Nội dung chính
  • 1. Lao phổi
  • 2. Lao màng phổi
  • 3. Lao màng tim
Nội dung chính
  • 1. Lao phổi
  • 2. Lao màng phổi
  • 3. Lao màng tim
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Lao phổi, lao màng phổi, lao màng tim: Các thể lao trong lồng ngực ở trẻ em, bạn đã biết?

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ có nguy cơ nhiễm bệnh và diễn biến của bệnh diễn ra nhanh chóng. Trẻ thường có những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều, thỉnh thoảng có sốt cao. Ngoài ra còn có thể có ho khan, khạc đờm, đau ngực, khó thở. Tùy vào từng bệnh lý mà mỗi thể có những triệu chứng bệnh khác nhau. Vậy hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu thông tin về bệnh lý lao phổi, lao màng phổi, lao màng tim của trẻ nhé.
Nội dung chính
  • 1. Lao phổi
  • 2. Lao màng phổi
  • 3. Lao màng tim

1. Lao phổi

Ở trẻ em: nhất là trẻ nhỏ, tổn thương phổi thường kèm theo tổn thương hạch trung thất đó là lao sơ nhiễm. Trẻ lớn tổn thương lao phổi giống người lớn, gọi là lao sơ nhiễm.

Lao sơ nhiễm

- Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng toàn thân:

  • Trẻ có hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài: sốt nhẹ về chiều và đêm, ra mồ hôi khi ngủ, sút cân, da xanh, ăn uống kém, quấy khóc…
  • Bệnh cũng có thể bắt đầu cấp tính: Trẻ sốt cao, mạch nhanh, kèm theo có ban nút đỏ ở mặt trước cẳng chân.

Triệu chứng cơ năng

  • Ho khan là triệu chứng hay gặp.
  • Khó thở: hay gặp ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng thực thể

  • Các triệu chứng khi khám phổi thường nghèo nàn: có thể có ran phế quản- khi hạch trung thất đè ép vào phế quản, gõ đục, rì rào phế nang ở một số vị trí của phổi.
  • Trong một số trường hợp có thể có viêm kết mạc bọng nước hoặc ban đỏ ở cẳng chân.

Soi phế quản: Cho biết tổn thương phế quản kèm theo, vị trí, mức độ phế quản hạch trung thất chèn ép và hút dịch dọc phế quản tìm vi khuẩn lao.

Cận lâm sàng của lao sơ nhiễm

Bệnh lao gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, gây nên các biến chứng nếu không được chữa kịp thời và có thể lây truyền. Người bệnh có thể đặt khám với bác sĩ chữa lao phổi giỏi ở Hà Nội để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặt lịch khám với bác sĩ lao phổi, hô hấp giỏi


Cận lâm sàng của lao sơ nhiễm

- Phản ứng da với Tuberculin

  • Nếu phát hiện được sự chuyển phản ứng: test tuberculin từ âm tính chuyển sang dương tính, thì có giá trị chẩn đoán.
  • Đường kính cục sần > 10 mm là phản ứng dương tính với hầu hết trẻ em
  • Đường kính cục sần > 5 mm là phản ứng dương tính với trẻ em nhiễm HIV hoặc suy dinh dưỡng nặng: Marasmus hoặc Kwashiorkor.

- Hình ảnh Xquang phổi

  • Phức hợp sơ nhiễm: 10-20% hình ảnh xquang của lao sơ nhiễm, còn gọi là phức hợp Ghon. Tổn thương gồm ổ loét sơ nhiễm: xăng sơ nhiễm, hạch trung thất to,nối với nhau bởi một đường mờ nhạt: đường hạch bị viêm. Ổ loét sơ nhiễm hay gặp ở thùy trên hoặc thùy dưới phổi phải, hình mờ nhạt đường kính dưới 1 cm. Hình hạch trung thất to là các bóng mờ đều ở các vùng rốn phổi hoặc dưới Carena.
  • Hình ảnh hay gặp hơn: 50-60% của lao sơ nhiễm là hạch trung thất to. Các nhóm hạch gặp nhiều là hạch dưới Carina, hạch cạnh khí quản, phế quản gốc phải, hạch cạnh khí quản, phế quản gốc trái.
  • Khi hạch to chèn ép phế quản có thể thấy hình xẹp phổi: mờ đồng đều, ở phân thùy, phế quản gốc trái.

- Cắt lớp vi tính lồng ngực: phát hiện rõ vị trí tổn thương, số lượng hạch nhiều hơn và chi tiết tổn thương ở nhu mô phổi, màng phổi, trung thất…

- Các xét nghiệm khác

  • Tìm vi khuẩn lao: tỷ lệ tìm thấy lao sơ nhiễm trong các bệnh phẩm thấp. Có thể tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm đối với trẻ lớn, trong dịch dạ dày đối với trẻ nhỏ. Kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật nhuộm soi kính, nuôi cấy từ 7% đến 25%. Áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử: PCR cho kết quả cao hơn 20-40%.
  • Xét nghiệm máu
  • Các xét nghiệm miễn dịch: phát hiện kháng nguyên vi khuẩn lao trong nước tiểu...

Lao phổi sau sơ nhiễm

Lao phổi sau sơ nhiễm thường gặp ở trẻ lớn. Các triệu chứng lâm sàng giống triệu chứng lâm sàng của lao phổi người lớn: sốt nhẹ, ho khạc đờm, đau ngực… Tổn thương ở phổi gồm các tổn thương cơ bản của bệnh lao: thâm nhiễm, nốt, xơ, hang…

Trẻ ở tuổi dậy thì có thể gặp thể lao đặc biệt là viêm phổi bã đậu” với triệu chứng lâm sàng rầm rộ: sốt cao, rét run, ho khạc nhiều đờm lẫn máu, mủ. Tổn thương trên xquang phổi: nhiều nốt kèm theo nhiều hang; xét nghiệm máu có bạch cầu tăng, trong đó tăng bạch cầu đa nhân trung tính (có thể có bạch cầu non trong máu ngoại vi), giảm tỷ lệ bạch cầu lympho. 

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Lao màng phổi

Lao màng phổi

Lao màng phổi có thể xảy ra sớm khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sau khi tổn thương ban đầu đã ổn định. Bệnh thường gặp ở trẻ hơn 10 tuổi, cũng có thể gặp ở trẻ 5 đến 10 tuổi. Vi khuẩn từ tổn thương ở phổi lan đến màng phổi bằng đường máu hoặc đường tiếp cận.

- Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau ngực, khó thở, có thể tím tái... khám phổi có hội chứng ba giảm.

- Chụp xquang phổi: Hình mờ góc sườn hoành (lượng dịch ít), hình mờ có giới hạn đường cong Damoisseau (lượng dịch trung bình), hoặc mờ cả một phổi (dịch nhiều).

- Dịch màng phổi là dịch tiết, màu vàng chanh, nhiều tế bào lympho, protein tăng (Rivalta (+), ADA tăng (>40u/1), IFN Y tăng, nuôi cấy vi khuẩn lao trong dịch màng phổi dương tính khoảng 20 – 40%, PCR- TB cho độ nhạy 75%, khi kết hợp với ADA độ nhạy tăng lên 90%.

3. Lao màng tim

- Lao màng tim chiếm khoảng 1 – 2% các thể lao ở trẻ em. Từ tổn thương ở phổi, vi khuẩn lan theo đường máu hoặc đường tiếp cận đến màng tim. Về giải phẫu, bệnh diễn biến qua bốn giai đoạn: Tràn dịch màng tim thanh tơ với nhiều bạch cầu đa nhân trung tính và các u hạt; Các lymphocyte thay thế bạch cầu đa nhân trung tính; Bã đậu hóa và dày màng tim; Viêm co thắt màng tim.

- Lâm sàng: Trẻ khó thở, đau ngực, sốt nhẹ về chiều, sụt cân, ăn kém các dấu hiệu thực thể có thể gặp là tĩnh mạch cổ nổi hai bên, mạch nghịch đảo, tiếng tim giảm âm độ, trẻ có thể bị sốc (khoảng 9%).

Các xét nghiệm cận lâm sàng

- Các xét nghiệm cận lâm sàng: 

  • Xquang chuẩn: tim to toàn bộ, mất các cung tim. 
  • Cắt lớp vi tính lồng ngực: có dịch màng tim, có thể có u lao ở cơ tim. 
  • Phản ứng Mantoux: thường dương tính. 
  • Siêu âm: có dịch màng tim, dày dính màng tim.
  • Dịch màng tim màu vàng chanh, dịch tiết (Rivalta (+)), PCR - TB độ nhạy  81%, độ đặc hiệu 75%; ADA >35u/l với độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 74%.

Đặc biệt lời khuyên hữu ích và có hiệu quả đến những bậc phụ huynh là khi phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường và nặng dần lên theo thời gian thì không nên điều trị tại nhà mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Phương pháp phòng chống lao tối ưu hiện nay là tiêm phòng vaccin chống lao BCG cho trẻ ngay sau sinh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2021 - Cập nhật 08/03/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

28/11/2021

1089 Lượt xem

5 Phút đọc

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1326 Lượt xem

4 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao màng phổi

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao màng phổi

Ngoài quá trình tuân thủ phác đồ điều trị, thời gian nghỉ ngơi đúng nguyên tắc được đề ra, thì bên cạnh đó người mắc bệnh lao phổi cũng cần đặt ra và đạt được...

28/11/2021

2381 Lượt xem

3 Phút đọc

Tràn khí màng phổi: bệnh lý cấp cứu nguy hiểm trong lao

Tràn khí màng phổi: bệnh lý cấp cứu nguy hiểm trong lao

Tràn khí màng phổi (TKMP) được định nghĩa là sự xuất hiện khí trong khoang màng phổi do tổn thương những lá màng phổi, gây ra xẹp một phần hay toàn bộ một...

28/11/2021

2096 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG