Nội dung chính
  • 1. Phát ban toàn thân dạng ban dát đỏ và ban sẩn (Maculopapular)
  • 2. Phát ban ngoại vi
  • 3. Ban đỏ kết hợp bong vẩy
Nội dung chính
  • 1. Phát ban toàn thân dạng ban dát đỏ và ban sẩn (Maculopapular)
  • 2. Phát ban ngoại vi
  • 3. Ban đỏ kết hợp bong vẩy
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đừng lơ là khi mắc sốt kết hợp phát ban

Sốt kết hợp phát ban có thể coi là bệnh lý khá lành tính. Nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày. Nhưng trong trường hợp, nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách, thì bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Phát ban toàn thân dạng ban dát đỏ và ban sẩn (Maculopapular)
  • 2. Phát ban ngoại vi
  • 3. Ban đỏ kết hợp bong vẩy

Phân loại bệnh

1. Phát ban toàn thân dạng ban dát đỏ và ban sẩn (Maculopapular)

Trong bệnh sốt và phát ban, dạng phát ban toàn thân là phổ biến nhất. 

- Bạn dát đỏ

Phát ban sởi: ban xuất hiện từ chân tóc, sau tai vào ngày thứ 2-3 của sốt và lan dần xuống toàn bộ cơ thể trong vòng 3 ngày, không có ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Khi bạn mọc đến chân thì bay ở vùng đầu mặt, khi bay để lại dấu tích. Có hạt Koplik kích thước tổn thương 1 - 2 mm, màu trắng hoặc xanh nhạt có quầng đỏ trên niêm mạc miệng, thường thấy trong 2 ngày đầu của sốt. Có yếu tố dịch tễ (nhiều người mắc bệnh). 

Phát ban sởi: ban xuất hiện từ chân tóc, sau tai vào ngày thứ 2-3 của sốt

Phát ban sởi: ban xuất hiện từ chân tóc, sau tai vào ngày thứ 2-3 của sốt.

Rubella (sởi Đức): bạn cũng mọc từ chân tóc xuống. Tuy nhiên, không giống bệnh sởi các bạn của rubella có xu hướng rõ ràng hơn tại vùng bị ảnh hưởng, và có thể có ngứa, có thể có điểm Forchheimer (chấm xuất huyết ở vòm miệng) nhưng không đặc hiệu vì cũng gặp trong bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Ở người trưởng thành mắc Rubella cũng thường gặp viêm hạch vùng chẩm, sau tai, và viêm khớp. Nhiễm enterovirus: hầu hết các echoviruses và coxsackieviruses có sốt nhẹ, viêm long hô hấp và rối loạn tiêu hóa từ nhẹ đến nặng, có bạn trên da dạng sởi. Có yếu tố dịch tễ.

Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do virus Epstein-Barr, thường kèm theo sốt cao, kéo dài.

Nhiễm HIV: có các biểu hiện toàn thân giống cúm, như sốt, viêm họng, viêm hạch, đau mình mẩy và đào ban dát sần (maculopapular exanthema). Cần khai thác tiền sử quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng.

Nhiễm parvovirus B19: chủ yếu gặp ở trẻ em 3-12 tuổi, sau khi hết sốt xuất hiện ban đỏ tím tại trung tâm và tím nhợt vùng ngoại vi ở trên má (như "tát vào má"). Một ngày sau phát ban lan tỏa trên thân mình và tứ chi, có ngứa, sau đó nhanh chóng phát triển thành dạng lưới rồi giảm dần (đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ) trong 3 tuần. Người lớn mắc bệnh thường có viêm khớp.

Nhiễm herpesvirus 6: phổ biến nhất ở trẻ em < 3 tuổi. Phát đào ban (exanthem subitum) đường kính 2 - 3 mm, bao gồm ban dát và sẩn hồng, ban đầu trên thân mình và đôi khi trên các chi, và mờ dần trong vòng 2 ngày. Thường xuất hiện sau khi sốt đã giảm xuống.

Sốt xuất huyết: do virus Dengue gây nên, do muỗi truyền, xảy ra ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thường gặp ở bệnh nhân nhiễm Dengue sơ nhiễm với biểu hiện của dạng ban dát đỏ.

Sốt thương hàn: là các hồng ban: gặp 30% số trường hợp, xuất hiện vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh, đường kính 2-4mm, thường ở bụng, phần dưới ngực, hông. Hồng ban biến mất sau hai, ba ngày.

Sốt thương hàn là các hồng ban.

Sốt thương hàn là các hồng ban.

Hồng ban của bệnh Lyme (erythema migrans chronicum - ECM): thường biểu hiện nhiều mảng hình khuyên. Nếu không điều trị các tổn thương thường mờ dần trong vòng một tháng, nhưng có thể kéo dài hơn một năm.

Sốt thấp khớp cấp: các ban đỏ có rìa và chuyển sang hình khuyên thoáng qua. - Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: thường phát ban đỏ hình cánh bướm trên má cũng như biểu hiện da khác. 

- Ban dát sẩn

Phản ứng thuốc: gồm nhiều biểu hiện khác nhau, như nổi mề đay, đào ban (exanthematous) là phổ biến nhất và đôi khi khó phân biệt với ban do virus. Tuy nhiên phát ban do thuốc thường mạnh hơn và ngứa hơn ban virus. Để phân biệt cần chú ý tiền sử dụng thuốc, HIV... Phát bạn có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi ngừng dùng thuốc. Trong nhiễm HIV, 50-60% số bệnh nhân phát ban khi dùng thuốc sulfamit. Trong bệnh bạch cầu đơn nhân do virus EpsteinBarr có 90% bệnh nhân phát ban khi dùng ampicillin.

Hội chứng Stevens- Johnson: phát ban đỏ đa hình thái, viêm loét các hốc tự nhiên và đe dọa tính mạng. Thường có liên quan với dị ứng thuốc.

Bệnh Collagen: có thể gây sốt và nổi mẩn. Bệnh do xoắn trùng spirochet: có liên quan với động vật gặm nhấm ngoài môi trường cắn.

Nhiễm HIV: ban dát sẩn đỏ và sần cục có ngứa nhiều, đối xứng 2 bên, ở tứ chi, thường gặp ở giai đoạn lâm sàng 2 của HIV.

Bệnh Rickettsia: ngoài ban dát đỏ cần phát hiện vết đốt đóng vảy và yếu tố dịch tễ.

2. Phát ban ngoại vi

Đặc điểm nổi bật nhất là phát ban ở ngoại biên, hoặc bắt đầu từ khu vực ngoại vi (acral) trước khi lan toàn thân.

Bệnh do Recketsia ricketsi: chẩn đoán sớm và điều trị rất quan trọng, vì tiên lượng nặng nếu không được điều trị. Các tổn thương từ dạng ban dát đỏ đến chấm nốt xuất huyết, bắt đầu trên cổ tay, mắt cá chân và trên lòng bàn tay rồi lan hướng tâm, ban thoái triển ở giai đoạn cuối của bệnh.

Các ban của bệnh giang mai thứ phát: nổi bật trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, cần chẩn đoán phân biệt với bệnh vảy phấn, đặc biệt là ở bệnh nhân có hoạt động tình dục nguy cơ.

Sởi không điển hình: thường gặp ở người được tiêm phòng sởi không đủ liều hoặc ở người lớn chưa được tiêm phòng sởi.

Bệnh Tay-chân-miệng: do EV71 và coxsackie A 16 bệnh nhân có sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa và có ban dạng mụn nước ở lòng bàn tay - bàn chân và trong miệng xuất hiện đối xứng trên khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn - chân, và mặt. Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan rộng và liên quan đến niêm mạc. Dịch thường xảy ra trong gia đình. 

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: tổn thương có thể phát triển trên bàn tay và bàn chân. 

3. Ban đỏ kết hợp bong vẩy

Bao gồm ban đỏ lan tỏa tiếp theo là biểu hiện bong vảy (desquamation).

Do độc tố của Streptococcus nhóm A hoặc Staphylococcus aureus: sau tốt và viêm họng bệnh nhân có phát ban đỏ dạng chấm, nốt thường xuất hiện trong nếp gấp cơ thể, và có lưỡi hình "Quả dâu tây".

Hội chứng sốc do Liên cầu khuẩn: với biểu hiện hạ huyết áp, suy đa phủ tạng, có tổn thương hoại tử.

Tụ cầu gây hội chứng sốc nhiễm độc: cũng có hạ huyết áp và suy đa phủ tạng, nhưng thường S. aureus không gây nghiêm trọng.

Tụ cầu gây hội chứng bỏng da: gặp chủ yếu ở trẻ em và suy giảm miễn dịch ở người lớn. Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi, đau cơ, đồng thời với xuất hiện ban đỏ trên da. Trong giai đoạn tróc vảy, có thể tạo thành bóng nước trên da. Trong thế nhẹ, có phát ban đỏ giống Kawasaki, nhưng không có biểu hiện lưới dâu tây hoặc đỏ tím quanh môi.

Tụ cầu gây hội chứng bỏng da.

Tụ cầu gây hội chứng bỏng da.

Biến thể của hội chứng Stevens-Johnson: tróc da toàn bộ lớp biểu bì, hoại tử biểu bì gây độc, bệnh nặng.

Bệnh Kawasaki: thường gặp ở trẻ em, có sốt, đỏ tím quanh môi, lưỡi dâu tây, viêm kết mạc, sưng hạch, và đôi khi có bất thường điện tim.

Hội chứng ban đỏ tróc vẩy (erythroderma): thường do eczema, vẩy nến, bệnh nấm, hoặc phản ứng thuốc nghiêm trọng. 

Khi mắc bệnh khiến cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng cũng giảm đi. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng là rất cần thiết. Chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ các loại vitamin, chất xơ,… Bên cạnh đó, nên cho người bệnh ăn những thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu như: cháo, súp hay sữa tươi. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/01/2022 - Cập nhật 19/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4451 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1288 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

946 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1215 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG