Nội dung chính
  • 1. Thói quen tập luyện thể thao hàng ngày, hạn chế ngồi yên một chỗ
  • 2. Tránh căng thẳng, stress
  • 3. Chế độ ăn hợp lý
  • 4. Ngủ đủ giấc
  • 5. Dừng việc hút thuốc
  • 6. Uống đủ nước mỗi ngày
  • 7. Duy trì cân nặng hợp lý
  • 8. Hạn chế uống rượu bia
  • 9. Thăm khám kiểm tra định kỳ
Nội dung chính
  • 1. Thói quen tập luyện thể thao hàng ngày, hạn chế ngồi yên một chỗ
  • 2. Tránh căng thẳng, stress
  • 3. Chế độ ăn hợp lý
  • 4. Ngủ đủ giấc
  • 5. Dừng việc hút thuốc
  • 6. Uống đủ nước mỗi ngày
  • 7. Duy trì cân nặng hợp lý
  • 8. Hạn chế uống rượu bia
  • 9. Thăm khám kiểm tra định kỳ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Làm thế nào để có thể kiểm soát được các yếu tố nguy cơ tim mạch?

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Gánh nặng của bệnh lý tim mạch đang ngày càng gia tăng để lại những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình và xã hội. Vậy làm thế nào để kiểm soát yếu tố nguy cơ tim mạch một cách có hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Thói quen tập luyện thể thao hàng ngày, hạn chế ngồi yên một chỗ
  • 2. Tránh căng thẳng, stress
  • 3. Chế độ ăn hợp lý
  • 4. Ngủ đủ giấc
  • 5. Dừng việc hút thuốc
  • 6. Uống đủ nước mỗi ngày
  • 7. Duy trì cân nặng hợp lý
  • 8. Hạn chế uống rượu bia
  • 9. Thăm khám kiểm tra định kỳ

Một số giải pháp kiểm soát nguy cơ tim mạch

Để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi lối sống hàng ngày của mình bằng thay đổi chế độ ăn uống và xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Khi xây dựng được cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, chế độ tập luyện hiệu quả thì sẽ giúp đã nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật. Dưới đây là một số cách kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:

1. Thói quen tập luyện thể thao hàng ngày, hạn chế ngồi yên một chỗ

Duy trì thói quen tập luyện thể dục hàng ngày thực sự tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là sức khỏe tim mạch, giúp trái tim và thành mạch máu thêm dẻo dai. Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút để có thể luyện tập thậm chí là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… đây là những môn thể thao được nhiều người lựa chọn và ưa chuộng. Điều này giúp làm giảm lượng cholesterol và trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên bạn cũng cần điều chỉnh phương pháp và mức độ hoạt động sao cho phù hợp thể lực, tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả nhất.

Mặt khác sức khỏe tim mạch có thể chuyển biến xấu hơn nếu bạn ngồi yên một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ hay còn được gọi là lối sống tĩnh tại. Việc ngồi một chỗ quá lâu, không vận động đi lại sẽ khiến cho lượng calo trong cơ thể không bị đốt cháy, quá trình chuyển hóa đường, chất béo trong cơ thể sẽ gặp khó khăn, lâu ngày ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch. Do đó hãy chủ động đứng lên đi lại xung quanh nơi làm việc ít nhất là 45 phút 1 lần. Điều này được coi là giải pháp bảo vệ tim mạch quan trọng.

2. Tránh căng thẳng, stress

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng, mệt mỏi, stress sẽ là yếu tố nguy cơ tim mạch. Bạn có thể tham gia vào các cuộc vui, ăn uống cùng bạn bè để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Cần giảm thiểu tối đa khoảng thời gian bản thân ở một mình, buồn bã, suy nghĩ tiêu cực,… điều này sẽ không hề tốt cho trái tim của bạn.

Tránh sự căng thẳng

Tránh sự căng thẳng

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

3. Chế độ ăn hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là giải pháp nhằm kiểm soát yếu tố nguy cơ tim mạch hiệu quả. Bạn nên ăn dưới 5 gram muối mỗi ngày, không nên ăn quá mặn. Nên lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như ăn nhiều rau củ, trái cây. Trong trái cây, rau xanh có nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất nhưng lại cung cấp ít calo, từ đó giúp hạn chế tăng cân. Hạn chế ăn mỡ động vật nên ăn dầu thực vật sẽ giúp cho trái tim của bạn khỏe mạnh hơn. Với một chế độ ăn uống ít mỡ, ít chất béo, ít hàm lượng cholesterol sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, duy trì huyết áp ở mức bình thường từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Ngoài ra những thực phẩm chứa nhiều chất xơ và tinh bột như lúa mì, ngũ cốc, yến mạch,… cũng là biện pháp phòng chống nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất tốt. Bạn cần tránh những thực phẩm chế biến sẵn hay các loại đồ ăn nhanh vì những thức ăn này có chứa hàm lượng muối cao, nhiều chất béo,… làm tăng huyết áp và gây bệnh lý về tim mạch.

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mỗi người và rất quan trọng trong việc kiểm soát nguy cơ tim mạch. Cơ thể người trưởng thành cần có thời gian nghỉ ngơi sâu để cho quá trình đào thải chất diễn ra tốt hơn cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi phù hợp sau một ngày làm việc của cơ thể. Khi chìm đắm vào giấc ngủ nhịp tim, huyết áp giảm xuống, cơ thể sẽ được hồi phục và thư giãn giúp trái tim khỏe mạnh và làm việc tốt hơn.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

5. Dừng việc hút thuốc

Việc sử dụng thuốc lá (thuốc lào) thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp ảnh hưởng tới phổi, dẫn tới đột quỵ do tích tụ những cục máu đông. Khói thuốc cũng làm ảnh hưởng tới những người xung quanh gây nên các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu,… đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim. Việc ngưng sử dụng thuốc lá ngay hôm nay là giải pháp bảo vệ tim mạch hiệu quả.

Dừng hút thuốc

6. Uống đủ nước mỗi ngày

Mỗi ngày, bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Quá trình lưu thông máu sẽ diễn ra dễ dàng hơn, quá trình đào thải chất có hại trong cơ thể cũng sẽ thông suốt và được đảm bảo nếu như bạn bổ sung đủ lượng nước hàng ngày.

7. Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý do tăng cân béo phì là nguy cơ gây tăng huyết áp và bệnh lý về tim mạch. Bạn cần kiểm tra cân nặng thường xuyên để kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, giảm lượng calo đưa vào cơ thể. Đồng thời tăng cường luyện tập thể thao để tiêu hao bớt calo dư thừa. Bên cạnh đó cũng cần duy trì vòng bụng trong giới hạn cho phép: <90cm với nữ và <80cm với nam.

8. Hạn chế uống rượu bia

Uống rượu bia làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý nền như xơ gan, suy thận. Do đó không nên lạm dụng rượu bia quá mức góp phần phòng chống tăng huyết áp và tai biến mạch máu não hiệu quả nhất.

9. Thăm khám kiểm tra định kỳ

Khám định kỳ

Một giải pháp nhằm kiểm soát nguy cơ tim mạch nói riêng và sức khỏe nói chung là việc thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bạn có thể kiểm tra các vấn đề về đường máu, thành phần mỡ máu,… để có những giải pháp điều trị kịp thời trước khi tình trạng trở nên xấu hơn. Nếu biết mình có nguy cơ thì cần lên kế hoạch thực hiện lối sống lành mạnh một cách tích cực để cải thiện sức khỏe.

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp nhằm kiểm soát yếu tố nguy cơ tim mạch. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin kiến thức bổ ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm, hiểu biết trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn sớm nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/10/2021 - Cập nhật 30/01/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

49 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

87 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

53 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

37 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG