Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Down
  • 2. Bệnh suy giáp trạng
  • 3. Can thiệp sớm để điều trị các bệnh
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Down
  • 2. Bệnh suy giáp trạng
  • 3. Can thiệp sớm để điều trị các bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Một số bệnh liên quan đến chậm phát triển trí tuệ và phương pháp can thiệp sớm trong phục hồi chức năng

Chậm phát triển trí tuệ - sự khiếm khuyết trong phát triển trí não và nhận thức. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 18 tuổi. Diễn biến của bệnh khiến những đứa trẻ thường bị giới hạn về chức năng não bộ và các hành vi: tự chăm sóc, hành xử,.. Ngoài ra, trẻ có chỉ số thông minh thấp, xảy ra những hành vi hung hăng, khó kiểm soát, dễ bị kích động trong những tình huống giản đơn. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu những bệnh lý của chậm phát triển trí tuệ và phương pháp can thiệp sớm cho trẻ nhé!
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng Down
  • 2. Bệnh suy giáp trạng
  • 3. Can thiệp sớm để điều trị các bệnh

1. Hội chứng Down

Hội chứng Down

Là một bệnh gây nên bởi rối loạn nhiễm sắc thể (thừa NST 21) biểu hiện bằng chậm phát triển vận động và trí tuệ.

-Dấu hiệu nhận biết sớm

  • Ngay sau sinh trẻ mềm nhẽo, ít khóc.
  • Bộ mặt đặc biệt: Mắt xếch, mí mắt lộn lên đôi khi bị lác, tai thấp, miệng trễ và luôn há, hàm ếch cao và hẹp, lưỡi dày và hay thè ra ngoài.
  • Đầu nhỏ và ngắn, gáy phẳng, cổ ngắn, vai tròn.
  • Bàn tay ngắn và to, các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo. Có 1 đường vân sâu nằm ngang đường bàn tay.
  • Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón chân cái toè. Khớp háng, cổ chân, khuỷu lỏng lẻo.
  • Trương lực cơ giảm.
  • Chậm phát triển về vận động: lẫy, ngồi, bò, đứng, đi.
  • Chậm phát triển về trí tuệ: chậm nói, chậm hiểu ngôn ngữ, khó khăn khi học các kỹ năng tự chăm sóc.
  • Cứ 10 trẻ Down có 1 trẻ bị tổn thương đốt sống cổ gây nên tổn thương tuỷ sống và bị liệt.
  • Cứ 3 trẻ Down có 1 trẻ mắc bệnh tim.
  • Không có khả năng có con.

2. Bệnh suy giáp trạng

Là tình trạng thiếu hormon phát triển Thyroid của tuyến giáp gây nên chậm phát triển trí tuệ.

-Dấu hiệu nhận biết sớm

Dấu hiệu Điểm:

1. Phù niêm (Bộ mặt đặc biệt) 1

2. Da nổi vân tím. 1

3. Thoát vị rốn. 1

4. Thóp sau rộng > 0,5 cm. 1

5. Chậm lớn. 1

6. Chậm phát triển vận động-trí tuệ. 1

7. Táo bón trên 3 ngày, kéo dài thường xuyên. 2

8. Vàng da sinh lý trên 30 ngày. 1

9. Thai già tháng trên 40 tuần. 1

10. Cân lúc đẻ > 3,5 kg 1

Tổng điểm 12

Nghi ngờ suy giáp nếu số điểm ở mức: > 4 đ

-Xét nghiệm: Hormon giáp trạng bất thường: T3 và T4 giảm, TSH tăng.

3. Can thiệp sớm để điều trị các bệnh

Can thiệp sớm để điều trị các bệnh

Phục hồi chức năng / điều trị y học

-Nguyên tắc

  • Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện bệnh chậm PTTT.
  • Can thiệp PHCN phối hợp với giáo dục mẫu giáo, tiểu học.
  • Phối hợp can thiệp tại các trung tâm, trường mầm non và chương trình can thiệp tại nhà.
  • Khám đánh giá về sự phát triển vận động thô - tinh, giao tiếp-ngôn ngữ,
  • Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ 15 cá nhân-xã hội, trí tuệ thường quy 6 tháng/lần tại các khoa PHCN hoặc các trung tâm PHCN tại địa phương.

-Mục tiêu

  • Kích thích sự phát triển về vận động thô.
  • Kích thích sự phát triển về vận động tinh của hai bàn tay.
  • Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.
  • Kích thích sự phát triển trí tuệ.

-Các biện pháp can thiệp sớm

  • Vận động
  • Xoa bóp.
  • Các kỹ thuật tạo thuận lẫy,ngồi, bò, đứng đi.

-Hoạt động trị liệu

  • Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay.
  • Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.

-Ngôn ngữ trị liệu

  • Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm
  • Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.
  • Giáo dục mầm non
  • Thuốc: Động kinh, Hormon giáp trạng, cerebrolysin, điều trị còi xương nếu có bệnh.

-Vận động trị liệu

Bài tập 1: Xoa bóp cơ tay chân và thân mình.

− Xoa bóp cơ tay: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên phía tay cần xoa. Tiến hành vuốt mơn trên da trẻ, chà xát lòng bàn tay- mu tay, nhào cơ, rung cơ cẳng tay, cánh tay.

− Xoa bóp chân: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng phía dưới chân cần xoa. Tiến hành xoa vuốt mơn, chà xát lòng bàn chân-mu chân, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ bắp chân, đùi.

− Xoa bóp cơ lưng: Trẻ nằm sấp trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên cạnh trẻ. Tiến hành xoa vuốt mơn, miết dọc 2 bên cột sống- cạnh xương chậu - kẽ xương sườn, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ.

Bài tập 2. Tạo thuận nâng đầu bằng tay

− Mục tiêu: Giúp trẻ nâng đầu cổ tốt hơn.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm sấp ở tư thế gập háng và gối. Một tay ta cố định trên mông trẻ, tay kia dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn day mạnh dọc theo hai bên đốt sống từ cổ xuống thắt lưng.

− Kết quả mong muốn: Trẻ nâng đầu và duỗi thẳng thân mình.

Bài tập 3. Tạo thuận lẫy

− Mục tiêu: Giúp trẻ lật ngửa sang sấp.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm ngửa. Chân phía dưới duỗi. Gập một chân trẻ và nhẹ nhàng đưa chéo qua người trẻ. Khi trẻ đã nằm nghiêng ta từ từ đẩy thân mình trẻ sang bên đó và đợi trẻ tự lật nghiêng người.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có thể phối hợp lật nghiêng người từ nằm ngửa sang sấp.

Bài tập 4. Thăng bằng ở tư thế ngồi trên sàn, hoặc trên ghế

− Mục tiêu: Tăng khả năng điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi trên sàn. Dùng hai tay cố định hai đùi trẻ. Đẩy nhẹ người trẻ sang bên, ra trước sau. Để trẻ tự điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng ngồi.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.

Bài tập 5. Tạo thuận bò trên đùi ta

− Mục tiêu: Tăng khả năng giữ thăng bằng thân mình ở tư thế bò.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên đùi ta, chân dưới gập, chân trên duỗi thẳng. Dùng một tay cố định trên mông trẻ, tay kia giữ bàn chân trẻ. Đẩy nhẹ vào gót chân trẻ về phía trước và hỗ trợ nâng thân trẻ bằng đùi ta khi trẻ bò.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thẳng chân trên, thân mình thẳng.

Bài tập 6. Tạo thuận ngồi xổm và ngồi đứng dậy.

− Mục tiêu: Tăng khả năng duy trì thăng bằng ở tư thế ngồi xổm.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi xổm, ta quỳ phía sau trẻ, dùng hai tay cố định ở hai gối trẻ. Dồn trọng lượng của trẻ lên hai bàn chân. Để trẻ chơi ở tư thế ngồi xổm. Bảo trẻ đứng dậy với sự hỗ trợ của ta.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thăng bằng thân mình ở tư thế ngồi xổm trong vài phút...

Bài tập 7. Tạo thuận đứng bám có trợ giúp bằng tay

− Mục tiêu: Tăng khả năng thăng bằng ở tư thế đứng.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào mép bàn, hoặc trước bàn với hai chân đế rộng hơn vai. Ta dùng hai tay cố định ở đùi hoặc háng trẻ. Đặt vài đồ chơi trên bàn.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong lúc chơi: hai chân duỗi thẳng ở khớp gối, bàn chân đặt vuông góc xuống sàn.

Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện bệnh chậm PTTT.

Phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh chậm phát triển trí tuệ là tạo cho trẻ sự thích ứng tối đa với hoàn cảnh của trẻ để độc lập trong sinh hoạt, di chuyển, học tập, việc làm. Tham gia các hoạt động trong gia đình xã hội. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/10/2021 - Cập nhật 19/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2769 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2796 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1174 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2356 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG