Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh loãng xương
  • 2. Điều trị loãng xương
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh loãng xương
  • 2. Điều trị loãng xương
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Và điều trị loãng xương cũng là một quá trình kết hợp giữa điều trị tây y và thay đổi lối sống tích cực.
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh loãng xương
  • 2. Điều trị loãng xương

1. Chẩn đoán bệnh loãng xương

Chẩn đoán bệnh loãng xương cần sự kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

a. Triệu chứng lâm sàng

Loãng xương là căn bệnh có diễn tiến âm thầm vì thế bệnh thường biểu hiện mơ hồ ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, những dấu hiệu đặc trưng được biểu hiện rõ khi xuất hiện biến chứng. Một số triệu chứng cần chú ý:

- Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.

- Xuất hiện biến dạng cột sống như gù, vẹo hay giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.

- Đau ngực, khó thở, chậm tiêu,... do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống.

- Có thể xuất hiện gãy xương ở các vị trí như đầu dưới xương quay, cổ xương đùi, các đốt sống ở lưng và thắt lưng.

Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.

Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.

b. Triệu chứng cận lâm sàng

Có nhiều phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán loãng xương, điển hình:

- X quang quy ước: Hình ảnh đốt sống tăng thấu quang, biến dạng thân đốt sống, các xương dài thường giảm độ dày vỏ xương khiến ống tủy rộng ra.

Loãng xương là bệnh khó điều trị, để lại hậu quả xấu như gãy xương, lún xương, vẹo cột sống,...

Loãng xương là bệnh khó điều trị, để lại hậu quả xấu như gãy xương, lún xương, vẹo cột sống,...

- Đo khối lượng xương (BMD): Bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị.

- Đo khối lượng xương ở ngoại vi (như gót chân, ngón tay, ngón chân,...): Phương pháp như DXA, siêu âm,... được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng.

c. Chẩn đoán xác định

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1994, tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương khi đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DEXA:

- Xương bình thường: T - score từ -1SD đến -2,5SD.

- Thiếu xương: T - score dưới -1 SD đến -2,5 SD.

- Loãng xương: T - score dưới -2,5 SD.

- Loãng xương nặng: T - score dưới -2,5 SD kèm tiền sử/ hiện tại có gãy xương.

Trong trường hợp không có điều kiện đo mật độ xương, có thể chẩn đoán xác định loãng xương khi có biến chứng gãy xương dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả x quang như đau xương, đau lưng, gãy xương sau chấn thương nhẹ, tuổi cao,...

2. Điều trị loãng xương

Điều trị loãng xương là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau thì mới đem lại hiệu quả tối đa, dưới đây là những biện pháp thường được áp dụng:

a. Các biện pháp không dùng thuốc

- Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng, quyết định phần lớn sự thành bại của quá trình điều trị. Người bệnh nên cung cấp đầy đủ nhu cầu hàng ngày về canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất cần thiết.

 - Chế độ luyện tập và vận động: Duy trì thường xuyên hoạt động thể lực và các bài tập làm tăng khối lượng xương, khối cơ và sức cơ. Có thể lựa chọn các hình thức luyện tập tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của bản thân. Người bệnh nên duy trì hoạt động thể lực đều đặn, vừa sức, ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

 - Thay đổi lối sống: Loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia, ăn mặn, làm dụng thuốc, ăn uống không đúng giờ, hoạt động sai tư thế,...

- Các biện pháp phòng tránh té ngã: Đảm bảo an toàn nơi ở và làm việc, có thể sử dụng tay vịn lối đi lại, đảm bảo ánh sáng, nền nhà không trơn trượt, sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại nếu cần, tránh té ngã trong tập luyện và sinh hoạt hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng

Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng

b. Phương pháp điều trị dùng thuốc

Loãng xương là bệnh xương khớp khó điều trị, để lại hậu quả xấu như gãy xương, lún xương, vẹo cột sống,... làm giảm khả năng vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, việc phải nằm lâu một chỗ khi bị gãy xương còn làm loãng xương nặng thêm và dẫn đến các biến chứng như bội nhiễm đường hô hấp, viêm phổi, loét, nhiễm trùng đường tiểu,... 

Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng điều trị loãng xương thường gặp trong phác đồ của bác sĩ:

- Nhóm Bisphosphonates (BP): Thường được lựa chọn đầu tiên trong điều trị loãng xương cho hầu hết các loại loãng xương. Thuốc còn có thể sử dụng để phòng ngừa cho những đối tượng có nguy cơ loãng xương. 

- Bổ sung thuốc nếu chế độ ăn không đủ: Calci (500 – 1.500mg hàng ngày); Vitamin D (800 - 1.000 UI hàng ngày); thuốc chống hủy xương; nhóm Bisphosphonat (chống chỉ định ở phụ nữ có thai và cho con bú, dưới 18 tuổi, suy thận với mức lọc cầu thận <35ml/phút); Calcitonin (100UI tiêm dưới da hoặc 200UI xịt qua niêm mạc mũi hàng ngày, dùng 2 – 4 tuần).
- Thuốc điều trị loãng xương có tác dụng kép: Được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm bisphosphonate. Strontium Ranelate vừa có tác dụng tạo xương vừa ức chế hủy xương. Dùng 2g uống ngày một lần vào buổi tối.
- Liệu pháp sử dụng các chất giống hormon: Chỉ định đối với phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hoặc có loãng xương sau mãn kinh. Raloxifene, chất điều hoà chọn lọc thụ thể Estrogen (SERMs) với liều lượng 60mg uống hàng ngày, trong thời gian ≤ 2 năm.
- Các nhóm thuốc điều trị loãng xương khác có thể phối hợp trong những trường hợp cần thiết như thuốc làm tăng quá trình đồng hoá (Deca Durabolin và Durabolin).

Điều trị loãng xương cần sự hợp tác ăn ý giữa bệnh nhân và bác sĩ. Đối với việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ theo đơn của bác sĩ tránh việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Qua bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi hi vọng đã cung cấp thêm thông tin về bệnh loãng xương cho bạn, để từ đó có biện pháp dự phòng thích hợp và thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ xương khớp 6 tháng một lần.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/03/2022 - Cập nhật 08/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% ...

22/03/2022

1581 Lượt xem

4 Phút đọc

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Loãng xương được biết đến là căn bệnh chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ và suy giảm cấu trúc xương. Vậy loãng xương uống thuốc gì và điều trị như thế nào?...

22/03/2022

1652 Lượt xem

5 Phút đọc

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến...

21/03/2022

1843 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn...

21/03/2022

1129 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG