Nội dung chính
  • 1. Nguy cơ có thể gặp phải khi bạn mang thai mắc bệnh thủy đậu
  • 2. Làm gì khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với bệnh thủy đậu?
  • 3.  Điều trị bệnh thủy đậu khi mang thai như thế nào?
  • 4. Tiêm vaccine thủy đậu trước khi mang thai giúp phòng tránh bệnh hiệu quả
Nội dung chính
  • 1. Nguy cơ có thể gặp phải khi bạn mang thai mắc bệnh thủy đậu
  • 2. Làm gì khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với bệnh thủy đậu?
  • 3.  Điều trị bệnh thủy đậu khi mang thai như thế nào?
  • 4. Tiêm vaccine thủy đậu trước khi mang thai giúp phòng tránh bệnh hiệu quả
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai xảy ra những nguy cơ gì?

Tham vấn y khoa:
BSDương Thị Hạnh
Chuyên khoa Phụ khoa,Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên Khoa Đa Khoa,Chuyên khoa Ngoại sản
Nếu bạn đang mang thai và mắc bệnh thủy đậu (varicella) - một bệnh nhiễm virus rất dễ lây lan, gây phát ban ngứa, giống như mụn nước, bạn và con bạn có thể phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Nội dung chính
  • 1. Nguy cơ có thể gặp phải khi bạn mang thai mắc bệnh thủy đậu
  • 2. Làm gì khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với bệnh thủy đậu?
  • 3.  Điều trị bệnh thủy đậu khi mang thai như thế nào?
  • 4. Tiêm vaccine thủy đậu trước khi mang thai giúp phòng tránh bệnh hiệu quả

1. Nguy cơ có thể gặp phải khi bạn mang thai mắc bệnh thủy đậu

Thủy đậu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phổi và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi có thể rất nghiêm trọng. Các triệu chứng của viêm phổi bao gồm ho, đau ngực, sốt, mệt mỏi (rất mệt) và khó thở. 

Đối với em bé của bạn, nguy cơ tùy thuộc vào thời điểm bạn mắc thủy đậu là tuần bao nhiêu.

Nếu bạn bị bệnh thủy đậu trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ - đặc biệt là từ tuần 8 đến 20 thì em bé có nguy cơ nhỏ mắc một nhóm dị tật bẩm sinh nghiêm trọng hiếm gặp được gọi là hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Một em bé mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh có thể bị sẹo da và các bất thường về mắt, não, tay chân và đường tiêu hóa. 

Mắc thủy đậu khi mang thai

Mắc thủy đậu khi mang thai

Nếu bạn bị bệnh thủy đậu sau 20 tuần thai kỳ, hội chứng thủy đậu bẩm sinh rất hiếm khi xảy ra, nhưng có thể gây ra bệnh zona ở con bạn trong 1 đến 2 năm đầu đời. Bệnh zona (còn gọi là herpes zoster) là một bệnh nhiễm trùng do cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu gây ra. Người bị bệnh zona có những đám mụn nước gây đau đớn thường xuất hiện trên một vùng nhỏ trên cơ thể. Bệnh zona dường như không gây ra dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm trùng cho em bé của bạn.

Nếu bạn bị thủy đậu ngay trước hoặc ngay sau khi sinh (5 ngày trước khi sinh đến 2 ngày sau khi sinh), em bé của bạn có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là bệnh thủy đậu sơ sinh. Tình trạng nhiễm trùng này có thể đe dọa đến tính mạng trẻ, nhưng hiện nay việc điều trị đang phát triển giúp nhiều trẻ sơ sinh sống sót hơn.

Nếu bạn sinh non, trẻ sơ sinh của bạn có thể có nguy cơ bị các biến chứng do thủy đậu cao hơn. Sinh non là ca sinh xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ.

2. Làm gì khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với bệnh thủy đậu?

Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai và bạn không có miễn dịch trước đó, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức. Bác sĩ có thể đề nghị tiêm một sản phẩm globulin miễn dịch có chứa kháng thể chống lại virus thủy đậu. Khi được tiêm trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc, globulin miễn dịch có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó. 

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời! 

1900 3367

3.  Điều trị bệnh thủy đậu khi mang thai như thế nào?

Điều trị thủy đậu khi mang thai, bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa có thể cho bạn dùng thuốc kháng vi-rút như acyclovir. Thuốc kháng vi-rút là một loại thuốc để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây ra. Những loại thuốc này an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Thuốc có tác dụng tốt nhất khi được dùng trong vòng 24 giờ sau khi phát ban thủy đậu xuất hiện.

Điều trị thủy đậu khi mang thai

Điều trị thủy đậu khi mang thai

Nếu bạn bị thủy đậu và xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh viêm phổi, bạn cần ở lại bệnh viện và được điều trị bằng acyclovir qua đường tiêm tĩnh mạch (qua kim tiêm vào tĩnh mạch).

Nếu bạn bị thủy đậu ngay trước, trong và sau khi sinh, con bạn có thể được điều trị bằng sản phẩm globulin miễn dịch ngay sau khi sinh để cố gắng ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ mắc bệnh thủy đậu trong hai tuần tuổi đầu tiên, thuốc kháng vi-rút cũng có thể được sử dụng cho trẻ.

Xem thêm các bài viết chuyên khoa Sản phụ khoa

4. Tiêm vaccine thủy đậu trước khi mang thai giúp phòng tránh bệnh hiệu quả

Tiêm vaccine thủy đậu, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và bạn chưa bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để hỏi về vaccine thủy đậu để tiêm phòng. Bạn chủng ngừa hai liều, khoảng cách hai liều ít nhất 1 tháng. Sau tiêm mũi thứ 2 ít nhất 3 tháng bạn mới nên mang thai. Trường hợp bạn không chắc mình đã có miễn dịch hay chưa, bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu để biết điều này.

Tiêm vắc xin thủy đậu

Tiêm vaccine thủy đậu

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2022 - Cập nhật 20/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test giúp đánh giá được nguy cơ thai nhi có thể mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, đây là xét nghiệm mà mẹ bầu nên làm. Vậy thực hiện xét...

18/04/2024

48 Lượt xem

10 Phút đọc

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

20/03/2024

194 Lượt xem

12 Phút đọc

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

12/03/2024

152 Lượt xem

7 Phút đọc

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

12/03/2024

116 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG