiêm cho người cao tuổi

- Nếu thấy ở vị trí tiêm xuất hiện những dấu hiệu như sưng, đỏ, đau, nổi cục thì tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to và nhanh cần đi khám và không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

- Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên:

  • Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
  • Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi có những biểu hiện bất thường sau tiêm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Hiện nay tình hình dịch diễn biến phức tạp, đi lại khó khăn thì một phương án khác là bạn có thể khám bệnh trực tuyến để được tư vấn sau tiêm nhanh chóng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/09/2021 - Cập nhật 17/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

720 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1115 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1170 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1339 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG