Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về răng khôn
  • 2. Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Chức năng của răng khôn trên cung hàm
  • 3. Có nên nhổ răng khôn không?
Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về răng khôn
  • 2. Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Chức năng của răng khôn trên cung hàm
  • 3. Có nên nhổ răng khôn không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng mọc lên sau cùng trên cung hàm vào độ tuổi trưởng thành từ 18-26 tuổi. Vai trò của răng khôn là gì khi mà hầu hết mọi người nhắc đến nó như là một chiếc răng “ngu” vô tổ chức và cần phải nhổ bỏ. Vậy có nên nhổ răng khôn không? Cùng ISOFHCARE đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Đôi nét về răng khôn
  • 2. Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Chức năng của răng khôn trên cung hàm
  • 3. Có nên nhổ răng khôn không?

1. Đôi nét về răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng hàm thứ ba (răng cối lớn thứ ba, răng số 8) là những chiếc răng mọc cuối cùng và cũng thường là những răng đầu tiên được nhổ bỏ. Có tất cả 4 răng khôn, mọc lên nhiều lần.

Không giống với những răng vĩnh viễn khác, khi mọc răng khôn thường kèm theo đau, khó nhai, vận động há ngậm miệng khó khăn, khó nuốt và có thể kèm theo viêm lợi, sốt. Không phải ai cũng mọc đủ răng khôn, có những kiểu mọc răng khôn như sau:

- Răng mọc thẳng hàng, đúng vị trí, không chen chúc với các răng xung quanh.

- Răng mọc lệch theo các góc độ khác nhau, xu hướng đâm vào răng hàm phía trước.

- Răng bị mọc ngầm trong xương hàm do cung hàm đã hết chỗ.

- Vì một bất thường nào đó mà mầm răng khôn không được hình thành.

NHung-kieu-moc-rang-khon

2. Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Chức năng của răng khôn trên cung hàm

Răng mọc lên trên cung hàm vào độ tuổi trưởng thành nên được gọi tên là răng khôn. Nếu răng khôn mọc thẳng hàng như các răng khác và răng hàm thứ ba ở hàm đối diện tiếp khớp tương ứng và đảm bảo được yêu cầu trên thì răng khôn đem lại rất nhiều lợi ích:

- Hỗ trợ răng hàm thứ nhất và thứ hai (răng số 6 và răng số 7) trong quá trình nhai và nghiền nhỏ thức ăn.

- Thay thế răng đã mất (răng 6 hoặc răng 7 đã bị nhổ bỏ) bằng răng thật (là răng khôn) thông qua niềng răng hoặc cấy chuyển răng tự nhân.

- Làm trụ cầu để phục hồi răng số 6 hoặc số 7 đã mất trong trường hợp làm cầu răng.

Rang-so-8-thay-the-cho-rang-so-7-da-mat-qua-bien-phap-keo-rang-chinh-nha

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

3. Có nên nhổ răng khôn không?

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu tương đối phổ biến trong phẫu thuật răng miệng. Bất kể một can thiệp ngoại khoa nào cũng vậy, không tránh khỏi những biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt đối với những răng khôn bị sâu hoặc bị vùi dưới nướu quá nhiều.

Chính bác sĩ là người đưa ra những tư vấn và tiên lượng về tình trạng hoạt động của răng khôn và người bệnh sẽ đưa ra quyết định nhổ hay giữ lại để thu được lợi ích sức khỏe lớn nhất.

    a. Những trường hợp nên nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn khi còn trẻ làm hạn chế được những biến chứng tại chỗ và toàn thân trong và sau khi nhổ, trong khi những nguy cơ này lại tăng cao hơn khi lớn tuổi hoặc về già. Trên lâm sàng, răng khôn bị tác động càng lâu trên cung hàm thì nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan như sâu răng, viêm chóp chân răng, nang chân răng và các bệnh lý nha chu càng cao.

Răng khôn được xem xét loại bỏ trong những trường hợp sau:

- Răng bị mọc lệch, có xu hướng đâm vào răng hàm phía trước mà có nguy cơ gây tổn thương hoặc đã bị sâu.

- Răng số 8 bị vùi một phần dưới nướu, thường bị nhét thức ăn và khó làm vệ sinh nên dễ bị sâu, bị viêm tủy. Tùy trường hợp và tùy vào đánh giá, tiên lượng của bác sĩ, mà có thể nhổ bỏ hay không.

- Răng mọc lên gây nên những triệu chứng: Viêm lợi, khít hàm, sưng đau và gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai… Nếu những biểu hiện trên không đáp ứng với biện pháp điều trị nội khoa và tái đi tái lại nhiều lần thì nhổ bỏ răng sẽ được cân nhắc.

- Răng khôn thường được chỉ định nhổ với mục đích là tăng tính hiệu quả và độ thẩm mỹ trong lĩnh vực chỉnh hình, niềng răng, làm răng giả…

- Răng khôn mọc thẳng nhưng không có răng đối diện tiếp khớp.

Hinh-anh-moc-rang-khon

    b. Những trường hợp không cần phải nhổ bỏ

Có nhiều trường hợp với mức độ tiên lượng thấp, nguy cơ rủi ro xảy ra trong và sau quá trình nhổ lớn hơn lợi ích đem lại cho người bệnh. Khi ấy, bác sĩ sẽ tránh nhổ và thay thế bằng phương pháp điều trị nội khoa kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách và tái khám thường xuyên để theo dõi.

Có một lời nhắn nhủ rằng là, không nên lạm dụng việc nhổ răng khôn. Chúng ta chỉ buộc phải nhổ khi nó có vấn đề, gây ra những than phiền hoặc tiềm ẩn mối đe dọa đến sức khỏe răng miệng. Vì như đã đề cập ở trên, răng khôn vẫn có nhiều lợi ích nhất định. Khi nó yên ổn, sống “hòa bình và hòa hợp” với cơ thể thì không cần thiết phải nhổ.

Nên giữ lại răng số 8 khi:

- Cung hàm còn đủ chỗ cho răng mọc lên nên răng khôn mọc thẳng hàng, không bị vùi dưới nướu.

- Nhổ dự phòng răng khôn. Trường hợp nhổ dự phòng được tiến hành khi răng khôn mọc hoàn toàn bình thường và không gây nên bất kỳ triệu chứng toàn thân hay tại chỗ nào. Có nhiều tranh cãi xung quanh việc nhổ dự phòng răng khôn để tránh những biến chứng về sau. Nhưng phần lớn các bác sĩ đều lựa chọn không nhổ nếu có răng đối diện tiếp khớp.

- Người bệnh mắc một số bệnh lý toàn thân như: Rối loạn đông cầm máu, đang dùng thuốc để điều trị các bệnh tim mạch, người bị đái tháo đường, tăng huyết áp…

- Răng khôn liên quan với các cấu trúc giải phẫu như: Ống thần kinh răng dưới (đối với răng khôn hàm dưới) và xoang hàm (đối với răng khôn hàm trên)

- Có thể vệ sinh răng miệng dễ dàng, không bị nhồi nhét thức ăn, không có những triệu chứng như sưng lợi, viêm nướu, cắn phải lợi trùm lên răng, không gây khó khăn khi há miệng.

Rang-khon-moc-dung-vi-tri-tren-cung-ham

Vậy là không phải tất cả chúng ta đều mọc đủ răng khôn và không nhất thiết trường hợp nào cũng phải nhổ bỏ. Hãy trở thành người đưa ra lựa chọn sáng suốt bằng cách bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức chính thống và đáng tin cậy.

Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Nếu bạn có nhu cầu thăm khám tại các bệnh viện uy tín trên toàn quốc và muốn được tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ lành nghề thì hãy liên hệ với chúng tôi. IVIE - Bác sĩ ơi là ứng dụng kết nối y tế thông minh, giúp đặt lịch hẹn khám online nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải chờ đợi.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/06/2021 - Cập nhật 28/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Có nên nhổ răng khôn không?

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì? Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, răng mọc lên sau cùng trên cung hàm vào độ tuổi trưởng thành từ 18-26 tuổi. Vai trò của răng khôn là gì khi mà hầu hết mọi...

28/06/2021

1844 Lượt xem

5 Phút đọc

Sau nhổ răng khôn - khi nào nên lo lắng?

Sau nhổ răng khôn - khi nào nên lo lắng?

Nhổ răng khôn được xem là một tiểu phẫu trong Nha khoa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng với tình trạng nhổ răng khôn gây đau, chảy máu, sưng nề… hay những...

26/04/2021

16938 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG