Nội dung chính
  • 1. Lao sơ nhiễm là thể lao như thế nào đối với trẻ?
  • 2. Đường xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn
  • 3. Triệu chứng lâm sàng: Lao sơ nhiễm ở phổi 
  • 4. Các điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh tiến triển
  • 5. Các xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 6. Tiến triển và biến chứng 
Nội dung chính
  • 1. Lao sơ nhiễm là thể lao như thế nào đối với trẻ?
  • 2. Đường xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn
  • 3. Triệu chứng lâm sàng: Lao sơ nhiễm ở phổi 
  • 4. Các điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh tiến triển
  • 5. Các xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 6. Tiến triển và biến chứng 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Lao sơ nhiễm- bệnh lao hay gặp ở trẻ em

Bệnh lao sẽ có đường lây chủ yếu qua đường hô hấp. Một người bình thường sau khi nhiễm lao, thì tỷ lệ % nguy cơ bị lao sẽ là 10% trong suốt cả quãng đường của họ. Nguy cơ nhiễm bệnh của trẻ so với người lớn càng tăng lên cao gấp bội. Trẻ mắc lao sơ nhiễm sẽ có đường xâm nhập, triệu chứng, các xét nghiệm chẩn đoán như thế nào? Các bậc phụ huynh hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Lao sơ nhiễm là thể lao như thế nào đối với trẻ?
  • 2. Đường xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn
  • 3. Triệu chứng lâm sàng: Lao sơ nhiễm ở phổi 
  • 4. Các điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh tiến triển
  • 5. Các xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán bệnh
  • 6. Tiến triển và biến chứng 

1. Lao sơ nhiễm là thể lao như thế nào đối với trẻ?

Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể lần đầu tiên gây ra các triệu chứng lâm sàng, tổn thương trên Xquang phổi và chuyển phản ứng Mantoux từ (-) sang (+) – đó là lao sơ nhiễm.

Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể lần đầu tiên gây ra các triệu chứng lâm sàng, tổn thương trên Xquang phổi và chuyển phản ứng Mantoux từ (-) sang (+) – đó là lao sơ nhiễm.  

Những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng, chỉ có chuyển phản ứng Tuberculin từ (-) sang (+) được gọi là nhiễm lao.

2. Đường xâm nhập vào cơ thể của vi khuẩn

  • Đường hô hấp: phức hợp sơ nhiễm ở phổi 
  • Đường tiêu hoá: tổn thương sơ nhiễm ở ruột
  • Đường niêm mạc da: ổ loét sơ nhiễm ở da hoặc niêm mạc

3. Triệu chứng lâm sàng: Lao sơ nhiễm ở phổi 

Trẻ ho, sốt nhẹ về chiều, ăn kém, gầy sút cân, quấy khóc….. đã được điều trị kháng sinh nhưng không có kết quả

-Trẻ ho, sốt nhẹ về chiều, ăn kém, gầy sút cân, quấy khóc….. đã được điều trị kháng sinh nhưng không có kết quả      

-Thở khò khè, khó thở

-Khám phổi: không phát hiện được dấu hiệu bất thường. Hoặc có ran ngáy, ran rít 

-Có thể kèm theo các triệu chứng khác:

  • Ban nút đỏ ở mặt trước cẳng chân
  • Viêm kết mạc bọng nước

4. Các điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh tiến triển

Chưa tiêm BCG vaccine

  • Tuổi: từ 1 đến 5 tuổi
  • Có tiếp xúc với nguồn lây
  • Chưa tiêm BCG vaccine

5. Các xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán bệnh

a, Phản ứng Mantoux

-  Phản ứng có giá trị chẩn đoán LSN khi dương tính ở những đứa trẻ chưa tiêm BCG vaccine. Phát hiện được hiện tượng chuyển phản ứng giá trị chẩn đoán càng cao trong lao sơ nhiễm.

-  Với trẻ đã tiêm BCG vaccine: đường kính nốt sẩn > 15mm mới có ý nghĩa chẩn đoán.

b. Chụp Xquang phổi

Phải có ít nhất 1 trong 3 hình ảnh tổn thương sau:  

- Hạch trung thất to.   

- Phức hợp sơ nhiễm: gồm hạch trung thất to, ổ loét sơ  nhiễm (ổ Ghon, thường nằm ở thuỳ dưới phổi phải) và đường bạch huyết viêm nối hạch trung thất và ổ loét sơ nhiễm.

- Hạch trung thất to kèm hình mờ của thuỳ, phân thuỳ phổi (do hạch to chèn ép phế quản làm giảm thông khí của thuỳ, phân thuỳ phổi tương ứng) 

- Chụp CT scanner ngực để phát hiện sớm phức hợp sơ nhiễm

c. Tìm vi khuẩn lao

  • Bệnh phẩm: đờm, dịch dạ dày, dịch phế quản
  • Kỹ thuật: soi trực tiếp, thuần nhất, nuôi cấy, PCR

d. Xét nghiệm khác

-Soi phế quản:

  • Xác định chỗ dò hoặc chỗ chèn ép của hạch
  • Lấy dịch phế quản tìm vi khuẩn lao
  • Sinh thiết xuyên thành phế quản để phân tích tế bào, mô bệnh  

-Công thức máu

-Tìm kháng thể kháng lao trong máu: ELISA

6. Tiến triển và biến chứng 

a. Tiến triển

-Tiến triển tốt: ổ loét sơ nhiễm và hạch trung thất biến mất.

-Tiến triển không tốt: gây các biến chứng.

b. Biến chứng

  • Xẹp phổi
  • Phế quản phế viêm lao
  • Lao kê
  • Lao phổi
  • Lao các bộ phận khác trong cơ thể 

Bậc phụ huynh cần lưu ý đến trẻ nhiều hơn khi trẻ có một số những dấu hiệu liên quan đến thể bệnh trên. Đồng thời nên đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín, tin cậy để thăm khám và điều trị tốt, để nhằm phòng tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu mức độ nặng của bệnh mang lại.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/10/2021 - Cập nhật 28/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Lao sơ nhiễm- bệnh lao hay gặp ở trẻ em

Lao sơ nhiễm- bệnh lao hay gặp ở trẻ em

Bệnh lao sẽ có đường lây chủ yếu qua đường hô hấp. Một người bình thường sau khi nhiễm lao, thì tỷ lệ % nguy cơ bị lao sẽ là 10% trong suốt cả quãng đường của...

28/10/2021

1221 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG