Nội dung chính
  • 1. Bệnh do liên cầu lợn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đường lây truyền bệnh
  • 4. Triệu chứng khi mắc bệnh
Nội dung chính
  • 1. Bệnh do liên cầu lợn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đường lây truyền bệnh
  • 4. Triệu chứng khi mắc bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

‘’Lạnh sống lưng’’ trước hình ảnh cơ thể bị phá hủy do nhiễm liên cầu lợn!

Nhiễm bệnh do liên cầu lợn là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm. Người bệnh nếu không được kịp thời chữa trị sẽ dẫn tới bệnh lý viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây nên tình trạng choáng và có thể để lại di chứng nặng nề đối với người bệnh (ù tai giảm thính lực, điếc hoàn toàn không hồi phục). Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Bệnh do liên cầu lợn là bệnh lý?
  • 2. Tác nhân gây bệnh
  • 3. Đường lây truyền bệnh
  • 4. Triệu chứng khi mắc bệnh

1. Bệnh do liên cầu lợn là bệnh lý?

Nhiễm khuẩn do liên cầu lợn - Streptococcus suis (s suis) thường thấy ở các nước có ngành công nghiệp chế biến thịt lợn phát triển.

Nhiễm khuẩn do liên cầu lợn - Streptococcus suis (s suis) thường thấy ở các nước có ngành công nghiệp chế biến thịt lợn phát triển. S, suis cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, đường tiêu hoá và sinh dục của lợn. Người bị bệnh có thể do tiếp xúc trực tiếp với lợn hay thịt lợn nhiễm S. suis chưa nấu chín. Bệnh lây truyền từ lợn sang người qua các vết thương trên da như vết cắt, trầy xước. Biểu hiện bệnh lý ở người bao gồm viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm phổi.

2. Tác nhân gây bệnh

S. suis là cầu khuẩn bắt màu gram dương, có hình trứng hoặc thon dài, đứng riêng lẻ, xếp đôi hoặc xếp thành chuỗi ngắn, không di động, thường có vỏ, đường kính 2 m. S. suis là những vi khuẩn có thể mọc trên môi trường hiếu kỵ khí tùy tiện. Trên thạch máu, khuẩn lạc của S. suis nhỏ, đường kính 0, 5 1 mm, hơi xám hoặc trong suốt, hơi nhày. Vi khuẩn thường sản xuất vòng tan máu hẹp trên thạch máu ngựa và vòng tan máu trên thạch máu cừu.

Kháng nguyên: Đến nay, người ta đã biết đến 35 type huyết thanh của S. suis dựa vào cấu trúc kháng nguyên của vỏ (từ type 1 đến type 34 và type 1/2), trong đó type 2 là type hay gây bệnh ở người.

Đường lây truyền bệnh chính, nhưng ít được quan tâm là qua tiếp xúc với dịch tiết của lợn đã bị nhiễm S. suis

Đường lây truyền bệnh chính, nhưng ít được quan tâm là qua tiếp xúc với dịch tiết của lợn đã bị nhiễm S. suis.

3. Đường lây truyền bệnh

Đường lây truyền bệnh chính, nhưng ít được quan tâm là qua tiếp xúc với dịch tiết của lợn đã bị nhiễm S. suis tại các vết thương trên da hoặc qua đường tiêu hóa khi ăn thịt lợn chưa nấu chín. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xác định được đường lây thật sự là đường hô hấp hay qua các tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa. Một số trường hợp đã được ghi nhận, có thể lây truyền qua đường hô hấp nhưng sự lây truyền giữa người với người chưa được ghi nhận.

Từ năm 1968 đến năm 1998 đã có 175 trường hợp nhiễm S, suis được mô tả trên toàn thế giới. Cho đến năm 2007, trên thế giới có hơn 400 trường hợp mắc bệnh do S. suis đã được báo cáo, trong đó chủ yếu ở Trung Quốc, Thái Lan và Hà Lan. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở người là do S. suis type 2, một số ít do các typ huyết thanh khác như type 4, type 14, type 1.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

4. Triệu chứng khi mắc bệnh

a. Viêm màng não mů do S. suis

Viêm màng não mủ do S, suis chiếm tỷ lệ 84,6% trong số các trường hợp nhiễm khuẩn do S. suis ở châu Âu, và 75,2% ở châu Á. . Đặc điểm lâm sàng của viêm màng não mủ do S. suis cũng giống với viêm màng não mủ do các căn nguyên thông thường khác. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh thường ngắn, hội chứng màng não rõ, rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau như mê sảng, kích thích, hôn mê, giảm thính lực, thậm chí điếc hai tai, thất điều, rối loạn điều hòa tư thế , động tác, run đầu chi, liệt thần kinh sọ và có thể có suy thận nhẹ, phát ban kèm theo xuất huyết

Viêm màng não mủ do S, suis

Viêm màng não mủ do S, suis.

Xét nghiệm: Số lượng bạch cầu trong máu thường tăng cao, số lượng tiểu cầu thường giảm (dưới 100.000/mm). Chọc dịch não tuỷ cho thấy các tính chất của một viêm màng não mủ với dịch não tuỷ đục, tế bào dịch não tủy tăng cao (từ vài trăm đến vài nghìn tế bào/mm), trong đó đa số là bạch cầu đa nhân trung tính, albumin dịch não tuỷ tăng, đường giảm mạnh thậm chí không đo được. Bệnh diễn biến thường kéo dài. Biến chứng điếc và rối loạn tiền đình thường hay gặp ở các bệnh nhân viêm màng não do S. suis.

b. Nhiễm khuẩn huyết do S. suis

Đây là bệnh cảnh lâm sàng hay gặp của nhiễm khuẩn do S. suis, đứng thứ 2 sau viêm màng não (15,4% ở châu Âu và 18,6% ở châu Á). Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do S. suis thường có thời gian ủ bệnh ngắn, có các biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau cơ toàn thân, triệu chứng dạ dày ruột (buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng), ban xuất huyết hoại tử, hôn mê, suy gan, suy thận, ARDS. Nặng hơn là rối loạn đông máu như đông máu nội mạc rải rác, truỵ mạch và tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Tình trạng nhiễm khuẩn huyết.

Hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu (Streptococcal Toxic Shock Syndrom. STSS) có thể gặp ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.

c. Các biểu hiện lâm sàng khác của nhiễm khuẩn do S.suis

- Viêm nội tâm mạc do S. suis

Viêm nội tâm mạc do S. suis chiếm tỷ lệ 2,2% ở châu Âu và 7,8% ở châu Á.

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp bao gồm sốt, suy tim sung huyết, đau ngực, siêu âm thấy có cục sùi ở van tim (chủ yếu là van động mạch chủ), rối loạn nhịp tim và cấy máu phát hiện được S. suis.

- Viêm nội nhãn do S. suis

Viêm nội nhãn do S. suis ít gặp, chiếm tỷ lệ thấp (2,2% ở châu Âu và 0,8% châu Á). Các biểu hiện lâm sàng thường gặp bao gồm: giảm thị lực, đau mắt, viêm xung huyết kết mạc mắt. Khám mắt cho thấy có viêm mủ nội nhãn. Cấy dịch kính phát hiện được S. suis.

- Các bệnh cảnh lâm sàng khác có thể gặp ở nhiễm khuẩn do S. suis bao gồm: viêm dạ dày ruột (1117,1%), viêm khớp (9, 910,9%), viêm phổi (1, 64,4%), viêm phúc mạc (1 trường hợp), viêm màng nhện tủy.

Để phòng bệnh thì những người chăn nuôi, giết mổ lợn nên sử dụng bảo hộ lao động. Trong chế biến thịt lợn nên nấu chín kỹ; tránh ăn tiết canh, huyết hậu, huyết xào, dồi trường hấp tái...

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/01/2022 - Cập nhật 17/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4463 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

956 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG