Nội dung chính
  • 1. Đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid- 19
  • 2. Có nên tiêm phòng khi đang mắc bệnh tuyến giáp?
  • 3. Lưu ý sau khi tiêm vaccine
Nội dung chính
  • 1. Đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid- 19
  • 2. Có nên tiêm phòng khi đang mắc bệnh tuyến giáp?
  • 3. Lưu ý sau khi tiêm vaccine
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Khi mắc bệnh tuyến giáp có nên tiêm phòng Covid- 19 không?

Tình hình dịch Covid- 19 đang diễn ra ngày nghiêm trọng và có những ảnh hưởng không tốt đến việc sinh hoạt cũng như khám chữa bệnh của mỗi người. Tiêm vaccine phòng Covid- 19 đang là phương án chống dịch được triển khai hàng đầu. Vậy người mắc bệnh tuyến giáp có nên hay không nên tiêm phòng Covid- 19?
Nội dung chính
  • 1. Đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid- 19
  • 2. Có nên tiêm phòng khi đang mắc bệnh tuyến giáp?
  • 3. Lưu ý sau khi tiêm vaccine

1. Đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid- 19

Đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid- 19

Đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid- 19

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Có nên tiêm phòng khi đang mắc bệnh tuyến giáp?

a. Đối với người mắc bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp thường gây hạ bạch cầu hạt và cũng có thể gây dị ứng khi dùng kháng giáp trạng tổng hợp. Tuy nhiên, quá trình hạ bạch cầu hạt nhanh chóng được cải thiện khi điều trị nâng cao miễn dịch và cải thiện tình trạng cường giáp.

Nếu bị dị ứng thuốc kháng giáp trạng sẽ được các bác sỹ chỉ định thay thế từng loại thuốc phù hợp với cơ địa người bệnh qua xét nghiệm.

Như vậy đối với bệnh cường giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn có thể sớm tiêm vaccine phòng chống covid-19.

b. Đối với người mắc bệnh ung thư giáp

Khác với các ung thư khác, ung thư giáp không bị suy giảm miễn dịch quá nhiều, trừ trường hợp ung thư không biệt hóa hay ung thư giáp đã di căn.

Đối với người bệnh K giáp khi điều trị xạ trị hay sử dụng hocmon thay thế không phải là yếu tố nguy cơ cao gây nhiễm covid-19. Đối với hầu hết mọi người, không nên tránh, ngừng hoặc trì hoãn thuốc đối với các tình trạng bệnh lý cơ bản xung quanh thời điểm tiêm chủng COVID-19.

Người bệnh không nên dùng thuốc không kê đơn - chẳng hạn như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen - trước khi tiêm chủng với mục đích cố gắng ngăn ngừa các tác dụng phụ liên quan đến vắc xin. Người ta không biết những loại thuốc này có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của vắc xin.

Tuy nhiên, nếu người bệnh buộc phải sử dụng những loại thuốc này thường xuyên vì những lý do khác,  thì nên tiếp tục uống trước khi tiêm phòng. Cũng không nên dùng thuốc kháng histamine trước khi chủng ngừa COVID-19 để cố gắng ngăn ngừa các phản ứng dị ứng.

3. Lưu ý sau khi tiêm vaccine

- Có người ở cạnh 24/24 giờ , ít nhất là 3 ngày đầu sau tiêm phòng covid- 19 để theo dõi tình trạng phản ứng sau tiêm.

- Tránh không nên sử dụng các loại đồ uống và chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafein... ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm do có thể gây ức chế miễn dịch, tăng nguy cơ gặp các biến chứng, tăng tần số tim, huyết áp ảnh hưởng sàng lọc và chỉ định tiêm chủng.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: sau khi tiêm phòng, có thể gặp các phản ứng sau tiêm như sốt khiến cơ thể dễ mất nước. Nên bổ sung một số lượng nước hoa quả như nước chanh, nước cam và đa dạng các thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa.

- Nếu thấy ở vị trí tiêm xuất hiện những dấu hiệu như sưng, đỏ, đau, nổi cục thì tiếp tục theo dõi. Nếu sưng to và nhanh cần đi khám và không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.

- Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên

  • Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
  • Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Khi có những biểu hiện nghi ngờ bệnh hoặc triệu chứng bệnh tuyến giáp tái phát thì nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa, bệnh viện phòng khám bác sĩ nội tiết để được tư vấn, thăm khám và điều trị. Hiện nay tình hình dịch diễn biến phức tạp, đi lại khó khăn thì một phương án khác là bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được nhanh chóng chẩn đoán và điều trị bệnh, tránh có những biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/09/2021 - Cập nhật 13/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ý nghĩa của xét nghiệm TSH đối với các bệnh lý của tuyến...

Ý nghĩa của xét nghiệm TSH đối với các bệnh lý của tuyến...

Để đánh giá chức năng tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không, bác sĩ thường chỉ định các loại xét nghiệm hormon giáp, trong đó không thể thiếu nồng độ...

27/03/2022

25660 Lượt xem

3 Phút đọc

Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng T4 trong máu

Ý nghĩa của xét nghiệm định lượng T4 trong máu

Sự rối loạn của nồng độ hormon T4 trong máu là một cảnh báo không tốt đối với sức khỏe của tuyến giáp. Tùy theo từng giai đoạn bệnh lý, mức độ rối loạn mà có...

27/03/2022

3282 Lượt xem

4 Phút đọc

Định lượng chỉ số T3 đánh giá chức năng tuyến giáp như thế...

Định lượng chỉ số T3 đánh giá chức năng tuyến giáp như thế...

Bệnh lý tuyến giáp là một dạng rối loạn nội tiết phổ biến, đa số đều là bệnh lành tính, dễ hồi phục. Cùng với các thăm khám lâm sàng, xét nghiệm T3 tạo thành...

27/03/2022

9719 Lượt xem

3 Phút đọc

Tìm hiểu tất tần tật về xét nghiệm ung thư tuyến giáp

Tìm hiểu tất tần tật về xét nghiệm ung thư tuyến giáp

Xét nghiệm ung thư tuyến giáp là một trong những phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán hoặc tầm soát bệnh ung thư giáp được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng...

27/03/2022

1228 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG