Nội dung chính
  • 1. Bạch hầu là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh
Nội dung chính
  • 1. Bạch hầu là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Không giữ thái độ thờ ơ, chủ quan trước bệnh bạch hầu!

Bệnh bạch hầu là bệnh lý dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bệnh bạch hầu đang có dấu hiệu trở lại, nguy cơ bùng phát và gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh vì những lý do sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Bạch hầu là bệnh lý?
  • 2. Đặc điểm của bệnh

1. Bạch hầu là bệnh lý?

Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản)

Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản)

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphteriae (còn gọi là trực khuẩn KlebsLeofler) gây nên. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân.

Lâm sàng có hai biểu hiện: 

- Tại chỗ: do ngoại độc tố của vi khuẩn tác động, gây phản ứng tạo ra giả mạc tại chỗ. Giả mạc của bạch hầu chứa nhiều vi khuẩn, bạch cầu đa nhân, chất tơ huyết. 

- Toàn thân: ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây nên tình trạng nhiễm độc nhiều cơ quan như thần kinh liệt), cơ tim, thận...

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Đặc điểm của bệnh

- Mầm bệnh

Trực khuẩn bạch hầu hình que, dài 1-9 m, rộng 0,3 - 0,8 m, không di động, không có vỏ, không tạo nha bào, trực khuẩn gram dương. Trực khuẩn bạch hầu sống lâu ở giả mạc và họng của bệnh nhân. Trong điều kiện thiếu ánh sáng vị khuẩn sống tới 6 tháng, và tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế... Trái lại, vi khuẩn bạch hầu chết ở nhiệt độ 58°C trong vòng 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn chết trong vài giờ.

- Nguồn bệnh

Người là ổ mang mầm bệnh duy nhất, bao gồm người đang bị bệnh bạch hầu, người vừa khỏi bệnh và người lành mang vi khuẩn. Những người này có thể mang mầm bệnh trong họng hoặc mũi họng trung bình 3-4 tuần, có khi tới 16 tháng.

- Cơ thể cảm thụ

Miễn dịch trong bạch hầu là miễn dịch chống độc, không phải là kháng vi khuẩn. Vi khuẩn bạch hầu gây tổn thương niêm mạc và phát triển, tiết ra ngoại độc tố nhưng không xâm nhập vào máu. Vì vậy, khả năng gây bệnh có liên quan với độc tố của vi khuẩn. Miễn dịch do mẹ truyền qua rau thai cho trẻ sơ sinh kéo dài từ 3-6 tháng.

Miễn dịch trong bạch hầu là miễn dịch chống độc, không phải là kháng vi khuẩn.

Miễn dịch trong bạch hầu là miễn dịch chống độc, không phải là kháng vi khuẩn.

Cơ thể cảm thụ là người chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu. Để thăm dò cơ thể cảm thụ người ta làm phản ứng Schick. Phản ứng này giúp xác định kháng độc tố trong huyết thanh người.

Cách làm phản ứng Schick:

Tiêm trong da mặt trước cẳng tay trái 0,1ml độc tố pha loãng (nồng độ chứa 1/50 của liều tối thiểu làm chết chuột lang nặng 250g trong 96 giờ). Để phân biệt phản ứng thật và giả, cần tiêm đối chứng trong da mặt trong cánh tay phải 0,1ml độc tố bạch hầu đun nóng 65°C trong 15 phút.

- Phản ứng Schick dương tính: tại nơi tiêm sau 36-72 giờ xuất hiện 1 vùng cứng đỏ, đường kính trên 10mm, sau đó màu đỏ chuyển sang màu nâu nhạt và bong vảy, như vậy cơ thể không có kháng độc tố bạch hầu và sẽ cảm thụ với bệnh bạch hầu. 

- Phản ứng Schick âm tính: nơi tiêm không có phản ứng. Nguyên lý vì trong máu có sẵn kháng thể trung hoà nên sẽ trung hòa độc tố và cho phản ứng âm tính (không nổi cục), người này sẽ không bị bệnh bạch hầu. Phản ứng Schick có ý nghĩa về mặt dịch tễ học, nếu phản ứng dương tính thì người đó có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, cần phải tiêm phòng vacxin bạch hầu.

Ở bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, sau khi khỏi bệnh 1 tháng 30% số bệnh nhân có phản ứng Schick dương tính. Như vậy, miễn dịch sau khi mắc bệnh bạch hầu là không bền vững.

- Đường lây

Đường lây bệnh bạch hầu là đường hô hấp.

Đường lây bệnh bạch hầu là đường hô hấp.

Chủ yếu là lây trực tiếp qua đường hô hấp khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi truyền bụi nước mang vi khuẩn từ người bệnh sang người lành.

Bệnh cũng lây truyền gián tiếp qua đồ dùng của bệnh nhân, thức ăn... mang vi khuẩn. Ngoài ra, vi khuẩn cũng lây qua các tổn thương trên da như vết thương, vết đốt của côn trùng... dẫn đến bạch hầu da.

Ở nước ta, từ năm 1985, nhờ thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 5 tuổi đối với 6 bệnh truyền nhiễm bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, lao, nên tỉ lệ mắc bệnh bạch hầu và các bệnh trên đã giảm đi rõ rệt.

- Cơ chế xâm nhập

Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp (như bạch hầu họng, bạch hầu thanh quản), hoặc vi khuẩn bám vào màng tiếp hợp (bạch hầu mắt), da xây xát (bạch hầu da), niêm mạc cơ quan sinh dục (bạch hầu âm đạo).

Ở Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) thì bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Nhờ thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu nên tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân năm 2000.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4464 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

956 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG