Nội dung chính
  • 1. Thông tin về bệnh viện tim mạch Hà Nội
  • 2. Bệnh viện tim mạch Hà Nội khám chữa bệnh gì?
  • 3. Kinh nghiệm đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội 
  • 4.  Quy trình khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội như thế nào ?
  • 5. Thời gian khám bệnh tại bệnh viện tim mạch Hà Nội mất bao lâu?
Nội dung chính
  • 1. Thông tin về bệnh viện tim mạch Hà Nội
  • 2. Bệnh viện tim mạch Hà Nội khám chữa bệnh gì?
  • 3. Kinh nghiệm đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội 
  • 4.  Quy trình khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội như thế nào ?
  • 5. Thời gian khám bệnh tại bệnh viện tim mạch Hà Nội mất bao lâu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Kinh nghiệm khi đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội

Các bệnh lý tim mạch đa số là bệnh mạn tính và cần phải điều trị lâu dài. Vì vậy người bệnh thường phải tái khám và nhập viện thường xuyên. IVIE - Bác sĩ ơi sẽ chia sẻ kinh nghiệm khi đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội để giúp bạn và người thân tiết kiệm thời gian cùng chi phí đi lại.
Nội dung chính
  • 1. Thông tin về bệnh viện tim mạch Hà Nội
  • 2. Bệnh viện tim mạch Hà Nội khám chữa bệnh gì?
  • 3. Kinh nghiệm đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội 
  • 4.  Quy trình khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội như thế nào ?
  • 5. Thời gian khám bệnh tại bệnh viện tim mạch Hà Nội mất bao lâu?

1. Thông tin về bệnh viện tim mạch Hà Nội

  • Cơ sở 1: 92 Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam,Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Đường Võ Chí Công, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: 

- Thứ 2 - thứ 6: 7h30 - 16h30;

- Thứ 7: 7h30 đến 14h30

- Chủ nhật: 7h30 đến 12h

Thời gian làm việc của Bệnh viện Tim Hà Nội sẽ nghỉ sớm hơn vào thứ 7 và chủ nhật. Vì vậy, bênh nhân và người nhà đến khám nên đến sớm.

 

Địa chỉ bệnh viện tim mạch Hà Nội tại quận Hoàn Kiếm

Địa chỉ bệnh viện tim mạch Hà Nội tại quận Hoàn Kiếm

2. Bệnh viện tim mạch Hà Nội khám chữa bệnh gì?

Bệnh viện Tim Hà Nội phục vụ mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người cao tuổi có nhu cầu khám tim mạch từ cơ bản đến chuyên sâu, có thể kể đến một số bệnh lý tim mạch như:

  • Bệnh tim bẩm sinh: Hầu hết các ca bệnh đều cần phẫu thuật can thiệp, dựa theo độ tuổi và thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp như: Hẹp eo động mạch chủ, Thông liên nhĩ (ASD)/ Thông liên thất (VSD), Tứ chứng Fallot ( Fallot 4), Teo van ba lá, Hội chứng thiểu sản tim trái, 
  • Hở van động mạch chủ: Các triệu chứng bao gồm khó thở khi gắng sức, sau đó dần dần xuất hiện khó thở khi nằm, cơn khó thở kịch phát về đêm, cuối cùng là các dấu hiệu của suy tim toàn bộ.
  • Bệnh van động mạch phổi: triệu chứng như tiếng thổi tâm thu tống máu ở khoang liên sườn 3-4 trái, giảm cường độ khi hít vào,…
  • Bệnh động mạch ngoại biên: có triệu chứng bao gồm đau cơ hoặc chuột rút ở chân hoặc cánh tay, kích hoạt bởi các hoạt động như đi bộ, nhưng biến mất sau một vài phút nghỉ ngơi. Các vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của các động mạch bị tắc hay hẹp. Đau khối cơ là phổ biến nhất.
  • Bệnh van tim: Các triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở, nhịp tim bất thường, phù chân hoặc mắt cá chân, đau ngực, …
  • Rối loạn nhịp tim: Gồm các triệu chứng như tăng nhịp tim, trống ngực có thể diễn ra đơn lẻ, không đáng chú ý nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm khi thường xuyên gây ra chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng ngất cho người bệnh,…
  • Rung nhĩ: Một số bệnh nhân sẽ không có triệu chứng nhưng phần lớn bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹn ở ngực, chóng mặt, khó thở, mệt,…
  • Các bệnh lý về chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,…

3. Kinh nghiệm đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội 

Các giấy tờ nên mang theo khi đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội 

Trước mỗi đợt khám bệnh, việc chuẩn bị các giấy tờ cần đem theo là rất quan trọng. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ và bệnh viện, người bệnh cần bỏ túi các giấy tờ sau:

- Thẻ bảo hiểm y tế hoặc điện thoại đã tích hợp ứng dụng VSSID(quản lý bảo hiểm y tế) nếu có.

- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

- Thẻ sinh viên hoặc thẻ học sinh, với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi cần đem theo giấy khai sinh hoặc các giấy tờ tùy thân tương đương.

- Đơn thuốc hoặc các loại thuốc đơn dùng nếu có.

- Các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trong những lần khám trước nếu có.

- Giấy hẹn tái khám và sổ khám bệnh.

- Tiền mặt và / hoặc thẻ tín dụng và / hoặc thẻ ATM của các ngân hàng trong nước.

- Giấy chuyển tuyến.

Bệnh viện Tim HN

Các giấy tờ nên mang theo khi đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội 

Đặt lịch hẹn khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội như thế nào?

  • Bệnh viện tim mạch Hà Nội hỗ trợ đặt lịch hẹn trước 1 ngày qua tổng đài: 0243 9422430. Bạn có thể liên lạc với bệnh viện để đỡ mất nhiều thời gian chờ đợi. Các nhân viên của bệnh viện sẽ liên lạc lại để xác nhận lịch hẹn bởi cuộc hẹn chỉ có giá trị khi đã được bệnh viện thông qua.
  • Để đảm bảo được khám đúng giờ hẹn, người bệnh nên có mặt trước giờ hẹn khám ít nhất 15 phút để thực hiện các thủ tục đăng ký và đo các chỉ số cơ bản trước khi gặp bác sĩ tim mạch. Nếu muốn đổi hoặc hủy lịch hẹn, hãy thông báo lại cho bệnh viện trước 24 giờ để bệnh viện sắp xếp các bệnh nhân khác.
  • Quy trình đặt lịch hẹn không áp dụng cho các trường hợp cấp cứu. Nếu bản thân hoặc người nhà thuộc tình trạng khẩn cấp, hãy gọi 115 để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm khám bệnh viện tim Hà Nội

Các tuyến đường để đến bệnh viện tim mạch Hà Nội 

Từ Bến Xe Giáp Bát (khoảng 6-7 km)

Đi thẳng đến Lê Duẩn (hướng đi cắt qua đường Kim Đồng) -> qua Công viên Thống Nhất rẽ phải vào Trần Nhân Tông -> Đến gần Hồ Thiền Quang rẽ trái vào Trần Bình Trọng -> Đi thẳng đến Trần Hưng Đạo rẽ trái và đi thẳng đến Bệnh viện Tim Hà Nội (ở bên tay phải).

Từ Bến Xe Mỹ Đình (khoảng 8-9 km)

Đi thẳng đến Tôn Thất Thuyết (cắt đường vành đai 3),đến vòng xuyến rẽ trái vào Trần Thái Tông -> Đến đèn đỏ thứ 2 rẽ phải vào Đường Cầu Giấy -> Đi thẳng đến đường Kim Mã -> Rẽ phải vào đường Nguyễn Thái Học -> rẽ phải vào Lê Duẩn -> Đến Ga Hà Nội rẽ trái vào Trần Hưng Đạo, Bệnh viện Tim Hà Nội nằm bên tay trái. 

Từ Bến Xe Gia Lâm (khoảng 6-7 km)

Từ Bến xe Gia Lâm đi thẳng (hướng cắt qua Hồ vườn hoa Ngọc Lâm),rẽ trái vào Ngọc Lâm -> rẽ trái vào Long Biên – Xuân Quan -> Lên cầu Chương Dương -> Đến đường vòng xuyến rẽ phải vào Đường Trần Quang Khải -> Đi thẳng đến Vườn hoa Bác Cổ rẽ vào Tràng Tiền -> Đến đường vòng xuyến vẫn đi thẳng tiếp đường Tràng Tiền rồi rẽ trái vào Phố Ngô Quyền -> qua Đại sứ quán Indonesia thì rẽ phải vào Trần Hưng Đạo.

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy thì gửi tại Cung văn hóa Hữu Nghị Việt Xô, hoặc trước Cổng viện.
 

 

Sơ đồ Bệnh viện Tim HN

Các tuyến đường để đến bệnh viện tim mạch Hà Nội 

Tham khảo 7+ các bệnh viện tim mạch tại Hà Nội để chọn được bệnh viện phù hợp nhất.

4.  Quy trình khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội như thế nào ?

Hầu hết các bệnh viện sẽ có thứ tự quy trình khám như sau:

- Lấy số hoặc đặt lịch hẹn.

- Đóng bảo hiểm y tế hoặc tiền khám.

- Đo huyết áp và phân loại phòng khám.

- Khám bệnh và chỉ định cận lâm sàng, thủ thuật.

- Đóng hoặc tạm đóng tiền.

- Đến phòng cận lâm sàng, thủ thuật theo hướng dẫn.

- Trở lại đợi bác sĩ để được trả kết quả và lấy đơn thuốc.

- Lấy lại giấy tờ tùy thân và bảo hiểm y tế và tiền dư nếu có.

- Lĩnh thuốc hoặc mua thuốc.

5. Thời gian khám bệnh tại bệnh viện tim mạch Hà Nội mất bao lâu?

Thông thường quá trình khám bệnh sẽ kéo dài từ 1 đến 3 giờ. Trường hợp nếu kết quả của bạn bất thường, các bác sĩ cần thực hiện nhiều xét nghiệm đánh giá chuyên sâu nên sẽ kéo dài thời gian hơn. Với các trường hợp cần phải theo dõi tại viện, các bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện và hướng dẫn bạn các thủ tục cần chuẩn bị.

Giờ cao điểm mà bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện thường vào khoảng 9 – 11 giờ sáng. Trường hợp người bệnh đến quá muộn, các kết quả cận lâm sàng chưa trả về kịp, các bác sĩ sẽ phải hẹn bạn đến khám vào buổi chiều hoặc sáng hôm sau. Do đó để tiết kiệm thời gian nhất, người bệnh nên chọn thời điểm khám vào đầu các buổi trong ngày.

Thời gian khám bệnh tại bệnh viện tim mạch Hà Nội mất từ 1-3 giờ

Thời gian khám bệnh tại bệnh viện tim mạch Hà Nội mất từ 1-3 giờ

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm đi khám bệnh viện tim mạch tại Hà Nội, mà IVIE - Bác sĩ ơi tổng hợp lại. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn và người thân chủ động hơn mỗi khi khám bệnh được thuận lợi, nhanh chóng.  Để đặt lịch khám bệnh tim tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín khác, bạn liên hệ ngay đến tổng đài đặt lịch khám: 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/09/2021 - Cập nhật 24/01/2024
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Kinh nghiệm khi đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội

Kinh nghiệm khi đi khám tại bệnh viện tim mạch Hà Nội

Các bệnh lý tim mạch đa số là bệnh mạn tính và cần phải điều trị lâu dài. Vì vậy người bệnh thường phải tái khám và nhập viện thường xuyên. IVIE - Bác sĩ ơi sẽ ...

09/09/2021

2891 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG