Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân do tổn thương là thành
  • 2. Nguyên nhân do tổn thương lá tạng
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân do tổn thương là thành
  • 2. Nguyên nhân do tổn thương lá tạng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Một số nguyên nhân gây tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi: thể bệnh cấp cứu hàng đầu trong các bệnh lý hô hấp, lao phổi.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân do tổn thương là thành
  • 2. Nguyên nhân do tổn thương lá tạng

 

Giải phẫu, sinh lý bệnh màng phổi

- Giải phẫu, sinh lý màng phổi

Màng phổi được tạo thành bởi hai lá: 

  • Lá thành bọc lót mặt trong của lồng ngực. 
  • Lá tạng bao phủ toàn bộ mặt ngoài phổi và các rãnh liên thuỳ. .

Hai lá này tạo nên mỗi bên phổi một khoang màng phổi riêng rẽ nhau. Bình thường khoang màng phổi là một khoang ảo, trong khoang chỉ có một ít dịch đủ để cho hai lá thành và lá tạng trượt lên nhau trong quá trình hô hấp. Không có khí trong khoang màng phổi. Áp lực khoang màng phổi so với áp suất khí quyển bên ngoài là áp lực âm, nguyên nhân là do xu thế co lại của nhu mô phổi và giãn ra của lồng ngực. 

- Sinh lý bệnh của tràn khí màng phổi

Bình thường áp suất trong khoang màng phổi âm tính từ 8 đến 9mmHg trong thì thở vào, -3 đến 6mmHg ở thì thở ra. Khi có khí lọt vào khoang màng phổi làm áp suất âm này mất đi, nếu áp suất trong khoang màng phổi ngang bằng với áp suất khí trời hoặc cao hơn (áp lực dương) sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây rối loạn thông khí kiểu hạn chế. Mặt khác phần phổi bên đối diện cũng giảm hoạt động do trung thất bị đầy sang phía phổi lành và khuynh hướng tự co lại của phổi lành kéo trung thất sang phía bên đó. Áp lực âm tính trong lồng ngực giúp cho máu tĩnh mạch trở về tim được thuận lợi, khi bệnh nhân bị TKMP, áp lực âm này mất đi làm cản trở máu tuần hoàn trở về tim.

Nguyên nhân do tổn thương là thành

1. Nguyên nhân do tổn thương là thành

- Chấn thương, đụng dập lồng ngực, gãy xương sườn, vết thương lồng ngực, sức ép....

- Tai biến của một số thủ thuật để lọt khí vào trong khoang màng phổi khi tiến | hành các thủ thuật như chọc hút dịch màng phổi, sinh thiết màng phổi, chọc tĩnh mạch dưới đòn, ép tim ngoài lồng ngực, mở khí quản, đặt ống nội khí quản ...

- Tổn thương dưới cơ hoành khi đụng giập bụng, áp xe dưới cơ hoành, áp xe gan | lan qua cơ hoành vào màng phổi thành làm tổn thương màng phổi thành.

- Thủng, rách thực quản và màng phổi trung thất do dị vật (hay gặp do hóc xương), áp xe quanh thực quản.

2. Nguyên nhân do tổn thương lá tạng

- Do tổn thương phế nang: 

  • Vỡ các bóng phế nang trong giãn phế nang, hen phế quản, ho gà.
  • Tổn thương phế nang trong lao phổi, áp xe phổi, nhiễm tụ cầu phổi, hít phải hoá chất độc, thở máy (nhất là thở máy với áp lực dương liên tục)...

- Do tổn thương tiểu phế quản, phế quản: lao phổi, phế quản phế viêm lao, viêm phế quản mạn tính, áp xe phổi, vỡ kén phế quản ...

Nguyên nhân tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi tự phát

  • Tràn khí màng phổi nguyên phát: Vỡ bóng khí dưới màng phổi.
  • Tràn khí màng phổi thứ phát: Bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế nang, hen phế quản, viêm phổi, lao phổi, phổi xơ hóa kén, các nguyên nhân khác.

Tràn khí màng phổi chấn thương

Tràn khí màng phổi chấn thương

  • Tràn khí màng phổi không liên quan thủ thuật y tế: Chấn thương ngực kín, hở.
  • Tràn khí màng phổi liên quan thủ thuật y tế: Chọc màng phổi, sinh thiết màng phổi, sinh thiết xuyên thành phế ngực, sinh thiết xuyên thành ngực, đặt tĩnh mạch trung tâm, thở máy.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Triệu chứng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi

Triệu chứng lâm sàng

  • Toàn thân: Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, bệnh nhân thường không có triệu chứng toàn thân gì đặc biệt.
  • Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát: Gầy sút cân, mệt mỏi, suy dinh dưỡng 

Triệu chứng cơ năng: Khởi phát đột ngột với các triệu chứng đau ngực, khó thở.

  • Đau ngực là triệu chứng thường gặp, xảy ra một cách đột ngột, xuất hiện sau một chấn thương hay sau một gắng sức, một cử động mạnh hoặc tự nhiên xuất hiện. Mức độ đau rất khác nhau, từ âm ỉ cho tới dữ dội, đau tăng lên khi bệnh nhân hít vào, khi họ, khi nói to.
  • Khó thở thường xuất hiện cùng với đau ngực. Mức độ khó thở phụ thuộc vào mức độ tràn khí màng phổi, khả năng bù trừ của bên phổi còn lại. Biểu hiện trên lâm sàng từ cảm giác khó thở nhẹ, khó thở khi gắng sức, khó thở liên tục cho đến khó thở dữ dội.
  • Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác như: hoảng hốt, lo lắng, vã mồ hôi, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tụt 

Tràn khí màng phổi: thể bệnh cấp cứu hàng đầu trong các bệnh lý hô hấp, lao phổi. gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, gây nên các biến chứng nếu không được chữa kịp thời. Khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh có thể đặt khám với bác sĩ chữa lao phổi giỏi ở Hà Nội để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặt lịch khám với bác sĩ lao phổi, hô hấp giỏi


Cận lâm sàng:

Cận lâm sàng:

  • Chụp X Quang phổi
  • Đo áp lực trong khoang màng phổi
  • Siêu âm màng phổi
  • Soi màng phổi
  • Chụp cắt lớp ngực
  • Một số xét nghiệm khác: Điện tim, xét nghiệm đờm, xét nghiệm công thức máu.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị theo phác đồ và thực hiện các thủ thuật y tế. Bên cạnh đó cần nâng cao sức khỏe người bệnh và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất nhằm phòng tránh được các yếu tố gây bệnh có thể xảy ra.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2021 - Cập nhật 08/03/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Ngoài thể lao tổn thương ở phổi, thì lao còn có tổn thương ở nhiều bộ phận khác. Trong thể lao ngoài lồng ngực: lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu. Ở trẻ...

28/11/2021

1293 Lượt xem

5 Phút đọc

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

28/11/2021

1081 Lượt xem

5 Phút đọc

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1318 Lượt xem

4 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao màng phổi

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao màng phổi

Ngoài quá trình tuân thủ phác đồ điều trị, thời gian nghỉ ngơi đúng nguyên tắc được đề ra, thì bên cạnh đó người mắc bệnh lao phổi cũng cần đặt ra và đạt được...

28/11/2021

2365 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG