Nội dung chính
  • 1. Ung thư tuyến giáp là gì?
  • 2. Triệu chứng của ung thư tuyến giáp
  • 3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
  • 4. Chế độ dinh dưỡng trước khi điều trị ung thư tuyến giáp
Nội dung chính
  • 1. Ung thư tuyến giáp là gì?
  • 2. Triệu chứng của ung thư tuyến giáp
  • 3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
  • 4. Chế độ dinh dưỡng trước khi điều trị ung thư tuyến giáp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Muối và các sản phẩm hải sản đối với người mắc bệnh ung thư tuyến giáp

Từ lâu ung thư đã là căn bệnh nguy hiểm, quái ác khiến cơ thể bệnh nhân tổn thương dần trong đau đớn. Điều trị bệnh cũng rất gian nan, việc hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh ung thư là một điều cần lưu ý, trong đó bệnh nhân cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ dinh dưỡng đủ và cân bằng sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục.
Nội dung chính
  • 1. Ung thư tuyến giáp là gì?
  • 2. Triệu chứng của ung thư tuyến giáp
  • 3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
  • 4. Chế độ dinh dưỡng trước khi điều trị ung thư tuyến giáp

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: Ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa.

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp

2. Triệu chứng của ung thư tuyến giáp

Khối u của ung thư tuyến giáp đa phần lành tính, chỉ một tỉ lệ nhỏ là ác tính. Những triệu chứng của bệnh rất khó đoán và dễ bị nhầm lẫn. Vì thế, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống hằng ngày.

Một số triệu chứng dễ nhận thấy của ung thư tuyến giáp là:

  • Giọng nói khàn khàn khác lạ;
  • Đau cổ họng khi nuốt;
  • Hình thành khối u trên vùng cổ;
  • Uống thuốc không khỏi;…

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Tại các cơ sở Y học hạt nhân ở nước ta đồng vị phóng xạ được sử dụng nhiều nhất để điều trị là iốt phóng xạ (I-131). I-131 có thời gian bán rã vật lý (T1/2) là 8,04 ngày, phát tia gamma (g) với mức năng lượng chủ yếu là 360 kev và tia bêta (b) với mức năng lượng chủ yếu là 610 keV. Tia gamma của I-131 có quãng chạy trong tổ chức lớn thường dùng để ghi đo chẩn đoán. Tia bêta có quãng chạy trong mô mềm một vài mm được dùng trong điều trị bệnh.

Tế bào ung thư tuyến giáp thể biệt hóa cũng có khả năng bắt giữ và tập trung I-131, chính vì vậy việc sử dụng một liều I-131 đủ cao có thể tiêu diệt được tế bào và tổ chức ung thư tại chỗ hoặc di căn. Điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng phương pháp phối hợp: phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp toàn phần, sau đó dùng I-131 huỷ nốt mô tuyến giáp còn lại, diệt các ổ ung thư di căn và dùng hormon tuyến giáp thay thế để người bệnh về bình giáp đã mang lại kết quả tốt đẹp, tỷ lệ sống sau 5 năm đã đạt tới 95%.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh ung thư thì ung thư tuyến giáp có khả năng chữa khỏi cao hơn so với các loại ung thư khác.

4. Chế độ dinh dưỡng trước khi điều trị ung thư tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng trước khi điều trị ung thư tuyến giáp

Để chuẩn bị xạ hình hay xạ trị I131 trong K giáp, thông thường YBS khuyến cáo người bệnh (NB) mấy việc sau:

  • Ngừng uống hormon giáp: Trong thời gian 1-2 tháng để đảm bảo TSH> 30 pmol/L. Đối với muối thường: Muối thường chỉ chứa iod dưới dạng vết, thường thì 10gram muối thường có khoảng 40 microgam Iod, vì trong quá trình sản xuất muối, các phần tử iod lắng đọng ở nước chạt rồi chỉ còn một hàm lượng rất nhỏ iod trong muối mà thôi. Hơn thế nữa iod trong muối thường mất đi 45%  khi nấu ăn, chế biến nên ăn muối thường (không phải muối trộn iod) không ảnh hưởng đến xạ hình hay xạ trị.
  • Đối với gia vị khác như: bột canh thường, nước mắm thường và hạt nêm Knor cũng chứa hàm lượng iod không đáng kể vì muốn sản xuất những sản phẩm này phải cần muối thường mà muối thường bị phân hủy trong quá trình sản xuất và chế biến rồi.
  • Đối với các sản phẩm có bổ sung iod: như muối iod, nước mắm iod hay các sản phẩm có chứa iod như dong biển, các loại hải sản khi chế biến cũng mất đi 45% lượng iod có trong các sản phẩm này. Tuy nhiên, để an toàn cũng không nên ăn khi chuẩn bị xạ hình hay xạ trị trong khoảng thời gian 1-2 tuần.
  • Iod cơ thể con người: Iod đào thải qua nước tiểu nhanh chóng, hầu hết iod được dự trữ ở tuyến giáp đến 95% vì thế người ta thường ví tuyến giáp là: “vịnh chứa iod” vì iod là nguyên liệu để tổng hợp hóc môn T3 và T4. Khi đã cắt toàn bộ tuyến giáp thì iod không còn nhiều vai trò với cơ thể nữa nên uống viên iod, ăn muối iod cũng không có tác dụng nhiều với cơ thể, đặc biệt các TPCN hiện nay đang giao bán càng không có ý nghĩa với cơ thể con người.

Ung thư tuyến giáp, giống như nhiều bệnh ung thư khác, là một bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và lối sống, mặc dù bằng chứng chưa cho phép kết luận chắc chắn. Khi điều trị ung thư, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn như trên. Nhìn chung, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp là 98%. Sau 5 năm có nghĩa là khỏi và tỷ lệ tái phát rất thấp.

Khi bắt gặp những triệu chứng của ung thư tuyến giáp ở bạn hoặc người thân, bạn hoặc người thân nên đi khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa, bệnh viện phòng khám, bác sĩ nội tiết để được tư vấn, thăm khám và điều trị. Hiện nay tình hình dịch diễn biến phức tạp, đi lại khó khăn thì một phương án khác là bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được nhanh chóng chẩn đoán và điều trị bệnh, tránh có những biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/09/2021 - Cập nhật 13/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tất cả những điều cần biết về xét nghiệm anti Tg tuyến giáp

Tất cả những điều cần biết về xét nghiệm anti Tg tuyến giáp

Anti Tg là một loại kháng thể tự thân được sinh ra để chống lại protein tuyến giáp Tg, anti Tg tăng cao ở những người bị ung thư tuyến giáp. Chỉ số anti Tg có...

27/03/2022

8444 Lượt xem

4 Phút đọc

Ý nghĩa của xét nghiệm TSH đối với các bệnh lý của tuyến...

Ý nghĩa của xét nghiệm TSH đối với các bệnh lý của tuyến...

Để đánh giá chức năng tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không, bác sĩ thường chỉ định các loại xét nghiệm hormon giáp, trong đó không thể thiếu nồng độ...

27/03/2022

25700 Lượt xem

3 Phút đọc

Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng T4 trong máu

Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng T4 trong máu

Sự rối loạn của nồng độ hormon T4 trong máu là một cảnh báo không tốt đối với sức khỏe của tuyến giáp. Tùy theo từng giai đoạn bệnh lý, mức độ rối loạn mà có...

27/03/2022

3288 Lượt xem

4 Phút đọc

Định lượng chỉ số T3 đánh giá chức năng tuyến giáp như thế...

Định lượng chỉ số T3 đánh giá chức năng tuyến giáp như thế...

Bệnh lý tuyến giáp là một dạng rối loạn nội tiết phổ biến, đa số đều là bệnh lành tính, dễ hồi phục. Cùng với các thăm khám lâm sàng, xét nghiệm T3 tạo thành...

27/03/2022

9728 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG