Nội dung chính
  • 1. Hội chứng parkinson là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh
  • 3. Nguyên nhân gây bệnh
  • 4. Điều trị bệnh lý
  • 5. Top bác sĩ trong lĩnh vực khám thần kinh
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng parkinson là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh
  • 3. Nguyên nhân gây bệnh
  • 4. Điều trị bệnh lý
  • 5. Top bác sĩ trong lĩnh vực khám thần kinh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Hội chứng parkinson là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị bệnh.

Bệnh Parkinson thường xuất hiện trung bình ở độ tuổi 57, thường mang tính tự phát. Ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng của bệnh Parkinson (PD) bắt đầu một cách âm thầm, đôi khi bắt đầu bằng một cơn run hầu nhưng hầu như không đáng chú ý chỉ ở một tay. Các triệu chứng bệnh Parkinson sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bệnh tiến triển theo thời gian. Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa khỏi, nhưng thuốc có thể giúp làm cải thiện đáng kể các triệu chứng.
Nội dung chính
  • 1. Hội chứng parkinson là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh
  • 3. Nguyên nhân gây bệnh
  • 4. Điều trị bệnh lý
  • 5. Top bác sĩ trong lĩnh vực khám thần kinh

1. Hội chứng parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa hệ thần kinh, một rối loạn thoái hóa chậm tiến triển, được đặc trưng bởi run tĩnh trạng, tăng trương lực cơ, giảm vận động và vận động chậm, và mất ổn định tư thế và/hoặc dáng đi

Hội chứng parkinson gây ra các triệu chứng giống như bệnh Parkinson (ví dụ, run tĩnh trạng, cứng, giảm vận động, tư thế không ổn định

2. Triệu chứng của bệnh

a. Run

run tay

  • Run khi nghỉ, mất, hoặc giảm khi hoạt động, ngủ.
  • Tần số run thường chậm ( 4-7 lần trong một giây).
  • Nhịp điệu và biên độ đều đặn.
  • Khi mệt mỏi và xúc động thì run nhiều. Lúc ngủ không bị run. Run đỡ khi dùng loại thuốc L Dopa.
  • Hiện tượng run này thoạt nhìn có cảm giác như người bệnh đếm tiền hoặc cuận thuốc lá. Cũng có khi run cả hai bên, ở đầu và hàm.

b. Cứng cơ

  • Bệnh nhân thường có tư thế gấp, dáng người hơi gấp về phía trước.Lúc đầu gấp ở khuỷu tay. Giai đoạn sau: đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép,chi dưới gấp ít hơn.
  • Thường ở gốc chi
  • Trong đoạn chi bị cứng, toàn bộ các cơ đều bị ( không trừ nhóm cơ nào)
  • Không kèm theo sự tăng phản xạ
  • Do tính chất co cứng nên các chi ở một tư thế bắt buộc. 

c. Tăng phản xạ tư thế

  • Ở người Parkinson, sự co cứng cơ tăng lên về cường độ và thời gian. Ví dụ: khi gấp bàn chân, rồi bỏ ra, ta thấy cơ cẳng chân trước vẫn còn co và gân của nó hằn lên rõ rệt. Hoặc khi ta bị xô ra phía trước, ta thường có xu hướng ngã người về phía sau để giữ cho khỏi ngã.
  • Ở người Parkinson, vẫn có xu hướng giữ ở tư thế bị xô đẩy, nên rất dễ bị ngã.

d. Động tác chậm chạp

Động tác chậm chạp: mọi động tác đều chậm và có mức độ

Mọi động tác đều chậm và có mức độ

  • Đi lại chậm chạp và khó khăn: người bệnh đi từng bước nhỏ, thân ngả về phía trước, tưởng như nếu không làm như vậy sẽ ngã.
  • Bộ mặt lạnh lùng: các cơ ở mặt ít cử động, làm người bệnh có bộ mặt lạnh lùng, vô cảm. Người bệnh như buồn rầu.
  • Nói chậm và giọng nói đều đều, đôi khi nói lắp.
  • Viết run, lúc đầu, chữ còn to, sau nhỏ dần, đôi khi không thể viết được.

e. Mất các động tác tự động

  • Khi đi lại hai tay, hai tay  không ve vẩy, mà cứng đờ.

Gọi đến tổng đài 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đăng ký khám bệnh ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương Hà Nội.

3. Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh Parkinson: là nguyên nhân thường gặp nhất, thuộc nhóm bệnh lý thoái hóa thần kinh.
  • Hội chứng Parkinson do thuốc: rất nhiều bệnh nhân do dùng thuốc an thần kinh, sau đó có biểu hiện của hội chứng Parkinson.
  • Hội chứng Parkinson sau viêm não: chủ yếu là do biến chứng nặng của viêm não ngủ gà, loại viêm não này ngày nay rất hiếm.
  • Các hội chứng Parkinson do mạch máu.
  • Hội chứng Parkinson do ngộ độc, sang chấn, u não, đi kèm nhiều dấu hiệu thần kinh khác.

4. Điều trị bệnh lý

  • Bệnh Parkinson không thể chữa khỏi, bệnh nhân sẽ phải sống chung với các triệu chứng mà bệnh gây ra nhưng thuốc có thể giúp kiểm soát đáng kể các triệu chứng. Đối với những trường hợp nặng hơn thì có thể phẫu thuật được chỉ định thực hiện.
  • Bệnh nhân nên chủ động đi khám, để được bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
  • Bác sĩ cũng có thể khuyên người bệnh nên thay đổi lối sống, đặc biệt là tập thể dục nhịp điệu thường xuyên. Trong một số trường hợp, thực hiện tập vật lý trị liệu tập trung vào sự cân bằng và kéo dãn cũng rất quan trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần sự hỗ trợ của chuyên gia ngôn ngữ trị liệu để giúp cải thiện các vấn đề về giọng nói.

Khi thấy người nhà người thân có những triệu chứng trên, nên đưa người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và điều trị, tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.

5. Top bác sĩ trong lĩnh vực khám thần kinh

Khoa thần kinh của Bệnh viện Việt Đức là một trong những CSYT uy tín với nhiều Giíao sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiêm trong khám và điều trị các bệnh lý thần kinh, trong đó có điều trị hội chứng Parkinson, bạn có thể tham khảo thêm một số bác sĩ dưới đây để lựa chọn điều trị cho bản thân, người thân:

a. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nhân - Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nhân - Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh

Bác sĩ Lê Hồng Nhân là bác sĩ giỏi chuyên khoa ngoại thần kinh, có 37 năm kinh nghiệm, Từng tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 1984, từng tốt nghiệp đào tạo nội trú tại Pháp, Bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ trường Đại học Y Hà Nội năm 2010.

Thế mạnh chuyên môn là khám, điều trị các bệnh lý của khoa Ngoại thần kinh và thực hiện phẫu thuật thần kinh. 

Vậy nên bạn hãy đặt khám cùng Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh. Để đặt lịch khám với Trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh - BV HN VĐ bạn có thể liên hệ theo tổng đài 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được khám bệnh ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi.

b. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Tuyển - Phó trưởng khoa Phẫu Thuật Thần Kinh II

TS. BS Nguyễn Duy Tuyển - Phó trưởng khoa Phẫu Thuật Thần Kinh II

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duy Tuyển từng tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội, Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; Tốt nghiệp FFI tại Cộng hòa Pháp - Chương trình đào tạo để tuyển chọn bác sĩ nội trú tại Pháp. 

Với 21 năm kinh nghiệm học tập, nghiên cứu và làm việc, Bác sĩ Tuyển có thế mạnh chuyên môn về khám, điều trị các loại bệnh về thần kinh chức năng và thực hiện phẫu thuật Thần kinh chức năng, U não nền sọ.

Ngoài ra còn có nhiều Bác sĩ khám thần kinh giỏi trên cả nước tại các CSYT khác như:

c. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh

Chức vụ

  • Nguyên chủ nhiệm khoa thần kinh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô
  • Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc chuyên khoa Nội thần kinh

Khám và điều trị bệnh:

  • Các bệnh đau đầu: Chứng đau nửa đầu, đau đầu căn nguyên mạch máu, đau đầu mạn tính hàng ngày,..
  • Các bệnh lý về sa sút trí tuệ: Suy giảm nhận thức nhẹ, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ nguyên nhân mạch máu (sa sút trí tuệ sau đột quỵ),Alzheimer
  • Bệnh rối loạn vận động như bệnh Parkinson, rối loạn tiền đình

d. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Chức vụ:

  • Trưởng khoa Nội - Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • Giảng viên Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 
  • Chuyên ngành: Nội Thần kinh 

Thế mạnh chuyên môn:

  • Chuyên khoa Nội thần kinh: Chuyên sâu lĩnh vực động kinh, rối loạn vận động, các bệnh lý thần kinh khác: Động kinh, Parkinson, Tại biến mạch não.

e. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thọ Lộ

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thọ Lộ

Chức vụ:

  • Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyên Chuyên viên đầu ngành Phẫu thuật thần kinh quân đội

Khám và điều trị bệnh:

  • Khám, điều trị các bệnh lý thần kinh, bệnh đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt
  • Bệnh Parkinson, Wilson, các chứng đau thần kinh, nhức đầu, chóng mặt. Bệnh động kinh, mạch máu não, các bệnh về sa sút trí tuệ.

Để được đặt lịch khám với bác sĩ "thần kinh", Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 19003367 hoặc đăng ký khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được khám bệnh ưu tiên và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/08/2021 - Cập nhật 17/08/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Làm sao để chăm sóc người mắc bệnh Parkinson cho đúng cách?

Làm sao để chăm sóc người mắc bệnh Parkinson cho đúng cách?

Bệnh Parkinson là gì?, triệu chứng của bệnh Parkinson, phương pháp chăm sóc cho người mắc bệnh Parkinson, mắc bệnhParkinson nên thăm khám và điều trị ở đâu...

17/08/2021

2512 Lượt xem

7 Phút đọc

Hội chứng parkinson là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phương ...

Hội chứng parkinson là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phương ...

Bệnh Parkinson thường xuất hiện trung bình ở độ tuổi 57, thường mang tính tự phát. Ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng của bệnh Parkinson (PD) bắt đầu một...

17/08/2021

1631 Lượt xem

6 Phút đọc

Hội chứng ống cổ tay khám gì, khám tại đâu tốt ở Hà Nội?

Hội chứng ống cổ tay khám gì, khám tại đâu tốt ở Hà Nội?

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý có thể gặp ở một số ngành nghề yêu cầu vận động cổ tay nhiều như nhân viên văn phòng sử dụng máy tính, phụ nữ làm việc nội...

13/07/2021

2142 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG