Nội dung chính
  • 1. Không nên can thiệp trừ khi ho không có hiệu quả (ho yếu) hoặc trẻ mất ý thức
  • 2. Cách xử lý trẻ bị hóc dị vật, trẻ không thể ho, tím tái, không thở được 
  • 3. Chú ý quan trọng ba mẹ cần biết khi xử lý trẻ bị hóc dị vật:
Nội dung chính
  • 1. Không nên can thiệp trừ khi ho không có hiệu quả (ho yếu) hoặc trẻ mất ý thức
  • 2. Cách xử lý trẻ bị hóc dị vật, trẻ không thể ho, tím tái, không thở được 
  • 3. Chú ý quan trọng ba mẹ cần biết khi xử lý trẻ bị hóc dị vật:
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?

Tham vấn y khoa:
Trẻ em là đối tượng hiếu động, tò mò với thế giới xung quanh. Các bé sẵn sàng cho mọi thứ bên ngoài vào miệng để ăn uống trong trạng thái cười đùa. Ba mẹ đã bao giờ gặp trường hợp trẻ khỏe mạnh, đang chơi vui vẻ hoặc đang ăn, đột nhiên trẻ ho sặc sụa, nôn ọe; hoặc nặng hơn, trẻ không ho được, thở rít và tím tái?
Nội dung chính
  • 1. Không nên can thiệp trừ khi ho không có hiệu quả (ho yếu) hoặc trẻ mất ý thức
  • 2. Cách xử lý trẻ bị hóc dị vật, trẻ không thể ho, tím tái, không thở được 
  • 3. Chú ý quan trọng ba mẹ cần biết khi xử lý trẻ bị hóc dị vật:

Trường hợp nhiều khả năng trẻ bị hóc dị vật( thức ăn, đồ chơi, vật dụng trong nhà...). Trong trường hợp này ba mẹ cần biết rõ cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật để có thể đảm bảo an toàn, thậm chí cứu mạng trẻ. Cách xử lý phụ thuộc vào tình trạng của trẻ ở thời điểm cấp cứu và độ tuổi của trẻ.

1. Không nên can thiệp trừ khi ho không có hiệu quả (ho yếu) hoặc trẻ mất ý thức

Ho tự nhiên thường có hiệu quả hơn bất kì biện pháp nào.

C:\Users\Toom\Desktop\ho.png

 

2. Cách xử lý trẻ bị hóc dị vật, trẻ không thể ho, tím tái, không thở được 

a. Trẻ dưới 1 tuổi (sơ sinh và nhũ nhi)

Bước 1: Thực hiện động tác vỗ lưng:

 

C:\Users\Toom\Desktop\vỗ lưng pic 1.png

 

  • Úp mặt trẻ xuống, đầu thấp nhất, dọc theo cẳng tay ba mẹ.
  • Để tay lên đùi, đỡ đầu trẻ bằng bàn tay.
  •  
  • Vỗ 5 cái giữa vùng lưng và vai của trẻ bằng gót của lòng bàn tay còn lại.

C:\Users\Toom\Desktop\vỗ lưng 2.png

  • Lật ngược trẻ lại
  • Kiểm tra miệng, lấy bất kì dị vật nào từ miệng bằng ngón tay của ba mẹ

Bước 2: Thực hiện động tác ấn ngực: áp dụng khi thực hiện bước 1 mà dị vật chưa ra.

 

C:\Users\Toom\Desktop\ấn ngực 1.png

  • Đặt 2 ngón tay tại xương ức, vị trí giữa 2 núm vú
  • Thực hiện ấn ngực: ấn 2 ngón tay xuống, tần suất 1 lần/ giây, ấn 5 lần, dừng lại nếu tắc nghẽn được giải quyết

Bước 3: Gọi cấp cứu 115: nếu sau 5 lần vỗ lưng, 5 lần ấn ngực không lấy được dị vật ra. 

  • Nếu trẻ còn tỉnh:  tiếp tục vỗ lưng, ấn ngực cho đến khi vấn đề tắc nghẽn được giải quyết hoặc nhân viên y tế đến.
  • Nếu trẻ trở nên không phản ứng: hãy bắt đầu tiến hành CPR( Cardiopulmonary Resuscitation- Hồi sức tim phổi)

 

b. Trẻ trên 1 tuổi: 

Bước 1: Thực hiện động tác vỗ lưng

 

C:\Users\Toom\Desktop\vỗ lưng lớn.png

 

  • Trẻ đứng ở tư thế hơi, cúi về trước, 2 tay bắt chéo ôm ngực.
  • Ba mẹ vỗ vào lưng, vị trí giữa 2 xương bả vai của trẻ bằng gót của lòng bàn tay với độ rung và áp lực mạnh để đẩy dị vật ra ngoài, vỗ 5 cái hoặc đến khi dị vật ra ngoài
  •  
  • Nếu dị vật ra ngoài, dùng tay lấy dị vật trong miệng trẻ ra.

Bước 2:Thực hiện nghiệm pháp Heimlich: khi thực hiện 5 động tác vỗ lưng trẻ không hết tắc nghẽn.

 

C:\Users\Toom\Desktop\heimlich 1.png

  • Đứng hoặc quỳ phía sau, vòng tay quanh eo trẻ
  • Tạo thành nắm đấm với một tay
  • Đặt ngón tay cái của nắm đấm vào giữa bụng, ngay trên rốn của trẻ
 
 

C:\Users\Toom\Desktop\heimlich 2.png

 

  • Nắm chặt nắm đấm của tay ba mẹ bằng tay kia 
  • Ấn vào bụng trẻ với một lực đẩy mạnh, nhanh và hướng lên trên.
  •  
  • Lặp lại động tác ấn vào bụng trẻ cho tới khi dị vật được đẩy ra ngoài.

 

Bước 3: Gọi cấp cứu 115: bất kì trẻ nào được làm động tác ấn bụng đều nên được gặp bác sĩ kiểm tra có hay không các tổn thương thứ phát.

Bước 4:  Sau khi thực hiện nghiệm pháp Heimlich không làm dị vật ra ngoài, trẻ trở nên không phản ứng: tiến hành CPR( Cardiopulmonary Resuscitation- Hồi sức tim phổi)

 

3. Chú ý quan trọng ba mẹ cần biết khi xử lý trẻ bị hóc dị vật:

  • Chú ý đừng lắc trẻ
  • Đừng cố gắng móc tay vào miệng trẻ để tìm kiếm dị vật
  • Làm gì để giảm nguy cơ trẻ bị hóc dị vật?
  • Hạn chế các đồ chơi hay vật dụng tròn nhỏ dễ dàng làm trẻ đưa vào miệng nuốt
  • Khi ăn, hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, ăn chậm, không ăn quá nhiều
  • Không nói chuyện, không xem ti vi hay video, cười đùa, chạy nhảy khi ăn.
  • Thức ăn cho trẻ nên được chế biến dễ ăn, dễ nuốt.

Bài viết đã nêu cách xử lý trẻ bị hóc dị vật tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi của trẻ.  Chỉ với các động tác đơn giản, bố mẹ hoàn có thể giúp được trẻ thoát khỏi trạng thái nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Nếu ba mẹ thấy trẻ trở nên không phản ứng, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để nhận được sự giúp đỡ của nhân viên y tế.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/07/2021 - Cập nhật 23/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?

Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?

Trẻ em là đối tượng hiếu động, tò mò với thế giới xung quanh. Các bé sẵn sàng cho mọi thứ bên ngoài vào miệng để ăn uống trong trạng thái cười đùa. Ba mẹ đã...

26/07/2021

1029 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG