Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán thông qua triệu chứng trào ngược dạ dày
  • 2. Nội soi dạ dày thực quản
  • 3. Xét nghiệm nhân trắc thực quản
  • 4. Theo dõi pH thực quản
  • 5. Chụp thực quản – dạ dày cản quang
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán thông qua triệu chứng trào ngược dạ dày
  • 2. Nội soi dạ dày thực quản
  • 3. Xét nghiệm nhân trắc thực quản
  • 4. Theo dõi pH thực quản
  • 5. Chụp thực quản – dạ dày cản quang
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Khám và chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản – GERD là bệnh lý xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới không còn hoạt động hiệu quả, khiến acid dạ dày trào ngược lên thực quản làm tổn thương niêm mạc thực quản. Việc chẩn đoán trào ngược dạ dày sớm giúp người bệnh phân biệt được các triệu chứng bệnh, bác sĩ xác định tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán thông qua triệu chứng trào ngược dạ dày
  • 2. Nội soi dạ dày thực quản
  • 3. Xét nghiệm nhân trắc thực quản
  • 4. Theo dõi pH thực quản
  • 5. Chụp thực quản – dạ dày cản quang

1. Chẩn đoán thông qua triệu chứng trào ngược dạ dày

Để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám sức khỏe tổng quát, sau đó hỏi về các triệu chứng của người bệnh gặp phải.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Một số triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể có như:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Sự giãn cơ thắt thực quản dưới khiến dạ dày không giữ được hơi, dịch vị và dễ bị trào ngược lên thực quản. Các chất từ dạ dày trào ngược lên kích thích thực quản gây nóng rát từ thượng vị lên vùng sau xương ức. Triệu chứng thường gặp sau bữa ăn.

  • Buồn nôn, nôn: Người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nôn do dạ dày tiêu hóa kém hơn, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

  • Đau tức ngực: Các chất trong dạ dày di chuyển ngược trở lại vào thực quản gây nóng rát ở ngực, cổ họng và đôi lúc chèn ép dây thần kinh trên niêm mạc thực quản, tạo cảm giác đau tức ngực. Hiện tượng đau tức ngực vốn thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn, song cũng là triệu chứng của trào ngược dạ dày.

  • Ho dai dẳng: Trào ngược lên họng, thanh quản làm ảnh hưởng đến các cơ quan và chức năng hô hấp. Người bệnh dễ gặp phải các vấn đề như ho dai dẳng, khó thở, viêm phế quản,…

Đau tức ngực.

Đau tức ngực.

Bác sĩ có thể thăm khám triệu chứng lâm sàng thông qua việc sử dụng bộ câu hỏi GerdQ. Bộ câu hỏi này để bệnh nhân tự trả lời về các triệu chứng trào ngược dạ dày trong vòng 7 ngày. Tổng số điểm được tính sẽ cho biết thông tin cho chẩn đoán và khuyến cáo phương pháp điều trị. Bộ câu hỏi GerdQ có độ chính xác tương đối cao.

2. Nội soi dạ dày thực quản

Một trong những cách chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là nội soi. Phương pháp này thực hiện bằng cách đưa một ống soi mềm thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa qua đường miệng. Từ những hình ảnh thu được của ống soi, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất.

Có hai cách nội soi dạ dày thực quản là:

  • Nội soi không gây mê: Phương pháp này khiến người bệnh có cảm giác đau đớn khi đưa ống soi vào. Đồng thời khi rút ra lại gây cảm giác khó chịu, buồn nôn. Do đó, cách này khiến nhiều người bệnh lo ngại khi thực hiện.
  • Nội soi gây mê: Đây là phương pháp nội soi có kèm theo thuốc mê giúp người bệnh mất cảm giác đau đớn và khó chịu. Hiện nay, đây là phương pháp nội soi được nhiều người thực hiện. Nhưng trước khi chọn lựa, bạn cần phải hỏi kỹ bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc gây mê.

Trào ngược dạ dày thực quản gặp ở mọi đối tượng.

Trào ngược dạ dày thực quản gặp ở mọi đối tượng.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Xét nghiệm nhân trắc thực quản

Xét nghiệm nhân trắc thực quản là xét nghiệm ngoại trú giúp xác định các vấn đề với chuyển động và áp lực trong thực quản, dẫn đến các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi. Xét nghiệm này được sử dụng để đo sức mạnh và sự phối hợp cơ bắp của thực quản khi nuốt. Trong quá trình thực hiện chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng vào trong thực quản của bạn. Các cảm biến trên ống sẽ đo áp lực trong thực quản và sự co giãn cơ bắp khi nuốt.

4. Theo dõi pH thực quản

Một trong các cách chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là theo dõi pH thực quản trong 24 giờ để xác minh dòng trào ngược acid. Cách này giúp kiểm tra người bệnh có những biểu hiện trào ngược như đau tức ngực, ho mãn tính, hen suyễn, viêm thanh quản… để xác nhận thông tin về tần suất, thời gian và sự liên quan của triệu chứng với bệnh lý. Ngoài ra, phương pháp này còn dùng trong các trường hợp chẩn đoán không rõ sau khi điều trị thử và nội soi.

Người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nôn do dạ dày tiêu hóa kém hơn.

Người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nôn do dạ dày tiêu hóa kém hơn.

5. Chụp thực quản – dạ dày cản quang

Chụp thực quản – dạ dày cản quang barium esophagram đã từng được đề xuất làm xét nghiệm sàng lọc trào ngược dạ dày. Tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này là không đủ. Do đó, cách chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản này thường được sử dụng để đánh giá các biến chứng liên quan đến trào ngược như loét, hẹp dạ dày, đánh giá chứng khó nuốt của người bệnh sau phẫu thuật và kết hợp với các đánh giá từ nội soi.

Xét nghiệm, chẩn đoán trào ngược dạ dày là bước quan trọng để quyết định phương pháp điều trị bệnh. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để tránh bệnh không thuyên giảm mà còn nặng thêm và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin cần tư vấn hoặc đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/11/2021 - Cập nhật 27/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tất tần tật những thông tin về kỹ thuật nội soi

Tất tần tật những thông tin về kỹ thuật nội soi

Nội soi là kỹ thuật hình ảnh được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Hiện nay có rất nhiều loại nội soi với mức ...

14/03/2022

730 Lượt xem

5 Phút đọc

Dịch dạ dày trào ngược, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?

Dịch dạ dày trào ngược, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?

Dịch dạ dày hay còn gọi là dịch vị, là một hỗn hợp các chất do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm các thành phần như acid chlohydric (HCl) và enzyme...

12/03/2022

1180 Lượt xem

5 Phút đọc

Khám và chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Khám và chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản – GERD là bệnh lý xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới không còn hoạt động hiệu quả, khiến acid dạ dày trào ngược lên thực quản làm...

19/11/2021

717 Lượt xem

5 Phút đọc

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản mà bạn có thể gặp...

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản mà bạn có thể gặp...

Trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở nam và nữ với sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người thường ...

17/11/2021

549 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG