Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Bệnh gây ra những biến chứng gì ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh?
  • 3. Hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường
  • 4. Triệu chứng cần được lưu ý khi mắc bệnh
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Bệnh gây ra những biến chứng gì ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh?
  • 3. Hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường
  • 4. Triệu chứng cần được lưu ý khi mắc bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Một số hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân đối với người mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, diễn biến âm thầm và phố biển trên toàn cầu Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi.Tình hình kiểm soát đái tháo đường ở Việt Nam còn nhiều thách thức, chỉ có hơn 31% người đái tháo đường được chẩn đoán; và trong số bệnh nhân được chẩn đoán chỉ có gần 29% người được điều trị. Tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm.
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Bệnh gây ra những biến chứng gì ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh?
  • 3. Hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường
  • 4. Triệu chứng cần được lưu ý khi mắc bệnh

1. Đái tháo đường là bệnh lý như thế nào?

- Theo TCYTTG 1999: "Đái tháo đường (ĐTĐ) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai".

- Theo TCYTTG 2002: “ĐTĐ là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh”.

- Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2004: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”.

2. Bệnh gây ra những biến chứng gì ảnh hưởng tới cơ thể người bệnh?

a. Biến chứng mãn tính

  • Biến chứng mắt
  • Biến chứng về tim mạch
  • Biến chứng về thần kinh
  • Biến chứng về thận
  • Biến chứng nhiễm trùng

b. Biến chứng cấp tính

Hạ đường huyết

Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:

  • Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).
  • Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
  • Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
  • Uống nhiều rượu, bia.

Nếu hạ đường huyết nặng, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

Hôn mê

Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. 

Một trong số những biến chứng đó phải kể đến ‘’bàn chân đái tháo đường’’, triệu chứng của biến chứng này có thể thay đổi từ người này sang người khác và phụ thuộc vào các vấn đề cụ thể mà người bệnh đang gặp phải vào thời điểm đó.

bàn chân đái tháo đường

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 19003367 hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

3. Hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường

Rửa và giữ chân khô thoáng hàng ngày

Rửa và giữ chân khô thoáng hàng ngày

  • Sử dụng các loại xà phòng nhẹ
  • Sử dụng nước ấm.
  • Vỗ nhẹ da cho khô; không nên chà xát trong quá trình làm khô. chân.
  • Sau khi rửa chân xong, sử dụng kem dưỡng da để ngăn ngừa việc khô nứt da. Không bôi kem dưỡng da vào giữa hai ngón chân

Kiểm tra bàn chân hàng ngày

  • Kiểm tra bàn chân cả mặt trên và mặt dưới. Phải có người khác kiểm tra giúp nếu không thể tự kiểm tra được.
  • Kiểm tra xem có bị khô và nứt nẻ không.
  • Kiểm tra những nơi bỏng rộp, ngứa, vết cắt hoặc lở loét
  • Kiểm tra xem có bị đỏ, tăng nhiệt độ hoặc bị đau khi chạm vào bất kì vùng da nào bàn chân.
  • Kiểm tra móng chân có bị mọc vào trong, có hạt sừng và chai chân không.
  • Nếu bạn bị bỏng rộp hoặc lở loét do giày của bạn, thì bạn phải bỏ ngay lập tức và bạn hãy băng chân lại và sử dụng loại giày khác.

Chăm sóc móng chân

  • Cắt móng chân sau khi tắm xong, và khi móng chân mềm.
  • Cắt móng chân thẳng và dũa mịn với dũa móng chân.
  • Tránh cắt vào các góc của móng chân
  • Không cắt vào phần biểu bì
  • Bạn có thể cần có nhân viên y tế chuyên biệt để cắt móng chân cho bạn

Cẩn thận khi luyện tập

  • Đi bộ và luyện tập với những đôi giày phù hợp.
  • Không luyện tập khi bạn có những vết lở loét ở chân.

Bảo bàn chân bạn với giày và tất

  • Không bao giờ đi chân trần. Luôn luôn bảo vệ bàn chân bằng giày hoặc đi dép có nền cứng
  • Tránh đi giày cao gót và giày mũi nhọn
  • Tránh đi những loại giày hoặc guốc để hở ngón chân. Những loại giày dép này có thể tăng nguy cơ chấn thương và nhiễm trùng cho chân bạn.
  • Sử dụng loại giày mới với những loại tất mà bạn vẫn thường dùng.
  • Không sử dụng loại giày mới hơn 1 giờ đồng hồ ngay lần đầu sử dụng.
  • Thay tất của bạn hàng ngày.
  • Quan sát và thử  giày của bạn trước khi đưa chân vào để đảm bảo không có những vật lạ và vùng gồ ghề, thô ráp.
  • Tránh những loại tất chật.
  • Sử dụng những loại tất sợi tự nhiên ( cotton, len, hoặc lẫn cotton và len).
  • Sử dụng những loại giày đặc biệt nếu bác sĩ khuyến cáo.
  • Sử dụng các loại giày/bốt bảo vệ bàn chân khỏi nhiều loại thời tiết (lạnh, ẩm…).
  • Đảm bảo các loại giày của bạn thật phải thật vừa khít. Nếu bạn bị tổn thương thần kinh, bạn có thể không biết là giày của bạn quá chặt thì bạn nên thực hiện test giày dép bên dưới.

Thử giày dép

  • Đứng trên một miếng giấy. (đảm bảo là đứng chứ không ngồi do bàn chân sẽ chuyển trạng thái khi đứng).
  • Vẽ lại đường viền quanh bao chân bạn.
  • Vẽ lại đường viền giày của bạn.So sánh hai vết để xem liệu khoảng trống của giày quá hẹp không? Liệu chân bạn có quá chật không? Liệu giày có dài hơn ít nhất nửa inch so với ngón dài nhất cũng như chiều rộng của bàn chân bạn không?

Lựa chọn giày phù hợp

  • Giày kín chân và gót.
  • Mũi giày không có đường may bên trong.
  • Tối thiểu dài hơn ½ inch so với ngón dài nhất.
  • Bên trong giày phải mềm mà không có chỗ nào thô ráp.
  • Đế bên ngoài giày phải được làm từ vật liệu cứng.
  • Chiều rộng tối thiểu của giày phải bằng với chiều rộng của chân.

Chăm sóc bàn chân bệnh nhân ĐTĐ

Chăm sóc bàn chân bệnh nhân ĐTĐ

  • Nếu bạn bị ĐTĐ thì không nên đợi để điều trị bất kì một vấn đề nhỏ nào về  bàn chân. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế và hướng dẫn sơ cứu y tế.
  • Phải báo ngay chấn thương bàn chân và nhiễm trùng cho nhân viên y tế.
  • Kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay chứ không phải bằng chân.
  • Không sử dụng tấm sưởi nhiệt sưởi ấm chân.
  • Không vắt chéo chân bạn.
  • Không tự điều trị các vết sừng và các vấn đề khác xảy ra với chân bạn. Hãy tới gặp bác sĩ ngay hoặc nhân viên y tế chuyên khoa chân để được điều trị phù hợp.

4. Triệu chứng cần được lưu ý khi mắc bệnh

Triệu chứng cần được lưu ý khi mắc bệnh

Ngoài những lần khám theo định kỳ tại các cơ sở y tế, bạn nên đi khám ngay nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề sau đây:

  • Athlete’s foot (khô giữa các ngón chân).
  • Lở loét hoặc bị thương ở chân.
  • Móng chân mọc vào trong.
  • Tê và cơn đau tăng lên.
  • Chai chân.
  • Chân đỏ hoe.
  • Da đen.
  • Viêm tấy ở kẽ ngón chân.
  • Nhiễm trùng.
  • Ngón chân khoằm xuống.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ khám nội tiết tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, để được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở lịch đặt khám.

Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là đái tháo đường.Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa, bệnh viện phòng khám, bác sĩ nội tiết để được tư vấn, thăm khám và điều trị. Hiện nay tình hình dịch diễn biến phức tạp, đi lại khó khăn thì một phương án khác là bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được nhanh chóng chẩn đoán và điều trị bệnh, tránh có những biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống.

đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết

Thông qua cuộc gọi video trên ứng dụng (app), bác sĩ có thể xem diễn biến, tình trạng của người bệnh qua quan sát và trao đổi trực tuyến với để đưa ra chẩn đoán ban đầu, định hướng và tư vấn hướng dẫn chăm sóc người bệnh và kê đơn thuốc trực tuyến.

Người bệnh cũng dễ dàng lựa chọn dịch vụ, lựa chọn bác sĩ và xem đơn thuốc. Hoàn toàn chủ động về thời gian đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác nhất, người bệnh nên mô tả chi tiết, đầy đủ triệu chứng đang gặp phải, có thể gửi ảnh kết quả xét nghiệm gần đây nhất cho bác sĩ.

Việc khám bệnh online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/09/2021 - Cập nhật 30/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp...

21/10/2021

1205 Lượt xem

5 Phút đọc

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể...

01/10/2021

1108 Lượt xem

5 Phút đọc

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Bệnh mãn tính là căn bệnh kéo dài với khoảng thời gian từ 3 tháng đến khoảng hơn 1 năm. Bệnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến vật chất và tinh thần của người...

01/10/2021

940 Lượt xem

6 Phút đọc

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Tại sao ngày nay tỷ lệ mắc ung thư lại gia tăng? Có phải do sự thay đổi như béo phì, ô nhiễm môi trường, thức ăn nhiều giàu mỡ, công nghiệp phát triển,... dẫn...

30/09/2021

1573 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG