Nội dung chính
  • 1. Mụn cóc là gì?
  • 2. Cách mà mụn cóc ở da lây lan
  • 3. Các loại mụn cóc trên da
  • 4. Mụn cóc ở da tồn tại trong bao lâu?
  • 5. Điều trị mụn cóc trên da như thế nào?
  • 6. Khi nào đến gặp bác sĩ?
  • 7. Dự phòng mụn cóc ở da?
Nội dung chính
  • 1. Mụn cóc là gì?
  • 2. Cách mà mụn cóc ở da lây lan
  • 3. Các loại mụn cóc trên da
  • 4. Mụn cóc ở da tồn tại trong bao lâu?
  • 5. Điều trị mụn cóc trên da như thế nào?
  • 6. Khi nào đến gặp bác sĩ?
  • 7. Dự phòng mụn cóc ở da?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mụn cóc trên da là gì? Các loại mụn cóc thường gặp và cách điều trị

Một số vấn đề về da thường gây ra nhiều phiền toái như mụn, nấm, sạm nắng, … Bên cạnh đó, mụn cóc cũng là bệnh ngoài da rất thường gặp. Vậy mụn cóc trên da là gì ? Các loại mụn cóc nào thường gặp và điều trị như thế nào? ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Mụn cóc là gì?
  • 2. Cách mà mụn cóc ở da lây lan
  • 3. Các loại mụn cóc trên da
  • 4. Mụn cóc ở da tồn tại trong bao lâu?
  • 5. Điều trị mụn cóc trên da như thế nào?
  • 6. Khi nào đến gặp bác sĩ?
  • 7. Dự phòng mụn cóc ở da?

1. Mụn cóc là gì?

Mụn cóc hay còn gọi là hạt cơm, là tình trạng tăng sinh thượng bì lành tính do HPV (viết tắt của Human Papillomavirus), tạo thành các sẩn nổi trên bề mặt da. Vấn đề mụn cóc đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước đây, chúng được phát hiện lần đầu trên xác ướp 3000 năm tuổi. Mụn cóc nói chung thường không nguy hiểm, nhưng tạo cảm giác xấu xí và rất dễ lây lan. Một vài loại mụn cóc cũng gây ngứa và đau đớn. 

Đối tượng dễ bị mụn cóc?

Các đối tượng sau đây dễ bị mụn cóc:

- Người mắc các bệnh mạn tính về da như chàm da, hoặc người hay cắn móng tay, móng chân. 

- Trẻ em và thanh thiếu niên.

- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu như người nhiễm HIV hoặc đang điều trị thuốc sinh học cho các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, bệnh Crohn.

2. Cách mà mụn cóc ở da lây lan

Mụn cóc rất dễ lây lan và đường lây chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với da, chẳng hạn như chạm vào mụn cóc sau đó chạm vào vùng khác trên cơ thể. Khi sử dụng chung những thứ như khăn tắm hoặc dao cạo đã chạm vào mụn cóc trên cơ thể bạn hoặc người khác cũng làm lây lan bệnh. 

Cách mà mụn cóc lây lan

Một điều thú vị là bạn có thể chạm hoặc hôn tất cả ếch và cóc mà bạn thích vì chúng sẽ không gây ra mụn có cho bạn. Mụn cóc xuất hiện ở mũi hoặc bất kì vị trí nào khác thì cũng không khiến bạn trở thành phù thủy.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

3. Các loại mụn cóc trên da

a. Mụn cóc thông thường

Những “hạt cơm” gắn trên da thịt này thường xuất hiện nhiều nhất ở mu bàn tay, ngón tay, vùng da xung quanh móng tay và bàn chân. Mụn cóc nhỏ, có kích thước như đầu đinh ghim cho đến hạt đậu và cảm giác như những vết sưng cứng, thô ráp. Trên mụn cóc có thể có những chấm màu đen có bản chất là cục máu nhỏ. Mụn cóc thông thường có màu sẫm hơn vùng da xung quanh. Thông thường, mụn có xuất hiện ở những vùng da bị thương tổn, chẳng hạn như do cắn móng tay.

Loại mụn có thông thường

b. Mụn cóc Plantar

Nếu bạn có cảm giác như có đá cuội trong giày, hãy kiểm tra lòng bàn chân của bạn. Mụn cóc Plantar mọc ở lòng bàn chân, cái tên Plantar xuất phát từ nghĩa duy nhất trong tiếng La tinh. Không giống như các mụn cóc khác, áp lực từ việc đi đứng khiến chúng “phát triển” vào sâu trong da. Khi sờ bạn chỉ nhận biết được một hoặc nhiều cụm, gọi là mụn cóc khảm. Vì chúng phẳng, dai và dày nên rất dễ nhầm lẫn với vết chai. Quan sát kĩ mụn cóc sẽ thấy các chấm đen trên bề mặt.

Loại mụn cóc Plantar

c. Mụn cóc phẳng

Sự khác biệt của loại mụn cóc này là chúng nhỏ, phẳng và “mềm mại” hơn các loại mụn cóc khác. Chúng có xu hướng phát triển với số lượng lớn, thường từ 20 đến 100 sẩn phẳng cùng một lúc. Mụn cóc phẳng thưởng xuất hiện ở vùng mặt của trẻ, vùng râu của nam giới và chân của nữ giới. Chúng còn nổi ở đùi hoặc cánh tay. Mụn cóc phẳng có thể hồng, hơi nâu hoặc hơi vàng.

Loại mụn cóc phẳng

d. Mụn cóc Filiform

Loại mụn có này phát triển nhanh và trông giống như sợi chỉ có gai hoặc bàn chải nhỏ. Chúng có xu hướng mọc ở mặt, xung quanh miệng, mắt, mũi nên gây khó chịu dù không đau. 

Ngoài các loại mụn cóc trên da, HPV còn gây ra mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà - loại bệnh lây qua đường tình dục bao gồm cả quan hệ bằng miệng và hậu môn. Sùi mào gà gặp ở cả 2 giới và có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư cổ tử cung hoặc ung thư dương vật. Khác với mụn cóc trên da, mụn cóc sinh dục là một bệnh lý cần phải điều trị kịp thời vì lợi ích của bản thân và cộng đồng.

Loại mụn cóc Filiform

4. Mụn cóc ở da tồn tại trong bao lâu?

Theo thời gian, cơ thể sẽ hình thành sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh, có thể phải mất vài tháng hoặc nhiều nhất là 2 năm để mụn cóc biến mất. Ở người lớn, mụn cóc tồn tại lâu hơn. Một số mụn cóc không bao giờ biến mất mà chưa lý giải được.

5. Điều trị mụn cóc trên da như thế nào?

Hầu hết các mụn cóc ở da đều vô hại và không cần can thiệp gì cả, trừ khi chúng gây đau đớn và mất thẩm mỹ. Hơn nữa, việc chờ đợi mụn cóc biến mất có thể phản tác dụng vì mụn cóc lớn hơn, mọc thêm nhiều mụn cóc mới hoặc lây cho người khác. Phương pháp điều trị được lựa chọn tùy vào loại mụn cóc, độ tuổi và sức khỏe của bạn. Nhiều trường hợp khi mụn cóc đã biến mất thì vẫn xuất hiện lại mụn cóc sau đó vì virus HPV vẫn tồn tại trên da của bạn. 

Mụn cóc có thể điều trị tại nhà nhưng nếu thực hiện không đúng kĩ thuật và phương pháp có thể sinh ra nhiều biến chứng, chẳng hạn như tình trạng nhiễm trùng lan rộng và khả năng lây lan sang các vị trí khác. Bên cạnh đó, để điều trị đạt hiệu quả cao, vấn đề quan trọng là phải điều trị đúng phương pháp và người bệnh phải  giữ vệ sinh, làm cho tổn thương khô, tránh môi trường ẩm ướt đồng thời tăng cường sức đề kháng. Tất cả các yếu tố này đóng vai trò thiết yếu trong việc phòng và trị mụn cóc. 

a. Vỏ chuối

Vỏ chuối chứa nhiều vitamin B6, B12, magie, kali và lutein. Vì vậy vỏ chuối từng chừng như là thứ bỏ đi nhưng lại rất hiệu quả trong việc điều trị mụn cóc. Phương pháp dân gian này thường được nhiều người áp dụng, bạn có thể thử trước khi đến điều trị với bác sĩ. Cách thực hiện là rửa qua mụn cóc bằng nước muối sau đó xay nhuyễn phần vỏ chuối đắp lên bề mặt mụn cóc, để qua đêm.

Điều trị mụn cóc bằng vỏ chuối

b. Miếng dán axit salicylic

Bạn phải sử dụng các sản phẩm gel hoặc miếng dán này hàng ngày, thường xuyên trong vài tuần. Chúng sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu bạn ngâm mụn cóc trong nước khoảng 15 phút trước sử dụng.

c. Kem bôi theo toa

Đối với mụn cóc cứng đầu, các loại kem lột có axit glycolic, axit salicylic mạnh hơn hoặc tretinoin có thể làm được điều đó. Diphencyprone (DCP) và imiquimod (Aldara) gây kích ứng da để khuyến khích hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động. 5-Fluorouracil là một loại thuốc điều trị ung thư có thể ngăn cơ thể bạn tạo ra các tế bào da thừa giống như cách ngăn khối u phát triển.

d. Đốt điện

Đốt điện bằng sóng cao được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mụn cóc ở những vị trí giải phẫu khó tiếp cận và kích thước dưới 1 cm. Ưu điểm của đốt điện là nhanh, đơn giản, tiết kiệm chi phí, khoét được sâu để lấy nhân tổn thương. Nhưng nhược điểm của kỹ thuật này là dễ bị nhiễm trùng và chảy máu.

e. Áp lạnh

Kỹ thuật này áp dụng với người lớn và trẻ lớn bị mụn cóc thông thường. Vì nito rất lạnh có thể gây đau nên thường không được sử dụng ở trẻ nhỏ. Việc điều trị được chia làm nhiều đợt. Sau phẫu thuật nếu tiếp tục điều trị bằng axit salicylic da sẽ nhanh lành hơn. Đốt nito lạnh cũng gây ra các đốm sáng trên những người có làn da sẫm màu.

f. Tiểu phẫu

Tiểu phẫu áp dụng cho các mụn có kích thước dưới 2 cm và ở vị trí bằng phẳng Các bác sĩ có thể đốt hay cắt sau khi họ gây tê vùng đó. Phẫu thuật điện đốt mụn cơm bằng điện tích qua đầu kim. Kỹ thuật này phù hợp cho mụn cóc thông thường, mụn cóc dạng sợi và mụn cóc bàn chân. Các bác sĩ Da liễu cũng có thể sử dụng tia laser. Ưu điểm của kĩ thuật này là lành vết thương tốt, ít nhiễm trùng nhưng chi phí cao.

g. Tiêm Bleomycin tại chỗ hoặc tiêm Interferon

Bác sĩ có thể dùng kim để đưa thuốc vào mụn cóc để giúp loại bỏ mụn. Bleomycin, một loại thuốc điều trị ung thư, có thể ngăn các tế bào bị nhiễm bệnh tạo ra nhiều hơn. Interferon tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại virus HPV tốt hơn, điển hình là đối với mụn cóc sinh dục. Phương pháp này thường không phải là lựa chọn đầu tiên của bác sĩ.

Điều trị mụn cóc bằng thuốc tiêm

6. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Khi bạn không chắc chắn những thay đổi trên da liệu có phải là mụn cóc hoặc mụn cóc không thuyên giảm khi điều trị tại nhà hoặc mụn cóc càng lúc càng lớn và gây đau đớn, hãy đến khám bác sĩ. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, bạn nên đến khám bác sĩ kiểm tra, không nên tự ý điều trị tại nhà.

Bạn nên đến thăm khám tại các chuyên khoa, bệnh viện Da liễu uy tín như: bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh viện Da liễu Hà Nội,....

7. Dự phòng mụn cóc ở da?

Hiện nay vẫn chưa có cách nào để ngăn ngừa mụn cóc, nhưng bạn có thể giảm khả năng mắc hoặc lây lan chúng:

• Không chạm, gắp hoặc gãi mụn cóc của bạn hoặc chạm vào của người khác.

• Rửa tay sau khi điều trị mụn cóc.

• Giữ cho mụn cóc bàn chân luôn khô ráo.

• Mang dép hoặc dép xỏ ngón không thấm nước trong phòng tắm công cộng, phòng thay đồ và xung quanh các hồ bơi công cộng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/07/2021 - Cập nhật 20/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các thuốc bôi điều trị mụn cóc trên da: Cơ chế, hiệu quả,...

Các thuốc bôi điều trị mụn cóc trên da: Cơ chế, hiệu quả,...

Mụn cóc trên da là bệnh da liễu dễ gặp phải ở nhiều người. Vậy điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu IVIE - Bác sĩ ơi qua bài viết...

17/11/2022

828 Lượt xem

4 Phút đọc

Mụn cóc trên da: Nguyên nhân, điều trị và dự phòng bệnh

Mụn cóc trên da: Nguyên nhân, điều trị và dự phòng bệnh

Mụn cóc ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

15/10/2022

656 Lượt xem

4 Phút đọc

Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ...

Mụn cóc sinh dục có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ...

Mụn cóc sinh dục là mụn nhỏ, mềm ở vùng hậu môn, sinh dục do vi khuẩn HPV gây nên. Đây là bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến những tác hại khôn lường. Bệnh này ...

20/07/2021

1659 Lượt xem

5 Phút đọc

Phân biệt mụn cóc sinh dục với mụn rộp sinh dục

Phân biệt mụn cóc sinh dục với mụn rộp sinh dục

Mụn cóc sinh dục và mụn rộp sinh dục là các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Hai bệnh lý này đều có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục nên rất dễ nhầm lẫn...

20/07/2021

2853 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG