Nội dung chính
  • 1. Tiền sản giật- sản giật là gì?
  • 2. Chẩn đoán tiền sản giật
  • 3.Những thai phụ nào có nguy cơ mắc tiền sản giật- sản giật trong thai kỳ?
  • 4. Biến chứng của tiền sản giật- sản giật thai kỳ
Nội dung chính
  • 1. Tiền sản giật- sản giật là gì?
  • 2. Chẩn đoán tiền sản giật
  • 3.Những thai phụ nào có nguy cơ mắc tiền sản giật- sản giật trong thai kỳ?
  • 4. Biến chứng của tiền sản giật- sản giật thai kỳ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Gió mùa về, thai phụ cảnh giác với tiền sản giật, sản giật

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Mỗi đợt gió mùa về các tỉ lệ các thai phụ nhập viện vì bệnh lý tiền sản giật, sản giật cao đột biến. Tiền sản giật- sản giật là một trong những bệnh lý sản khoa nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề đối với thai phụ và thai nhi trong bụng.
Nội dung chính
  • 1. Tiền sản giật- sản giật là gì?
  • 2. Chẩn đoán tiền sản giật
  • 3.Những thai phụ nào có nguy cơ mắc tiền sản giật- sản giật trong thai kỳ?
  • 4. Biến chứng của tiền sản giật- sản giật thai kỳ

1. Tiền sản giật- sản giật là gì?

Tiền sản giật là hội chứng bao gồm tăng huyết áp có kèm đạm niệu (protein niệu) xuất hiện từ sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Tiền sản giật, sản giật là gì?

Tiền sản giật, sản giật là gì?

Tiền sản giật được cho là bệnh lý của bánh nhau với hệ quả gây tổn thương nội mô mạch máu trên nhiều cơ quan của mẹ. Do là bệnh lý của bánh nhau nên cách duy nhất để điều trị bệnh khi bệnh tiến triển là chấm dứt tuần hoàn tử cung nhau đồng nghĩa với việc chấm dứt thai kỳ, khởi phát chuyển dạ.

Sản giật là tình trạng có cơn co giật mới khởi phát trên phụ nữ bị tiền sản giật mà không giải thích được do nguyên nhân nào khác. 

Gọi 1900 3367 để được tư vấn và đặt lịch khám, xét nghiệm tại bệnh viện tuyến trung ương hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch chủ động hơn!

2. Chẩn đoán tiền sản giật

Thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật khi: 

  • Huyết áp tâm thu tăng từ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương tăng từ 90 mmHg xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ.
  • Đạm niệu: có protein trong nước tiểu, có thể là làm xét nghiệm nước tiểu 24h hoặc làm nước tiểu một mẫu tại một thời điểm bất kì hoặc cũng có thể thử que Dipstick.
  • Trường hợp có tăng huyết áp thỏa mãn tiêu chí trên không có đạm niệu thì thai phụ cũng được kết luận là tiền sản giật khi có xuất hiện một trong số các triệu chứng khởi phát như: giảm tiểu cầu, suy thận, suy tế bào gan, phù phổi, đau đầu, nhìn mờ,..

Gọi ngay hotline để được tư vấn về tiền sản giật: 1900 3367

3.Những thai phụ nào có nguy cơ mắc tiền sản giật- sản giật trong thai kỳ?

Gió mùa về, thai phụ cảnh giác với tiền sản giật, sản giật

Những mẹ bầu với các đặc điểm sau có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn các bà mẹ khác, bao gồm:

  • Con so: do tiếp xúc lần đầu với gai nhau.
  • Đa thai, thai trứng: tiếp xúc quá nhiều với gai nhau.
  • Béo phì: nguy cơ tăng huyết áp tăng, tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý về mạch máu.
  • Mẹ lớn tuổi
  • Tiền sử từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước.
  • Tăng huyết áp mạn, đái tháo đường, bệnh thận, Lupus.
  • Tiền sử gia đình có mẹ hay chị em gái từng bị tiền sản giật.

4. Biến chứng của tiền sản giật- sản giật thai kỳ

Tiền sản giật- sản giật là một trong những bệnh lý sản khoa nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề đối với thai phụ và thai nhi trong bụng, dự phòng, phát hiện sớm, bổ sung calci đầy đủ là biện pháp phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này.

Liên hệ với y bác sĩ sản phụ khoa uy tín: 1900 3367

Biến chứng của tiền sản giật, sản giật là gì?

Biến chứng của tiền sản giật, sản giật là gì?

  • Hoại tử tế bào gan: do tình trạng co thắt mạch máu trong gan, hệ quả làm tắc nghẽn mạch máu trong gan và hoại tử tế bào gan. Bệnh nhân xuất hiện đau thượng vị, buồn nôn, nôn, vàng da.
  • Hội chứng HELLP: là tình trạng rất nặng, tử vong cao biểu hiện của ba triệu chứng gồm tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu.
  • Suy thận cấp do tổn thương cầu thận, hoại tử ống thận: bệnh nhân có tiểu protein (đạm niệu), tiểu máu, tiểu ít, thậm chí vô niệu. Đây thường là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ và thai nhi.
  • Sản giật: biến chứng nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong cao thường do khi giật gây tai biến mạch máu não.
  • Phù phổi cấp: có thể hiểu là phổi sũng máu và nước nên không đảm bảo chức năng thông khí, trao đổi oxy.
  • Xuất huyết não
  • Mù mắt
  • Nhau bong non: hệ quả của xuất huyết màng đệm gây cắt đứt, giảm trao đổi máu mẹ con đột ngột có thể ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con.
  • Sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung: do bệnh lý của bánh nhau nên hạn chế trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi, do vậy thai nhi sớm có biểu hiện chậm phát triển, đây cũng là một trong số những yếu tố gây ra sinh non hoặc quyết định chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ khi quá sớm gây sinh non hoặc quá non.

Các biến chứng của tiền sản giật, sản giật luôn là những vấn đề đáng quan ngại cho sự phát triển của bé cũng như sức khỏe của mẹ khi đang trong thai kỳ. Chính vì vậy, các bố và các mẹ hãy chú ý bảo vệ sức khỏe và thực hiện khám thai sản phụ khoa định kỳ để có thể kiếm soát cũng như điều hướng đúng sức khỏe của thai nhi. Tham khảo thêm top bác sĩ khám sản phụ khoa uy tín tại Hà Nội hoặc liên hệ hotline để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sản phụ khoa: 1900 3367

Biến chứng của tiền sản giật đến thai kỳ

Biến chứng của tiền sản giật đến thai kỳ

Tiền sản giật, sản giật là một bệnh lý nguy hiểm nhưng chưa được các thai phụ nhận thức đúng đắn về bệnh lý này. Bài viết hy vọng cung cấp cho các mẹ bầu một kiến thức mới về một bệnh lý tưởng lạ nhưng quen trong thai kỳ. Chúc các mẹ bầu một thai kỳ an yên, khỏe mạnh.

IVIE - Bác sĩ ơi - ứng dụng đặt lịch khám bệnh online uy tín chất lượng giúp kết nối người bệnh đến với cơ sở y tế, bệnh viện phòng khám lớn. Với đội ngũ nhân viên chuyên viên kỹ thuật viên luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ người bệnh đặt lịch khám bệnh giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức khám chữa bệnh. Liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi hôm nay để nhận tư vấn tốt nhất: 1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/11/2021 - Cập nhật 02/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

15378 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

2003 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

684 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

658 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG