Nội dung chính
  • 1. Hen suyễn – bệnh lý mạn tính khó trị
  • 2. Nguyên nhân gây Hen suyễn là gì?
  • 3. Những triệu chứng điển hình của hen suyễn
  • 4. Chẩn đoán sớm hen phế quản
Nội dung chính
  • 1. Hen suyễn – bệnh lý mạn tính khó trị
  • 2. Nguyên nhân gây Hen suyễn là gì?
  • 3. Những triệu chứng điển hình của hen suyễn
  • 4. Chẩn đoán sớm hen phế quản

Hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mạn tính phổ biến nhất ở nước ta. Tuy nhiên bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn do triệu chứng ít rầm rộ ở giai đoạn sớm kèm theo tâm lý chủ quan. Vậy nên tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và phương thức chẩn đoán sớm bệnh lý hen suyễn là một chủ đề không nên bỏ qua. Cùng iSofHcare sẽ giải đáp cho độc giả tất tần tật những thông tin chuẩn y khoa về bệnh lý hen suyễn qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Hen suyễn – bệnh lý mạn tính khó trị
  • 2. Nguyên nhân gây Hen suyễn là gì?
  • 3. Những triệu chứng điển hình của hen suyễn
  • 4. Chẩn đoán sớm hen phế quản

1. Hen suyễn – bệnh lý mạn tính khó trị

Hen suyễn hay còn gọi là Hen phế quản là bệnh lý viêm nhiễm mạn tính cấu trúc đường dẫn khí. Và hen phế quản liên quan mật thiết tới ba cơ chế chính là viêm phế quản, co thắt phế quản và tăng phản ứng phế quản.

Bệnh đặc trưng bởi sự hiện diện của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho...Chúng tiến triển theo thời gian, càng về giai đoạn muộn các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, liên tục và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Video Hen suyễn có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Nguyên nhân gây Hen suyễn là gì?

Nguyên nhân gây hen suyễn sẽ giúp người bệnh phòng được các đợt lên cơn hen cấp do đó kiểm soát tốt cơn hen, đem lại hiệu quả điều trị vô cùng to lớn.

Có hai nhóm lớn nguyên nhân gây khởi phát cơn hen suyễn:

a. Các tác nhân dị ứng

 Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất và được xếp vào nhóm hen suyễn có liên quan tới dị ứng:

- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng , khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm, gián.. Ô nhiễm không khí ngoài trời cũng có thể là dị nguyên gây phản ứng hen…

- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò… ), các loại nấm ăn được..

- Thuốc: một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen như aspirin, penicillin,…

- Tác nhân nhiễm khuẩn: các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

b. Các tác nhân không dị ứng

Đây là loại hen suyễn chiếm tỷ lệ thấp và chủ yếu tới quan tới gen, yếu tố di truyền là chính.

- Di truyền: trong gia đình có người bị hen phế quản.

- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…

Chất gây dị ứng có thể khác nhau ở những đối tượng bệnh lý . Việc tránh xa các tác nhân gây kích ứng là biện pháp đơn giản nhất giúp giảm thiểu các cơn hen hiệu quả.

3. Những triệu chứng điển hình của hen suyễn

Cơn hen suyễn thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát. Bệnh nhân khó thở nhiều khi thở ra, phải ngồi dậy để thở. Có thể nghe thấy tiếng thở rít hay khò khè. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ho, khạc đờm kèm theo. Đôi khi thấy hình ảnh lồng ngực biến dạng ở giai đoạn muộn như lồng ngực hình thùng, lồng ngực hình ức gà ở trẻ nhỏ...

triệu chứng điển hình của hen suyễn

Triệu chứng điển hình của hen suyễn

Ở những người bệnh mắc hen suyễn lâu năm và khi bệnh tình đã trở nặng thì tần suất xuất hiện cơn hen dày đặc hơn, đặc biệt là vào buổi tối. Ngay cả khi không tiếp xúc với bất kì một tác nhân gây dị ứng nào.

4. Chẩn đoán sớm hen phế quản

Chẩn đoán hen suyễn sớm và chính xác cơn hen phế quản trong giai đoạn cấp tính có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là ‘bàn đạp’ cơ bản nhất để điều trị triệu chứng hiệu quả và giảm tối đa các biến chứng không mong muốn. Để làm được điều đó, các bác sĩ lâm sàng phải tiếp cận một cách đầy đủ , chính xác thông tin và thăm khám một cách tỉ mỉ.

a. Hỏi tiền sử

Một số câu hỏi giúp khai thác thông tin bệnh lý như:

- Đã từng bị trước đó chưa?

- Có người thân trong gia đình mắc bệnh hen suyễn không?

- Có bệnh dị ứng như chàm, mề đay..

b. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là phương pháp chẩn đoán quan trọng bậc nhất,  nó là cơ sở để chỉ định các phương pháp cận lâm sàng phù hợp. Khám lâm sàng là khám tổng quát toàn thân , sau đó khám khu trú tại vị trí tổn thương nhằm tránh bỏ sót .

Một số các dấu hiệu lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn:

- Cơn ho ,khò khè, khó thở, nặng ngực thường xuất hiện về đêm, tái phát nhiều lần nhất là khi có tiếp xúc với dị nguyên hoặc khi thay đổi thời tiết. Khi dùng thuốc giãn phế quản thì cơn cải thiện hoặc hết cơn.

- Nghe phổi trong cơn khó thở có ran rít ran ngáy.

c. Chẩn đoán cận lâm sàng

Thăm khám lâm sàng là chủ đạo để định hướng chẩn đoán các loại bệnh lý nói chung và hen phế quản nói riêng. Tuy nhiên ,việc  kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng đem lại hiệu quả tối ưu trong chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt.

Các xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến giúp chẩn đoán chính xác hen phế quản:

- Đo lưu lượng đỉnh (PEF): PEF tăng >= 20% so với trước khi dùng thuốc hoặc pef thay đổi sáng – chiều >= 20%, gợi ý chẩn đoán hen.

- Đo chức năng hô hấp: giúp đánh giá có giới hạn luồng khí tắc nghẽn. Sự giới hạn này không cố định, thường thay đổi trước và sau dùng thuốc giãn phế quản hoặc vận động hoặc sau điều trị. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng để xác định bệnh lý hen suyễn. Tuy nhiên, chúng chỉ được áp dụng cho người lớn vì trẻ nhỏ rất khó để thực hiện kỹ thuật một cách chính xác nên sai số rất lớn.

- Đo nitric oxide (NO) trong khí thở ra: có thể giúp chẩn đoán hen khi các triệu chứng lâm sàng không điển hình và test chức năng phổi bình thường.

Hen suyễn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi vì hai đối tượng trên có hệ thống miễn dịch còn non yếu hoặc là đã suy giảm. Hiện nay, con số cho biết người mắc hen suyễn và số người tử vong do hen thật sự khiến chúng ta phải suy ngẫm. Do đó, việc nhận biết sớm nguyên nhân, những triệu chứng của hen suyễn giúp người bệnh rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị. Chính vì vậy, hãy đến cơ sở thăm khám với bác sĩ hô hấp ngay khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu thay đổi bất thường nào.

Bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương: Bệnh viện Phổi trung ương, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức...và các phòng khám uy tín để quá trình thăm khám nhanh chóng và thuận lợi.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/03/2021 - Cập nhật 27/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán

Hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mạn tính phổ biến nhất ở nước ta. Tuy nhiên bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn do triệu chứng ít rầm rộ ở giai đoạn sớm...

31/03/2021

1467 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG