Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của lao hạch bạch huyết
  • 2. Lao hạch bạch huyết dễ nhầm lẫn với các bệnh lý
  • 3. Bệnh lao hạch bạch huyết có thực sự nguy hiểm?
  • 4. Tiến triển, biến chứng, điều trị, phòng bệnh lao hạch bạch huyết
Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của lao hạch bạch huyết
  • 2. Lao hạch bạch huyết dễ nhầm lẫn với các bệnh lý
  • 3. Bệnh lao hạch bạch huyết có thực sự nguy hiểm?
  • 4. Tiến triển, biến chứng, điều trị, phòng bệnh lao hạch bạch huyết
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Lao hạch bạch huyết: mức độ nguy hiểm của thể bệnh này như thế nào?

Bệnh lao hạch bạch huyết là một bệnh lý ít gây nguy hiểm, không gây tử vong, có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong trường hợp phát hiện sớm nhưng bệnh khá phổ biến và diễn biến thường kéo dài. Nhưng không vì vậy mà bạn có thể chủ quan khi bắt gặp các triệu chứng của bệnh. Bệnh lao hạch bạch huyết có những ảnh hưởng khó khăn không nhỏ đến sinh hoạt, thường để sẹo dị dạng gây mất thẩm mỹ.
Nội dung chính
  • 1. Các thể lâm sàng của lao hạch bạch huyết
  • 2. Lao hạch bạch huyết dễ nhầm lẫn với các bệnh lý
  • 3. Bệnh lao hạch bạch huyết có thực sự nguy hiểm?
  • 4. Tiến triển, biến chứng, điều trị, phòng bệnh lao hạch bạch huyết

1. Các thể lâm sàng của lao hạch bạch huyết

Bệnh lao hạch bạch huyết là một bệnh lý  ít gây nguy hiểm

- Thể lao hạch bã đậu

Là thể lao hạch có triệu chứng điển hình, hay gặp, gặp ở mọi lứa tuổi, dễ chẩn đoán, điều trị, có kết quả, tiên lượng tốt.

- Lao hạch thể u hạch

Là thể lao hạch triệu chứng không điển hình, ít gặp ở trẻ em hạch thường đơn độc, sờ cứng, đau, hạn chế di động, chẩn đoán khó, thường dễ nhầm với hạch to do các nguyên nhân khác.

- Lao hạch thể viêm nhiều nhóm hạch

Tổn thương có thể ở nhiều vị trí khác nhau, lúc đầu có thể hạch ở cổ sau xuất hiện ở nách, bẹn. Chẩn đoán khó, thường dễ nhầm với các bệnh lý khác của bệnh.

- Lao hạch đơn thuần hay có phối hợp với các bệnh lao ở cơ quan khác

Ngoài triệu chứng của bệnh lao hạch còn kèm theo các triệu chứng của lao ở các cơ quan khác phối hợp.

2. Lao hạch bạch huyết dễ nhầm lẫn với các bệnh lý

Lao hạch bạch huyết

  • Viêm hạch do vi khuẩn ngoài lao: Bệnh tiến triển có tính chất cấp tính, bệnh nhân sốt cao, hạch sưng to kèm nóng, đỏ, đau.
  • Viêm hạch do virus: Hạch sưng ở nhiều vị trí khác nhau, thường có yếu tố dịch tễ, bệnh diễn biến thành dịch, không cần điều trị bệnh cũng tự khỏi.
  • Phản ứng hạch do nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng: Hạch sưng to, đau, nóng đỏ, khám thấy có ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng kèm theo. Điều trị bằng kháng sinh thông thường ổ nhiễm khuẩn ổn định, hạch sẽ mất đi nhanh.
  • Hạch di căn ung thư: Hạch rắn chắc, gồ ghề, di động, có các triệu chứng của bệnh ung thư đi kèm.
  • Bệnh Hodgkin: Thường xuất hiện hạch to ở cổ, thượng đòn, có thể có nhiều hạch sưng to nhưng không đau, kèm theo sốt, ngứa ngoài da, khám thấy lách to.
  • Bệnh bạch cầu cấp: Hạch to ở nhiều vị trí, kèm theo sốt cao, thiếu máu, xuất huyết.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Bệnh lao hạch bạch huyết có thực sự nguy hiểm?

Lao hạch bạch huyết có nguy hiểm không? Đây là một bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể chữa khỏi. Bệnh lý này không phải là bệnh lây nhiễm nên chủ yếu là cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh, tránh tình trạng vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác trong cơ thể.

Tuy nhiên không nên chủ quan vì đây là một bệnh khá phổ biến, có diễn tiến kéo dài và thường để lại nhiều di chứng gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Một số bệnh nhân bị bệnh nặng, để lại những vết sẹo dị dạng mất thẩm mỹ khiến họ cảm thấy tự ti và gặp nhiều áp lực về tinh thần.

Một điều cần lưu ý nữa là bệnh có chữa khỏi được không phụ thuộc rất lớn vào sức đề kháng của người bệnh. Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động giữ gìn sức khỏe để hỗ trợ cho việc điều trị có kết quả tốt nhất.

4. Tiến triển, biến chứng, điều trị, phòng bệnh lao hạch bạch huyết

Tiến triển tốt: Lao hạch bạch huyết nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc bệnh sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng.

- Tiến triển

  • Tiến triển tốt: Lao hạch bạch huyết nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc bệnh sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng.
  • Tiến triển xấu: Lao hạch bạch huyết nếu được chẩn đoán muộn, điều trị muộn, không đúng nguyên tắc bệnh sẽ không khỏi và để lại nhiều di chứng.

- Biến chứng

Hạch to nhuyễn hóa, rò mủ kéo dài, dễ tái phát. Hạch to, dính với nhau thành đám, chèn ép vào thần kinh, có khi phải can thiệp ngoại khoa. Có thể gây lao lan tràn với các cơ quan khác.

- Nguyên tắc điều trị chung

  • Điều trị nội khoa là chính, phối hợp các thuốc chống lao, điều trị đủ liều, đủ thời gian, chia làm hai giai đoạn tấn công và duy trì, điều trị có kiểm soát.
  • Phối hợp corticoid
  • Phối hợp các thuốc nâng cao thể trạng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng.

Điều trị cụ thể

  • Điều trị nguyên nhân
  • Điều trị triệu chứng: Nếu bệnh nhân sốt cho thuốc hạ sốt, nếu đau cho thuốc giảm đau...
  • Điều trị chống viêm, chống xơ hóa hạch

Điều trị tại chỗ

Nâng cao thể trạng

Điều trị ngoại khoa kết hợp

  • Điều trị ngoại khoa kết hợp với điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa trong những trường hợp hạch to vỡ, hạch chèn ép thần kinh, mạch máu gây đau, hạch to, dính.

- Phòng bệnh

  • Phòng mắc: Tránh tiếp xúc với nguồn lây, tiêm phòng lao bằng vaccin BCG cho trẻ em đầy đủ, đúng kỹ thuật. Điều trị triệt để các thể lao tiên phát, giải quyết tốt các yếu tố thuận lợi mắc lao hạch.
  • Phòng tái phát: Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng nguyên tắc.

Bệnh lao hạch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, vậy làm thế nào để hạn chế khả năng mắc bệnh? Như nhiều bệnh lý khác, tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh.

Ngoài ra một số cách dưới đây cũng có thể giúp phòng tránh bệnh:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý
  • Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế rượu, bia
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, nhất là đối với người lớn tuổi và trẻ em.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần/ngày. Cần phải thăm khám, chữa trị và xử lý ngay khi mắc các bệnh về răng miệng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/11/2021 - Cập nhật 22/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Các thể lao ngoài lồng ngực ở trẻ - Các biểu hiệu và lưu ý

Trẻ em là nhóm đối tượng khó chẩn đoán bệnh lao hơn rất nhiều so với người lớn. Bệnh lao gặp ở trẻ cũng dễ dàng có những triệu chứng gây nhầm lẫn với một số...

28/11/2021

369 Lượt xem

4 Phút đọc

Lao hạch bạch huyết: thể lao ngoài phổi đang có xu hướng...

Lao hạch bạch huyết: thể lao ngoài phổi đang có xu hướng...

Khi nhắc đến bệnh lao người ta thường nghĩ đến bệnh hô hấp thường xuyên xuất hiện ở phổi nhưng không chỉ vậy mà lao còn xuất hiện ở nhiều cơ quan, bộ phận khác ...

27/11/2021

934 Lượt xem

5 Phút đọc

Lao hạch bạch huyết: mức độ nguy hiểm của thể bệnh này như...

Lao hạch bạch huyết: mức độ nguy hiểm của thể bệnh này như...

Bệnh lao hạch bạch huyết là một bệnh lý ít gây nguy hiểm, không gây tử vong, có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong trường hợp phát hiện sớm nhưng bệnh khá phổ...

22/11/2021

1906 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG