Nội dung chính
  • 1. Các biểu hiện lâm sàng rối loạn tâm thần trong động kinh
Nội dung chính
  • 1. Các biểu hiện lâm sàng rối loạn tâm thần trong động kinh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Một số biểu hiện biến đổi ở người mắc rối loạn tâm thần trong động kinh

Ở người mắc rối loạn tâm thần trong động kinh thường bộc lộ những cơ co giật, tính cách, hội chứng bệnh nguy hiểm. Người bệnh có thể biến đổi nhanh chóng, bất ổn định, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt.
Nội dung chính
  • 1. Các biểu hiện lâm sàng rối loạn tâm thần trong động kinh

1. Các biểu hiện lâm sàng rối loạn tâm thần trong động kinh

a. Cơn co giật toàn bộ (cơn lớn)

Bao gồm 3 giai đoạn

- Giai đoạn bắt đầu: Thường xảy ra đột ngột song cũng có thể có con thoáng báo. Bệnh nhân đang bình thường bỗng nhiên tái mặt, có thể kêu ủ ở không rõ tiếng rồi mất ý thức. Bệnh nhân có thể ngã ra bất cứ chỗ nào nên thường có tổn thương. .

- Giai đoạn co cứng (kéo dài khoảng 10 – 20 giây). Bệnh nhân trợn ngược mắt, có thể có hiện tượng quay mặt, quay đầu về một phía, hàm răng nghiến chặt có thể cắn phải môi, lưỡi. Chi trên ở tư thế gấp (cả khủyu , cổ tay, ngón tay,...) ở sát thân. Chi dưới ở tư thế duỗi nhưng các ngón chân gập lại. Một bệnh nhân tím dần rồi ngừng thở, đồng tử giãn, các phản xạ mắt đều mất. Ở giai đoạn này đã có thể có dấu hiệu Babinski. Đang co cứng, bệnh nhân bằng hít mạnh rồi thở hắt ra và bắt đầu chuyển sang giai đoạn co giật.

- Giai đoạn co giật (kéo dài từ 1- 2 phút). Bệnh nhân có giật mạnh các cơ (các chi) một cách nhịp nhàng, cân xứng, toàn bộ với một cường độ (biên độ ) tăng dần và tần số giảm dần.

. Có thể co giật thành từng đợt, giữa các đợt có loại cơ ngắn, mồ hôi ra nhiều, có thể có đái dầm, ỉa đùn. Phản xạ gân xương có thể tăng, có thể mất.

- Giai đoạn doãi cơ (kéo dài khoảng 25 - 30 giây). Đó là lần doãi cơ cuối cùng của các cơn co giật. Bệnh nhân nằm mềm nhũn, bất động, thở rống, khò khè, Giai đoạn này có thể có triệu chứng thần kinh khu trú.

Bệnh nhân có thể tiếp tục ngủ say, sau khi tỉnh dậy không nhớ gì đã xảy ra.

Bệnh nhân có thể tiếp tục ngủ say, sau khi tỉnh dậy không nhớ gì đã xảy ra.

Bệnh nhân cũng có thể tinh dần, trải qua một trạng thái ý thức lờ mờ, u ám, người mệt mỏi. Trong trạng thái đó có bệnh nhân trở nên hung dữ, manh động hoặc có các hành vi nguy hiểm.

- Toàn bộ cơn lớn thường kéo dài 2- 3 phút. Nếu sau cơn 2- 3 phút bệnh nhân không tỉnh lại mà lại tiếp tục vào cơn khác và cơn khác tiếp thì gọi là động kinh liên tục. Nếu kèm theo hôn mê kéo dài, nhiều rối loạn thực vật trầm trọng (sốt cao, urê máu tăng...) thì gọi là trạng thái động kinh.

b. Trạng thái hoàng hôn

- Đây là trạng thái loạn thần cấp thường gặp của động kinh và hay gặp trong giám định pháp y tâm thần. Đặc điểm của trạng thái hoàng hôn là khởi phát cấp diễn đột ngột, cơn thường kéo dài vài giờ. Sau cơn bệnh nhân quện các sự việc đã xảy ra,

Sau trạng thái hoàng hôn: bệnh nhân quên các sự việc xảy ra.

Sau trạng thái hoàng hôn: bệnh nhân quên các sự việc xảy ra.

- Trạng thái hoàng hôn thường tiếp sau cơn động kinh lớn. Bệnh nhân trong trạng thái phân vân, ngơ ngác, trả lời chậm, nhận biết mơ hồ những vấn đề thực tế xung quanh. Có bệnh nhân lại chìm ngập trong các vấn đề trừu tượng như tôn giáo, chính trị, vũ trụ...

- Trạng thái hoảng hồn còn gọi là trạng thái ý thức “thu hẹp”, “hình ống”... Bệnh nhân trong trạng thái ý thức mù mờ, như sống trong cảnh mộng, song định hướng còn đúng, còn nhớ và còn thích nghi được với môi trường xung quanh. Trong trạng thái này bệnh nhân bị tràn ngập trong những hiện tượng lạ lùng, có thể có nhiều ảo tưởng, ảo giác, ý tưởng thần bí. Bệnh nhân có thể có các hành vi bỏ chạy, lang thang, có thể có khuynh hướng hành hung, giết người, tự sát hay phá hoại, độc ác. Song có bệnh nhân lại có ý tưởng cao đẹp: xây dựng, tôn giáo, trật tự xã hội,...

. - Các giai đoạn hoàng hôn và tỉnh táo có thể thay thế xen kẽ lẫn nhau trong nhiều ngày. 

c. Biến đổi nhân cách động kinh

Những người bị động kinh lâu ngày có thể xuất hiện những nét biểu hiện nhân cách đặc trưng, còn gọi là tính cách hay nhân cách động kinh:

- Tính bất ổn định: Nhìn chung khí sắc và hoạt động của bệnh nhân động kinh là không ổn định, luôn thay đổi và đặc biệt là thay đổi rất đột ngột. Bệnh nhân đi từ niềm nở quá đáng đến ghét bỏ thậm tệ, khi thì hiền từ độ lượng khi thì hung dữ xấu xa, khi thì lễ phép quá độ khi thì thô lỗ láo xược, khi thì vui vẻ cởi mở, khi thì cau có im lặng.

- Tính bùng nổ: Bệnh nhân động kinh thường có phức cảm về bệnh, thường là phức cảm tự ti (bi quan vì sự bất lực, đau khổ vì sự sút kém, đa nghi về sự khinh miệt của người khác...). Cho nên bệnh nhân dễ phản ứng với xung quanh và phản ứng thường mang tính bùng nổ. Một lời nói sơ ý, một cử chỉ nhỏ cũng làm bệnh nhân xanh xám mặt mày, vứt bỏ công việc đang làm, có thể đập phá, chửi bới, kích động tấn công.

Có hiện tượng chế ngự lẫn nhau giữa biến đổi nhân cách và cơn động kinh (cơn động kinh thưa đi thì biến đổi nhân cách nhiều lên).

- Tính lầy nhầy (bảo thủ): Bệnh nhân có tình cảm gắn bó chặt chẽ với gia đình, nghề nghiệp, quê hương. Song ngược lại khi có thành kiến lại rất dai dẳng, khó xóa bỏ được.

Bệnh nhân thường suy nghĩ chậm chạp, khó chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác (nên còn gọi là tư duy dậm chân tại chỗ).

Bệnh nhân thường nói về một chủ đề không thể cắt ra được với rất nhiều chi tiết thừa.

Bệnh nhân thường nói về một chủ đề không thể cắt ra được với rất nhiều chi tiết thừa.

Bệnh nhân bảo vệ những tập quán cũ, thích các công thức cũ, thích lễ nghi tôn giáo (bảo thủ)... Bệnh nhân có khuynh hướng chi ly, thích ngăn nắp, trật tự, thống kê, chính xác. Mọi việc đều muốn đi vào chi tiết vụn vặt, không thích tóm tắt, rút gọn, Bệnh nhân thường gắn bó với một bác sĩ để chữa bệnh, kiên trì và uống thuốc đầy đủ.

- Tính vị kỷ: Bệnh nhân thường quá lo lắng về bệnh tật của mình, vòng quan tâm ngày càng thu hẹp. Vì thế bệnh nhân trở lên vị kỷ, đòi hỏi được mọi người chú ý chăm sóc.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/02/2022 - Cập nhật 24/02/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1651 Lượt xem

5 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3105 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6591 Lượt xem

6 Phút đọc

Đặc điểm triệu chứng và hội chứng của bệnh tâm thần

Đặc điểm triệu chứng và hội chứng của bệnh tâm thần

Hoạt động tâm thần bình thường là hoạt động vô cùng phức tạp, hình thức hoạt động này liên kết nhiều mặt khác nhau của con người. Chính vì vậy khi hoạt động...

28/03/2022

1594 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG