Nội dung chính
  • 1. Hậu sản là gì? 
  • 2. Điều gì xảy ra với cơ thể sản phụ trong thời kì hậu sản?
Nội dung chính
  • 1. Hậu sản là gì? 
  • 2. Điều gì xảy ra với cơ thể sản phụ trong thời kì hậu sản?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Để hậu sản không còn là nỗi lo: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sản phụ sau sinh?

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Hậu sản là thuật ngữ dùng để chỉ khoảng thời gian từ sau khi sinh em bé đến hết 42 ngày (6 tuần). Tùy từng cơ địa mà mỗi phụ nữ sẽ có thời gian để hồi phục nhanh hay chậm, nhưng trung bình thời gian hậu sản là 6 tuần. Trong thời gian này, cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi để dần trở về như trước khi mang bầu. Bác sĩ có một số chia sẻ như sau để các sản phụ sau sinh dễ dàng đón nhận và có một thời gian hậu sản dễ dàng, cơ thể dễ hồi phục.
Nội dung chính
  • 1. Hậu sản là gì? 
  • 2. Điều gì xảy ra với cơ thể sản phụ trong thời kì hậu sản?

1. Hậu sản là gì? 

Hậu sản là khoảng thời gian kéo dài 6 tuần lễ sau sinh. Trong thời gian này các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai, trừ tuyến vú sẽ tiếp tục phát triển để tiết sữa. 

2. Điều gì xảy ra với cơ thể sản phụ trong thời kì hậu sản?

Thời kỳ hậu sản được đánh dấu bằng các hiện tượng chính là:

1. Sự co hồi tử cung: 

Ngay sau khi sổ nhau, tử cung sẽ co thành một khối cứng gọi là cầu an toàn giúp cầm máu sau sinh, khối này sẽ co cứng liên tục 3-4 giờ. Sau đó tử cung sẽ đi vào giai đoạn hậu sản thực sự với những cơn co bóp để tống sản dịch ra ngoài âm đạo. Đây là lúc mà các sản phụ thấy đau nhiều, thậm chí với nhiều sản phụ đau không kém gì đau đẻ. Cùng với sự giảm dần của sản dịch, các cơn co tử cung sẽ giảm dần đi trong những ngày kế tiếp, sản phụ sẽ đỡ đau hơn.          

                   Điều gì xảy ra với cơ thể sản phụ trong thời kì hậu sản?

Điều gì xảy ra với cơ thể sản phụ trong thời kì hậu sản?

2. Sự tiết sản dịch: 

Sản dịch gồm mảnh vụn màng rụng, máu đông nhỏ nơi rau bám trong buồng tử cung, dịch máu loãng do hòa với dịch tiết từ vết thương của vị trí vết rạch tầng sinh môn. Sản dịch có mùi tanh nồng và vô trùng. Ngày thứ 2-3, sản dịch có màu đỏ tươi sau đó sậm như bã trầu, ngày thứ 4 sản dịch loãng hơn, lẫn với chất nhày lờ lờ máu cá, từ ngày 8-12: sản dịch là một chất nhầy trong và ít dần đi.

 Để hậu sản không còn là nỗi lo: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sản phụ sau sinh?     theo dõi sản dịch.jpg

3. Sự lên sữa và tiết sữa

Khi mang thai 3 tháng cuối, thai phụ đã có sữa non. Ngay sau sinh, mẹ nên cho bé bú luôn để có thể đón được những giọt sữa non quý giá giàu kháng thể. Sau sinh 2-3 ngày, mẹ sẽ có sữa trưởng thành. Vú sẽ cương cứng và có thể nhầm là tắc tia sữa, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần trẻ bú. Các mẹ không nên cho trẻ bú bình ngay sẽ dẫn đến bé quen bình và không chịu bú mẹ, rất dễ dẫn đến tắc tia sữa, tai hại đấy các mẹ nhé! 

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

4 Một vài thay đổi trên cơ thể

Một vài sản phụ sau sinh có thể có cơn rét run do mất nhiệt và mệt mỏi. Tuy nhiên rét run ngắn và mau hết, ăn cháo thịt nạc, ấm sẽ giúp sản phụ nhanh hết rét run. Ngoài ra, sau sinh một vài mẹ có hiện tượng bí tiểu, tiểu không tự chủ… do chấn thương đường tiểu trong quá trình rặn sinh.

Một vài thay đổi trên cơ thể

5. Kinh non

Vào khoảng ngày 12-18, sản phụ có thể ra chút máu đỏ tươi từ âm đạo trong 1-2 ngày, đó là kinh non, hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm. Còn kỳ kinh thực sự đầu tiên sau sinh thường kéo dài hơn và ra máu nhiều hơn bình thường. Nếu cho con bú, kỳ kinh đầu tiên thường đến sau 6-8 tháng hoặc có thể đến sau khi cai sữa cho bé. Nếu không cho bé bú hoặc bú không hoàn toàn, kì kinh đầu tiên sẽ đến vào khoảng thứ 4-6 sau sinh.

6. Vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ ở bụng

Để em bé ra đời ăn toàn cho cả mẹ và con bác sĩ thường chủ động rạch tầng sinh môn để làm rộng đường ra cho bé. Điều này sẽ để lại vết thương từ 3-5 cm ở phía ngoài, 3-4 cm ở phía trong âm đạo. Các vết thương này thường mau lành do tưới máu tầng sinh môn nhiều tuy nhiên cũng dễ nhiễm trùng. Hiện nay, hầu hết là khâu bằng chỉ tự tiêu không phải cắt chỉ, tùy từng cơ địa mà có thể trên dưới 1 tháng là chỉ tiêu hết. 

 

Hậu sản diễn ra như thế nào?hậu sản- rạch bụng.jpg

 

42 ngày hậu sản là quãng thời gian thử thách để cơ thể sản phụ trở về với sinh lý trước khi mang thai. Việc nắm được diễn biến thay đổi cơ thể sẽ giúp sản phụ và người nhà chủ động theo dõi và phát hiện điều bất thường. Chúc các sản phụ có thời kỳ hậu sản khỏe mạnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

15317 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

1999 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

683 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

654 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG