Nội dung chính
  • 1. Bệnh dại là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh dại
  • 3. Nguồn bệnh, đường lây
  • 4. Triệu chứng của bệnh dại
  • 5. Cần làm gì khi bị động vật cắn?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh dại là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh dại
  • 3. Nguồn bệnh, đường lây
  • 4. Triệu chứng của bệnh dại
  • 5. Cần làm gì khi bị động vật cắn?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mùa nắng nóng: cảnh báo sự tăng cao số ca mắc bệnh dại

Tại Việt Nam hiện nay, thói quen nuôi chó mèo đều là thả rông, không xích, không rọ mõm khi ở những nơi công cộng. Trong khi đó việc tiêm phòng vaccin vẫn chưa được nhiều người quan tâm và chú ý đến. Từ đó, dẫn đến tình trạng có khá nhiều ca bệnh bị chó, mèo cắn rồi mức bệnh dại và nặng nhất là dẫn đến tử vong. Bệnh chủ yếu thành dịch bùng phát nhanh và mạnh vào khoảng tháng 5 đến tháng 8, thời tiết nắng nóng chính là một môi trường thuận lợi khiến bệnh phát triển.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh dại là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh dại
  • 3. Nguồn bệnh, đường lây
  • 4. Triệu chứng của bệnh dại
  • 5. Cần làm gì khi bị động vật cắn?

1. Bệnh dại là bệnh lý?

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú. Bệnh được lây truyền bằng các chất tiết nhiễm virus dại (thường là nước bọt qua vết cắn). Hiện nay chưa có biện pháp điều trị cho người mắc bệnh dại khi đã lên cơn. Người mắc bệnh dại chắc chắn dẫn đến tử vong.

Bệnh dại được mô tả khoảng 500 năm trước công nguyên. Thế kỷ 17. 18 phát hiện được bệnh lây truyền là do nước bọt của chó bị bệnh dại. Năm 1885, nhà bác học người Pháp L. Pasteur đã nghiên cứu thử nghiệm thành công vaccin dại, mở ra một kỷ nguyên mới trong công cuộc phòng chống bệnh dại.

2. Tác nhân gây bệnh dại

Virus dại thuộc họ Rhabdomirus, chủng Lyssa, có ARN, hình viên đạn, đường kính 75-80 nm. Sức đề kháng của virus yếu, dễ bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, sức nóng, nhạy cảm với xà phòng và formol.

Virus dại có nhiều trong nước bọt, nước tiểu, dịch não tuỷ của súc vật bị bệnh. Virus xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, xây xước ngoài da (virus cũng có thể lây truyền qua ghép giác mạc).

Virus dại có nhiều trong nước bọt, nước tiểu, dịch não tuỷ của súc vật bị bệnh.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Nguồn bệnh, đường lây

a. Nguồn bệnh

Bệnh dại là bệnh của súc vật, phần lớn ổ chứa virus dại là chó hoang dã và chó nhà. Ngoài ra, ổ chứa virus còn ở mèo, chồn, cầy và các loài động vật có vú khác như loài dơi quỷ ở Nam Mỹ.

b. Đường lây

Người mắc bệnh do bị nhiễm virus từ súc vật bị dại qua vết cắn.

Có 2 thể dịch tễ: thể thành thị lan truyền chủ yếu do chó, mèo không được tiêm phòng và thể hoang dã lan truyền chủ yếu do các loài động vật hoang dại như chồn hôi, chó sói, cáo, gấu, cầy và dơi

Ở Việt Nam: tỷ lệ mắc có giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn là một trong những nước có lưu hành bệnh dại cao. Ô chứa virus chủ yếu là chó nhà, hiếm thấy ở mèo. Nguyên nhân chính vẫn là do tập quán nuôi chó ở các vùng nông thôn. Cho đến nay việc quản lý và tiêm phòng dại cho chó vẫn chưa tốt, hơn nữa nhận thức của người dân về tiêm phòng vaccin dại sau khi bị chó cắn còn hạn chế.

4. Triệu chứng của bệnh dại

a. Nung bệnh

Không có triệu chứng lâm sàng.

Thời kỳ nung bệnh của bệnh dại rất thay đổi. Trung bình khoảng 40 ngày. Tối thiểu là 7 ngày, tối đa có thể tới 1 năm hoặc hơn. Thời kỳ nung bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào số lượng của virus xâm nhập vào cơ thể, tình trạng vết cắn, sự đề kháng của vật chủ và khoảng cách từ chỗ vết cắn đến hệ thần kinh trung ương. 

b. Khởi phát

Xảy ra 2-4 ngày trước khi cơn dại xuất hiện. Có thể có một số tiền triệu:

Thay đổi tính tình: bệnh nhân mất ngủ, bồn chồn, có lúc thảng thốt, lo âu, buồn bã hoặc nói nhiều. Có thể tìm cách xa lánh hoặc cách ly người xung quanh.

Dị cảm nơi bị cắn: tê bì, nhức, co cứng cơ...

Một số biểu hiện khác như chán ăn, mệt mỏi, sốt, đau mỏi cơ bắp và một số dấu hiệu ít gặp hơn như: đau đầu, bí đái, buồn nôn, đau bụng Một số yếu tố thuận lợi:

- Có sang chấn về tâm lý như lo lắng, vui hoặc buồn... 

- Thực thể: sau tai nạn, phẫu thuật...

c. Toàn phát

Bệnh dại ở người thường xuất hiện dưới 2 thể

Bệnh dại ở người thường xuất hiện dưới 2 thể lâm sàng:

  • Thể hung dữ. 
  • Thể liệt.

- Thể hung dữ

Là thể hay gặp nhất, chiếm 80%. Hầu hết các trường hợp đều có các biểu hiện của kích thích hành tuỷ:

  • Rối loạn hô hấp: bệnh nhân có thay đổi nhịp thở, thở dồn dập không đều, thở dài hoặc nói nhiều, nói đứt hơi hổn hển.
  • Sợ nước và sợ gió: bệnh nhân không dám uống nước mặc dù đói khát và sợ quạt gió mặc dù thời tiết nóng bức.
  • Dần dần xuất hiện các cơn co thắt họng và thanh quản, đặc biệt khi uống nước hoặc có gió thổi, khi đưa thức ăn, nước uống lên miệng gây co thắt họng, thanh quản làm bệnh nhân sợ hãi, nấc lên không ăn uống được. Đây là dấu hiệu “Thít thanh quản”.
  • Tăng kích thích các giác quan: mắt sáng long lanh, tại rất thính. Bệnh nhân sợ ánh sáng và tiếng động, nên hay tìm nấp vào chỗ tối, yên tĩnh.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: huyết áp dao động, da xanh tái vã mồ hôi, đồng tử giãn hoặc không đều 2 bên. Tăng tiết nước bọt đi kèm sợ nước làm bệnh nhân khạc nhổ liên tục.
  • Cương đau dương vật và xuất tinh tự nhiên là biểu hiện hay gặp ở nam giới.

Toàn trạng: 

  • Bệnh nhân thường không tốt, nhưng có thể sốt rất cao hoặc gai rét. 
  • Tinh thần: bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong giai đoạn đầu, về sau có thể giãy dụa, đập phá, kêu rú lên rồi đi vào hôn mê,... thuốc an thần hầu như không có tác dụng.

Tiến triển: trong vòng từ 2-6 ngày kể từ khi lên cơn dại, bệnh nhân tử vong do ngừng thở và ngừng tim có liên quan với tổn thương trung tâm hành tuỷ. Nếu có các phương tiện hồi sức và hô hấp hỗ trợ, bệnh nhân có thể sống kéo dài hơn một vài ngày, kết cục vẫn là tử vong.

- Thể liệt

Thể này dễ bỏ qua, hoặc chẩn đoán nhầm. Chiếm khoảng 20%.

Là liệt kiểu hướng thượng (Landry), liệt từ chân lan dần lên trên, cuối cùng liệt hành tuỷ và tử vong.

  • Lúc đầu là đau dọc xương sống, đau 2 chân, đi yếu rồi liệt. 
  • Bí đại tiểu tiện. 
  • Bụng chướng dẫn.
  • Liệt các cơ hô hấp, liệt tay, nuốt sặc, liệt hành tuỷ và tử vong.
  • Có thể có biểu hiện của viêm não- tuỷ cấp

Diễn biến của thể liệt: nếu có các phương tiện hô hấp hỗ trợ, có thể kéo dài

hơn thế hung dữ nhưng không quá 13 ngày.

- Thể dại ở trẻ em

  • Thể hung dữ: diễn biến thầm lặng hơn, ít khi đập phá, kích động. Dấu hiệu sợ nước sợ gió không rõ rệt. Trẻ khó chịu, bồn chồn, hết nằm lại ngồi, nôn oẹ, chướng bụng, trụy tim mạch rồi tử vong. Khai thác tiền sử bị chó cắn thường không rõ ràng, gây khó khăn cho chẩn đoán. 
  • Thể liệt: cũng là liệt hướng thượng Landry, rối loạn hành tuỷ và tử vong.

Cần phân biệt với bại liệt.

Cần làm gì khi bị động vật cắn?

5. Cần làm gì khi bị động vật cắn?

Nếu bị chó, mèo cắn, cào hoặc liếm thì người bệnh nên được sơ cứu ngay nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh dại.

Việc sơ cứu bằng cách rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch; sau đó tiếp tục rửa lại bằng cồn 70%, cồn Iod hoặc Povidone, Iodine. Lưu ý hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

Đồng thời, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm ngừa dại kịp thời. Đặc biệt, nạn nhân bị chó, mèo cắn tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa và không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4426 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1264 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

931 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1198 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG