Nội dung chính
  • 1. Lỵ trực khuẩn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Lỵ trực khuẩn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mùa nắng nóng: Cẩn thận bệnh lỵ trực khuẩn

Bệnh lỵ trực khuẩn: bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Shigella gây ra, đường tiêu hóa là phương thức lây truyền bệnh. Bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy nhiều lần, phân nhầy máu. Từ đó dẫn đến hậu quả mất nước, rối loạn điện giải. Nguy hiểm nhất là dẫn đến tình trạng từ vong. Bệnh bùng dịch vào khoảng mùa hè, ruồi nhặng phát triển gây nguy cơ cao lây nhiễm bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Lỵ trực khuẩn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đặc điểm của bệnh

1. Lỵ trực khuẩn là bệnh lý?

Tiêu chảy là triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn.

Tiêu chảy là triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn.

Ly trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hoá, do trực khuẩn Shigella gây ra. Trực khuẩn Shigella chiếm từ 5 - 15% tổng số các căn nguyên tiêu chảy và là nguyên nhân chính gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Shigella có thể gây thành từng vụ dịch tiêu chảy, hay gặp ở các nước đang phát triển. Trên lâm sàng, bệnh lỵ trực khuẩn được biểu hiện bằng hội chứng lỵ gồm đau bụng quặn, mót rặn, tiêu chảy phân nhầy máu và có kèm theo sốt. Bệnh cảnh lâm sàng của lỵ trực khuẩn có thể rất khác nhau, từ thể tiêu chảy thoáng qua đến thế điển hình có hội chứng lỵ. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ. Hiện nay, tình trạng kháng thuốc của Shigella khá phổ biến trên toàn cầu và là nguyên nhân gây tăng tỷ lệ tử vong của bệnh.

2. Tác nhân gây bệnh

- Đặc điểm vi khuẩn

Shigella là trực khuẩn gram âm thuộc họ Enterobateriaceae, không di động, lên men đường glucose tạo ra acid nhưng không sinh hơi, không sinh H2S và không lên men đường lactose, có kháng nguyên 0. Dựa vào đặc điểm kháng nguyên 0 và các đặc tính sinh hoá, các vi khuẩn Shigella được chia thành 4 nhóm:

- Nhóm A: Shigella dysenteriae có 15 týp huyết thanh 

- Nhóm B: Shigella flexnerị có 8 týp huyết thanh và 9 dưới týp 

- Nhóm C: Shigella boydii có 19 týp huyết thanh 

- Nhóm D: Shigella sonnei có 1 týp huyết thanh.

Hai nhóm S, dysenteriae và S. flexneri phổ biến ở các nước đang phát triển và gây thành các vụ dịch lớn, trong đó Shigella dysenteriae typ 1 (còn gọi là trực khuẩn Shiga) gây bệnh cảnh lâm sàng nặng và có tỷ lệ tử vong cao hơn các týp khác. Hai nhóm S. boydii và S. sonnei có bệnh cảnh lâm sàng nhẹ hơn, thường gây tiêu chảy nhẹ, diễn biến ngắn. S. sonnei thường gặp ở các nước đã phát triển, gây dịch tại các trung tâm nuôi dạy trẻ ban ngày.

Vi khuẩn thích hợp với nơi khô ráo, ở nhiệt độ thích hợp sống được nhiều tháng trong thức ăn và nước. 

- Độc tố

Các Shigella có 2 loại độc tố:

  • Nội độc tố
  • Ngoại độc tố

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Đặc điểm của bệnh

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm trên toàn cầu có khoảng 200 triệu trường hợp mắc bệnh lỵ trực trùng và 650.000 trường hợp tử vong, 90% số trường hợp gặp ở các nước đang phát triển và chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh lưu hành ở châu Á, Trung và Nam Phi, Trung Mỹ, hay gặp ở các nước có điều kiện sống thấp, vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém hiệu quả. Từ năm 1969 đến nay, S.dysenteria typ 1 gây thành nhiều vụ dịch ở các lục địa trên và có tỷ lệ tử vong cao do chủng vi khuẩn đa kháng thuốc.

- Nguồn bệnh

Vật chủ duy nhất của bệnh: con người.

Vật chủ duy nhất của bệnh: con người.

Người là vật chủ duy nhất, là nguồn gây bệnh trong cộng đồng. Trong giai đoạn cấp, người bệnh thải 10°. 10° vi khuẩn trong 1 gam phân. Những thể nhẹ, không được chẩn đoán và điều trị, có thể thải ra 10° vi khuẩn trong 1 gam phân, kéo dài trong 6 tuần và là nguồn lây bệnh quan trọng trong cộng đồng. Không có tình trạng mang vi trùng mạn tính. Tuy nhiên, riêng người nhiễm HIV giai đoạn AIDS có thể thải vi khuẩn trong nhiều năm.

- Đường lây truyền

Vi khuẩn Shigella thường lây trực tiếp từ người sang người qua đường phân miệng trong cùng một gia đình hoặc trong cùng nhà trẻ. Shigella cũng có thể lây trực tiếp trong quan hệ đồng tính nam và là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở người đồng tính nam.

Shigella cũng có thể lây truyền gián tiếp qua trung gian như đồ dùng, thực phẩm, nước, ruồi nhặng. Vi khuẩn được tìm thấy trên nhiều đồ dùng của người bệnh, đặc biệt là bồn vệ sinh, hoặc trong nước ao hồ, bể bơi bị nhiễm phân của người bệnh.

- Cơ thể cảm thụ

Trẻ < 5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh.

Trẻ < 5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh.

Đối tượng hay mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi, do liên quan với vệ sinh ăn uống và do chưa có đáp ứng miễn dịch mắc phải, nữ gặp nhiều hơn nam. Trong vụ dịch, trẻ dưới 6 tháng hiếm khi bị bệnh do có kháng thể từ sữa mẹ.

- Mùa

Tại Việt Nam, bệnh có xu hướng xuất hiện quanh năm ở miền nam. Tại , miền bắc, bệnh có xu hướng xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết nóng nực, nơi có điều kiện vệ sinh thấp và thường tạo thành các vụ dịch nhỏ.

- Tập quán và điều kiện môi trường

Các tập quán sinh hoạt không hợp vệ sinh, như không đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm khuẩn, xử lý chất thải không hợp vệ sinh là những điều kiện thuận lợi gây dịch trong cộng đồng. Bệnh thường xuất hiện tản phát trong các tập thể, nhà dưỡng lão, trung tâm nuôi trẻ, trường học, ký túc xá, nhà giam...

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4451 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1289 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

946 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1216 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG