Nội dung chính
  • 1. Phác đồ điều trị bệnh nhân lao mới
  • 2. Phác đồ điều trị lại
  • 3. Phác đồ điều trị lao trẻ em
  • 4. Điều trị các trường hợp đặc biệt
  • 5. Điều trị bệnh lao ở Việt Nam
Nội dung chính
  • 1. Phác đồ điều trị bệnh nhân lao mới
  • 2. Phác đồ điều trị lại
  • 3. Phác đồ điều trị lao trẻ em
  • 4. Điều trị các trường hợp đặc biệt
  • 5. Điều trị bệnh lao ở Việt Nam
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Một số phác đồ cho từng trường hợp trong điều trị bệnh lao

Công thức điều trị là sự phối hợp các thuốc chống lao với nhau, tùy theo thể bệnh và giai đoạn điều trị mà sự phối hợp cũng như cách sử dụng thuốc có khác nhau. Sự phối hợp này dựa trên cơ sở khoa học và các nghiên cứu ứng dụng lâm sàng, dựa trên các khuyến cáo của Hiệp hội chống lao quốc tế, đó là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế lâm sàng của nhiều quốc gia trên thế giới. Một công thức có hiệu quả là đạt được tỷ lệ khỏi bệnh cao, ít tai biến trong điều trị, dễ thực hiện và giá thành hạ.
Nội dung chính
  • 1. Phác đồ điều trị bệnh nhân lao mới
  • 2. Phác đồ điều trị lại
  • 3. Phác đồ điều trị lao trẻ em
  • 4. Điều trị các trường hợp đặc biệt
  • 5. Điều trị bệnh lao ở Việt Nam

Chương trình phòng chống lao quốc gia Việt Nam qua từng thời kỳ đã áp dụng những công thức và phác đồ điều trị khác nhau tùy theo hoàn cảnh kinh tế, xã hội và khả năng hoạt động của mạng lưới chống lao.

Hiện nay Chương trình Chống lao quốc gia đã và đang thực hiện trên toàn lãnh thổ Chiến lược phòng Chống lao do Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo đó là chiến lược DOTS- Directly Observed Treatment Short Course, có nghĩa là điều trị hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp.

1. Phác đồ điều trị bệnh nhân lao mới

Chỉ định: tất cả các trường hợp bệnh nhân lao mới được phát hiện và điều trị lần đầu.

Công thức: 2SRHZ/ 6HE

Trong 2 tháng đầu bệnh nhân được dùng thuốc hàng ngày với 4 loại thuốc lao: streptomycin, rifampicin, isoniazid, pyrazinamid. Đến 6 tháng tiếp theo bệnh nhân được dùng 2 loại thuốc isoniazid và ethambutol hàng ngày.

2. Phác đồ điều trị lại

Chỉ định: dùng cho các trường hợp thất bại hay tái phát của công thức điều trị bệnh nhân lao mới.

Công thức: 2SRHZE/ 1RHZE/ 5R3H3E3

Bệnh nhân được sử dụng 5 loại thuốc lao Streptomycin, rifampicin, isoniazid, pyrazinamid, ethambutol, hàng ngày trong 2 tháng đầu. Tháng thứ 3 dùng 4 loại thuốc lao rifampicin, isoniazid, pyrazinamid, ethambutol hàng ngày. Đến 5 tháng tiếp theo bệnh nhân được dùng thuốc 3 lần trong 1 tuần với 3 loại thuốc lao rifampicin, isoniazid, ethambutol. Tổng thời gian điều trị là 8 tháng.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Phác đồ điều trị lao trẻ em

Phác đồ điều trị lao trẻ em

Chỉ định: tất cả trường hợp lao trẻ em.

Công thức: 2RHZE/ 4RH.

Dùng 3 loại thuốc rifampicin, isoniazid, pyrazinamid, ethambutol hàng ngày trong 2 tháng đầu; 4 tháng tiếp theo dùng 2 loại thuốc lao rifampicin và isoniazid hàng ngày. Đối với những thể lao nặng như: lao kê, lao xương khớp, lao màng não, có thể bổ sung streptomycin trong 2 tháng tấn công.

4. Điều trị các trường hợp đặc biệt

Điều trị các trường hợp đặc biệt

- Các trường hợp lao nặng: Lao kê, lao màng não, lao xương khớp có biến chứng thần kinh đe dọa tính mạng bệnh nhân có thể kéo dài thời gian điều trị tấn công và duy trì.

- Các trường hợp lao ngoài phổi: Ngoài thuốc chống lao cần áp dụng các phương pháp điều trị kết hợp như chọc hút dịch đối với lao màng phổi, lao màng bụng…, phẫu thuật hoặc bó bột trong một số thể lao xương khớp, bóc tách hạch trong lao hạch ngoại biên…

- Điều trị lao ở phụ nữ có thai và cho con bú:

Không sử dụng streptomycin cho phụ nữ có thai vì streptomycin có thể gây điếc cho trẻ em từ khi còn trong bụng mẹ như điếc bẩm sinh. Công thức điều trị cho phụ nữ có thai và cho con bú là 2RHZ/ 4HR.

Người mẹ vẫn cho trẻ bú bình thường. Nếu mẹ lao phổi AFB dương tính, cho trẻ dự phòng bằng isoniazid.

- Những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh gan, thận: 

Cần xét nghiệm chức năng gan, thận trước khi điều trị và trong quá trình điều trị để chọn thuốc, thay đổi thuốc và liều lượng cho phù hợp.

- Những thể lao cần sử dụng corticoid: như lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, lao hạch, lao toàn thể… để điều trị triệu chứng và phòng di chứng dày dính.

- Lao và HIV:

Tác động giữa lao và HIV dẫn đến sự bùng nổ số bệnh nhân trong khu vực có HIV. Người đã nhiễm lao đồng nhiễm thêm HIV sẽ chuyển thành bệnh cao gấp 30 lần với so với những người chỉ nhiễm lao đơn thuần 1 năm. Bệnh lao làm giảm thời gian sống của những người có HIV. Sử dụng phác đồ điều trị ngắn ngày ở bệnh nhân lao/HIV dương tính có kết quả như đối với các bệnh nhân khác.

5. Điều trị bệnh lao ở Việt Nam

Điều trị bệnh lao ở Việt Nam

Bệnh lao ở Việt Nam vẫn là một vấn đề trầm trọng. Việt Nam được xếp là 1 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên thế giới. Chương trình chống lao quốc gia đã thực hiện điều trị lao cho các bệnh nhân theo chương trình khuyến cáo của Hiệp hội chống lao quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới. Từ năm 1998 chương trình chống lao đã tiến hành điều trị có kiểm soát- DOTS cho tất cả các bệnh nhân lao trên toàn quốc và đã thu được những kết quả khả quan. Hiện nay điều trị có kiểm soát đã được phủ trên toàn quốc, tỷ lệ điều trị khỏi đạt > 90%. Tuy nhiên qua điều tra về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lao tại Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng số bệnh nhân nhiễm phải các vi khuẩn lao kháng thuốc. Theo kết quả điều tra 1996-1997 tỷ lệ bệnh nhân kháng thuốc chung là 32,5%, trong đó kháng đa thuốc: gồm kháng rifampicin và isoniazid chiếm 2,3%. Nhưng kết quả điều tra 2001-2002 cho thấy tỷ lệ kháng thuốc chung là 28,4%, tỷ lệ kháng đa thuốc là 3%. Từ những kết quả nghiên cứu chương trình chống lao quốc gia Việt Nam đã chủ trương triển khai chương trình ‘DOTS plus’ nghĩa là sử dụng thuốc chống lao loại 2 phối hợp với các thuốc chống lao loại 1 trong điều trị bệnh nhân lao kháng thuốc.

Bước đầu chương trình này được triển khai thí điểm ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/11/2021 - Cập nhật 27/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Một số phác đồ cho từng trường hợp trong điều trị bệnh lao

Một số phác đồ cho từng trường hợp trong điều trị bệnh lao

Công thức điều trị là sự phối hợp các thuốc chống lao với nhau, tùy theo thể bệnh và giai đoạn điều trị mà sự phối hợp cũng như cách sử dụng thuốc có khác...

27/11/2021

1203 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG