Nội dung chính
  • 1. Hồi hộp trống ngực là gì?
  • 2. Nguyên nhân hồi hộp đánh trống ngực ngoài tim mạch
  • 3. Hồi hộp đánh trống ngực do bệnh lý tim mạch
  • 4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
  • 5. Điều trị và dự phòng
Nội dung chính
  • 1. Hồi hộp trống ngực là gì?
  • 2. Nguyên nhân hồi hộp đánh trống ngực ngoài tim mạch
  • 3. Hồi hộp đánh trống ngực do bệnh lý tim mạch
  • 4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
  • 5. Điều trị và dự phòng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hồi hộp trống ngực – Một trong những biểu hiện bệnh tim mạch nguy hiểm

Hồi hộp trống ngực là một triệu chứng rất thường gặp làm giảm chất lượng cuộc sống và sự cân bằng tinh thần của người bệnh. Vậy nên đây cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến khiến bệnh nhân phải đi khám sức khỏe. Vậy hồi hộp đánh trống ngực là gì ? Khi nào thì đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm? IVIE – Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Hồi hộp trống ngực là gì?
  • 2. Nguyên nhân hồi hộp đánh trống ngực ngoài tim mạch
  • 3. Hồi hộp đánh trống ngực do bệnh lý tim mạch
  • 4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
  • 5. Điều trị và dự phòng

1. Hồi hộp trống ngực là gì?

Đánh trống ngực là một triệu chứng chủ quan. Chúng được định nghĩa là một nhận thức khó chịu về nhịp tim đập mạnh, nhanh và/hoặc không đều. Ngoài ra, bệnh nhân có thể mô tả cảm giác như nhịp rung nhanh ở ngực, hoặc cảm giác đập thình thịch ở ngực hoặc cổ. Trống ngực xuất hiện cả khi vận động hoặc nghỉ ngơi. Việc mô tả chính xác các cảm giác chủ quan mà bệnh nhân trải qua có thể giúp bác sĩ lâm sàng xác định nguyên nhân của đánh trống ngực

Trên thực tế, hầu hết triệu chứng hồi hộp trống ngực không kèm theo các bất thường khác và tự biến mất trong thời gian ngắn nên khó phát hiện cũng như khó đánh giá, do đó thường bị người bệnh bỏ sót. Tùy vào cách mô tả của người bệnh mà các bác sĩ sẽ xác định trống ngực là sinh lý hay bệnh lý. Các nguyên nhân phổ biến nhất của đánh trống ngực bao gồm biểu hiện bệnh tim do rối loạn nhịp tim, các bất thường về nội tiết và chuyển hóa, rối loạn tâm thần, tác dụng của thuốc và tác dụng của việc sử dụng thuốc hoặc chất gây nghiện khác.

2. Nguyên nhân hồi hộp đánh trống ngực ngoài tim mạch

a. Cảm xúc mạnh

Cảm giác lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng làm tăng tiết hormon gây tăng nhịp tim. Đây là triệu chứng đánh trống ngực sinh lý. Trong cơn hoảng loạn, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, thậm chí đau ngực nên nếu có những dấu hiệu này, thì người bệnh ổn thì cần đến khám bác sĩ để đánh giá chính xác.

b. Hoạt động thể lực

Do hoạt động thể lực

Hoạt động thể dục thể thao

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch và cơ thể. Tuy nhiên, nếu vận động thể lực quá sức, tim cần đập nhanh hơn để bơm đủ máu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó trong và sau khi vận động mạnh, bạn sẽ có cảm giác tim đập thình thịch, nhanh hơn nhiều so với nhịp tim theo sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài quá lâu, đặc biệt khi đã nghỉ ngơi thì cũng không được chủ quan mà nên đi kiểm tra sức khỏe..

c. Các chất kích thích

Cafein, nicotin, rượu hoặc các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và amphetamine đều gây cường giao cảm. Nó khiến tim đập nhanh và mạnh hơn ngoài kiểm soát.

d. Thay đổi nội tiết tố

Trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc trước khi mãn kinh, đánh trống ngực là biểu hiện có thể gặp do tình trạng thiếu máu của cơ thế cũng như phản xạ đau gây kích thích hệ giao cảm làm tăng nhịp tim so với bình thường.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

e. Thuốc

Một số loại thuốc như thuốc điều trị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thuốc điều trị tuyến giáp có thể gây tăng nhịp tim. Ngoài ra các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim có thể gây tăng nhịp tim nhanh phản ứng.

f. Bệnh ngoài tim

Bệnh tuyến giáp, hạ đường huyết, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước cũng có thể gây triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực. Điều trị dứt điểm nguyên nhân thì nhịp tim người bệnh có thể trở về giới hạn bình thường.

g. Thức ăn

Một số người bị đánh trống ngực sau các bữa ăn nặng giàu carbohydrate, đường hoặc chất béo. Đôi khi, ăn thực phẩm có nhiều bột ngọt (MSG), nitrat cũng có thể gây ra tình trạng này.

Do thức ăn

Chế độ dinh dưỡng

3. Hồi hộp đánh trống ngực do bệnh lý tim mạch

Các nguyên nhân gây ra triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực được xác định là nguy hiểm bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc các bệnh lý cơ tim khác, bệnh tim bẩm sinh (hội chứng Brugada, bệnh cơ tim thất phải, hội chứng QT kéo dài bẩm sinh ), bệnh lý van tim và rối loạn hệ thống dẫn truyền (gây ra nhịp chậm hoặc block dẫn truyền trong tim ). Bệnh nhân có hạ huyết áp tư thế thường có cảm giác đánh trống ngực do nhịp nhanh xoang khi đứng dậy.

Trong số đó, đánh trống ngực kèm theo ngất có thể là do rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Đánh trống ngực kèm theo đau ngực có thể do cơ tim thiếu máu cục bộ ở bệnh mạch vành. Đánh trống ngực liên quan đến gắng sức có thể do bệnh cơ tim chẳng hạn như bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại.

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Nếu bị đánh trống ngực kèm theo các dấu hiệu sau, bạn nên đến khám bác sĩ:

- Khó thở.

- Chóng mặt.

- Đau thắt ngực.

- Ngất xỉu.

Khám tim mạch

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, hỏi tiền sử chế độ sinh hoạt và khai thác triệu chứng đánh trống ngực để đánh giá chính xác đây có phải biểu hiện bệnh tim hay không, sau đó chuyển bác sĩ chuyên khoa tim mạch nếu cần. Đôi khi, xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị đánh trống ngực. Các bài kiểm tra hữu ích khác bao gồm:

- Điện tâm đồ ( ECG ): Được thực hiện khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc tập thể dục. Sau này được gọi là điện tâm đồ gắng sức. Trong cả hai trường hợp, xét nghiệm ghi lại các tín hiệu nhịp tim trong khi nghỉ và khi gắng sức từ đó giúp tìm ra các rối loạn nhịp tim bất thường.

- Theo dõi Holter điện tâm đồ: Kĩ thuật liên tục ghi lại các tín hiệu điện của tim của bạn trong 24 đến 48 giờ. Máy sẽ ghi lại mọi biến đổi điện tim dù là nhỏ nhất trong toàn bộ khoảng thời gian, từ đó xác định được những rối loạn nhịp tim mà trên điện tâm đồ tại 1 thời điểm có thể không ghi nhận được.

- Chụp X-quang ngực: Đôi khi hồi hộp trống ngực có thể do những nguyên nhân phát hiện được tại tim như suy tim, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim,...

- Siêu âm tim: Cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim.

5. Điều trị và dự phòng

Điều trị hồi hộp trống ngực phụ thuộc vào nguyên nhân. Thông thường đánh trống ngực là lành tính và tự biến mất khi các yếu tố khởi phát như lo lắng, hồi hộp hoặc tập thể dục được dừng lại. Trong trường hợp đó, thường người bệnh không cần điều trị. Nếu bác sĩ của bạn chưa phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, họ sẽ khuyên bạn nên tránh những thứ có thể gây ra đánh trống ngực. Các chiến lược bao gồm:

- Giảm lo âu và căng thẳng: Tránh các cơn hoảng loạn có thể gây ra đánh trống ngực. Các cách phổ biến để giữ bình tĩnh bao gồm: Bài tập thư giãn, yoga, liệu pháp hương thơm, …

- Ngưng một số thực phẩm, đồ uống: Bao gồm rượu, nicotin, cafein, thuốc bất hợp pháp.

Nếu các biện pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, chế độ tập luyện không đem lại hiệu quả, bạn sẽ được kê đơn thuốc để hạn chế những cơn hồi hộp trống ngực và đổi các thuốc đã sử dụng có thể gây nhịp tim nhanh. Ngoài ra, rối loạn nhịp tim có thể được can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật.

Tóm lại, đánh trống ngực là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh nhân trình bày với bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu và bác sĩ tim mạch. Mặc dù nguyên nhân thường là lành tính, nhưng đôi khi đánh trống ngực là biểu hiện bệnh tim của rối loạn nhịp tim liên quan hoặc có thể đe dọa tính mạng. Do đó, cần có một đánh giá đầy đủ và thích hợp đối với bệnh nhân có triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực bởi các bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng rằng những thông tin mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ là hữu ích đối với bạn. Nếu có vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi sớm nhất để được tư vấn và điều trị nhé!

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/10/2021 - Cập nhật 29/01/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

114 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

139 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

136 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

84 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG