Nội dung chính
  • Ngộ độc rượu là gì?
  • Các triệu chứng của ngộ độc rượu là gì?
  • Nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ làm gì?
  • Bạn có thể làm gì ở nhà để giữ an toàn cho bệnh nhân?
Nội dung chính
  • Ngộ độc rượu là gì?
  • Các triệu chứng của ngộ độc rượu là gì?
  • Nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ làm gì?
  • Bạn có thể làm gì ở nhà để giữ an toàn cho bệnh nhân?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Ngộ độc rượu, hội chứng cai rượu và những điều cần biết

Ngộ độc rượu là tình trạng cấp tính, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Cùng iSofHcare tìm hiểu Ngộ độc rượu là gì, hội chứng cai rượu và những điều cần biết
Nội dung chính
  • Ngộ độc rượu là gì?
  • Các triệu chứng của ngộ độc rượu là gì?
  • Nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ làm gì?
  • Bạn có thể làm gì ở nhà để giữ an toàn cho bệnh nhân?

Việt Nam là nước có tỷ lệ sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn cao trên thế giới. Đặc biệt, khi chưa có cơ chế quản lý rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của các loại rượu, thông tin về nồng độ cồn trong đồ uống thì những vấn đề sức khỏe do lạm dụng rượu gây ra là rất lớn. Trong đó, ngộ độc rượu là tình trạng cấp tính, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hãy cùng chúng tôi hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Ngộ độc rượu là gì?

Ngộ độc rượu là tình trạng xảy ra nếu khi một người uống quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này khác với say rượu hay tỉnh trạng “quá chén”. Ngộ độc rượu nguy hiểm đến tính mạng, có thể ngừng thở hoặc bị sặc gây suy hô hấp khi nôn.

Ngộ độc rượu là gì?

Các triệu chứng của ngộ độc rượu là gì?

Một số triệu chứng ban đầu giống với một người "vừa mới say rượu” như mất thăng bằng, khó đứng dậy, rối loạn hành vi, kích thích, nói nhảm... Nhưng một số triệu chứng khác nghiêm trọng hơn: co giật hoặc rối loạn nhịp tim.

Ngộ độc rượu là một trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, hãy gọi xe cấp cứu (115) ngay nếu bạn gặp ai đó:

● Ngừng thở hoặc không thở được từ 10 giây trở lên

● Thở rất chậm (ít hơn 8 nhịp thở trong 1 phút)

● Da lạnh, xanh, nhợt nhạt.

● Lên cơn co giật

● Bị ngất và không thể đánh thức được

● Nôn liên tục

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội. 

Nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ làm gì?

Trong phòng cấp cứu, bác sĩ và y tá có thể:

● Theo dõi nhịp thở của người đó - Nếu ngừng thở cơn ngừng thở kéo dài, có thể cần đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân.

● Người bệnh nôn nhiều gây mất dịch, cần bổ sung dịch truyền tĩnh mạch.

● Kiểm tra các vấn đề y tế cần thiết khác

Nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ làm gì?

Những người đã uống rượu đôi khi gặp các vấn đề khác khó phát hiện, vì họ không thể giao tiếp một cách tỉnh táo để cung cấp thông tin cần thiết cho nhân viên y tế. Ví dụ, những người uống rượu thường ngã, va đập xuống nền cứng gây chấn thương hoặc tự làm tổn thương bản thân. 


Lúc này, bác sĩ có thể làm gì để đưa rượu ra khỏi cơ thể bạn không?

Không. Rượu được hấp thụ vào cơ thể rất nhanh, đặc biệt khi uống rượu trong tình trạng dạ dày rỗng. Cần thời gian để chuyển hóa và loại bỏ hết lượng chất cồn trong cơ thể.

Bạn có thể làm gì ở nhà để giữ an toàn cho bệnh nhân?

Đối với những người đã uống rượu nhưng dường như không cần cấp cứu, bạn có thể:

● Tiếp tục kiểm tra nhịp thở của họ và gọi cấp cứu (115) nếu nhịp thở của họ chậm đi nhiều hoặc ngừng lại.

● Đặt người bệnh nằm nghiêng để không bị sặc khi nôn

● Kiểm tra vết sưng, vết bầm tím, chảy máu hoặc bất kỳ dấu hiệu thương tích nào

● Đảm bảo giữ ấm cho người bệnh

Bạn có thể làm gì ở nhà để giữ an toàn cho bệnh nhân?

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn nhận biết và xử lý ban đầu khi gặp người ngộ độc rượu. Việc lạm dụng rượu, sử dụng rượu không rõ nguồn gốc đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan. Rượu nặng màu trắng nhưng có thể làm đỏ mặt mũi và làm đen danh dự. “Vui có chừng, dừng đúng lúc” để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.

 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/03/2021 - Cập nhật 24/03/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ngộ độc rượu, hội chứng cai rượu và những điều cần biết

Ngộ độc rượu, hội chứng cai rượu và những điều cần biết

Ngộ độc rượu là tình trạng cấp tính, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Cùng iSofHcare tìm hiểu Ngộ độc rượu là gì, hội chứng cai rượu và những...

03/03/2021

938 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG