Nội dung chính
  • 1. Bệnh trĩ là gì?
  • 2. Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?
  • 3. Bạn có thể làm gì để phòng tránh bệnh trĩ?
  • 4. Tôi có thể làm gì để giảm các triệu chứng của mình?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh trĩ là gì?
  • 2. Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?
  • 3. Bạn có thể làm gì để phòng tránh bệnh trĩ?
  • 4. Tôi có thể làm gì để giảm các triệu chứng của mình?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đừng để trĩ làm phiền cơ thể bạn

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTTrương Ngọc Thái
Chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa
Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa gặp các vấn đề về hậu môn - trực tràng ngày càng nhiều. Trong đó, bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. hãy cùng iSofHcare tìm hiểu về bệnh lý này.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh trĩ là gì?
  • 2. Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?
  • 3. Bạn có thể làm gì để phòng tránh bệnh trĩ?
  • 4. Tôi có thể làm gì để giảm các triệu chứng của mình?

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Chúng có thể gây ngứa, chảy máu và đau. Bệnh trĩ rất phổ biến.

Bệnh trĩ là gì?

Trong một số trường hợp, bạn có thể nhìn hoặc sờ thấy búi trĩ xung quanh bên ngoài trực tràng (trĩ ngoại). Trong các trường hợp khác, bạn không thể nhìn thấy vì chúng ẩn bên trong trực tràng (trĩ nội).

2. Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Trường hợp điển hình, các triệu chứng có thể bao gồm:

● Ngứa da quanh hậu môn.

● Chảy máu - Chảy máu thường không đau. Bạn có thể thấy máu đỏ tươi sau khi đi vệ sinh.

● Đau - Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ, điều này có thể gây đau. Nó cũng có thể gây ra một khối cứng mà bạn có thể cảm nhận được.

Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?

Bạn nên đi khám nếu bạn bị chảy máu hoặc nếu màu phân của bạn giống như nhựa đường. Chảy máu có thể do nguyên nhân khác từ đại, trực tràng mà không phải là bệnh trĩ.

 Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

3. Bạn có thể làm gì để phòng tránh bệnh trĩ?

Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là không để bị táo bón. Bạn nên đi đại tiện ít nhất vài lần một tuần. Bị táo bón (cảm giác khó đại tiện và phân rắn) có thể khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để tránh bị táo bón hoặc đi ngoài phân cứng:

a. Ăn nhiều trái cây, rau và các thực phẩm khác có chất xơ. Chất xơ giúp tăng nhu động ruột.

Bạn cần 20 - 35 gam chất xơ mỗi ngày để giữ cho việc đi tiêu đều đặn. Nếu bạn không cung cấp đủ chất xơ từ chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung chất xơ qua các chế phẩm khác. Chúng có dạng bột, các loại bánh hoặc thuốc viên; bạn cần đọc kĩ bao bì về hàm lượng chất xơ trong sản phẩm này.

Bạn có thể làm gì để phòng tránh bệnh trĩ?
Uống nhiều nước, hạn chế thức ăn cay, các chất kích thích (rượu, cafe, thuốc lá)

b. Chế độ sinh hoạt khoa học

- Tránh ngồi lâu một chỗ, tránh tư thế ngồi xổm kéo dài.

- Tập thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày vào 1 giờ nhất định. Tránh ngồi đại tiện kéo dài.

- Điều trị các bệnh mãn tính đang mắc: đái tháo đường, suy giáp…

- Ngâm trĩ với nước ấm (Sitz bath): Ngâm vùng hậu môn vào nước ấm mỗi lần 10 – 15 phút, ngâm 2 – 3 lần/ ngày giúp cải thiện dòng máu, giãn cơ thắt hậu môn.

c. Thuốc làm mềm phân

Uống các loại thuốc được gọi là "chất làm mềm phân" như lactulose (biệt dược: Duphalac, Laevolac…).  Những loại thuốc này làm tăng số lần đi tiêu của bạn. Chúng an toàn để sử dụng, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chỉnh liều dùng hợp lý.

4. Tôi có thể làm gì để giảm các triệu chứng của mình?

Một số loại thuốc có tác dụng làm giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch, bảo vệ, làm tăng bền của các mạch máu nhỏ (biệt dược Daflon). Các loại thuốc trị trĩ có dạng viên nang (được gọi là thuốc đạn) dùng đặt bên trong trực tràng. Những loại khác có dạng kem đóng trong chai có vòi để bạn xịt vào trong trực tràng. Tốt nhất nên dùng thuốc kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật trĩ

Phẫu thuật trĩ

Nếu bạn vẫn có các triệu chứng sau khi áp dụng các biện pháp được liệt kê ở trên, bạn có thể cần các phương pháp điều trị can thiệp để loại bỏ các búi trĩ.

Phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh trĩ hiện nay là thắt búi trĩ bằng vòng cao su qua nội soi trực tràng ống mềm, vài ngày sau búi trĩ co lại và rụng. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng tia laser, nhiệt hoặc hóa chất để tiêu diệt búi trĩ. Nhưng nếu không có lựa chọn nào trong số này hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Búi trĩ ở bên ngoài trực tràng (trĩ ngoại) chỉ có thể được cắt bỏ bằng phẫu thuật. 
Khi có triệu chứng đau rát, căng tức vùng hậu môn, đặc biệt là đại tiện có máu cuối bãi bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để có những chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/05/2021 - Cập nhật 21/05/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đừng để trĩ làm phiền cơ thể bạn

Đừng để trĩ làm phiền cơ thể bạn

Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa gặp các vấn đề về hậu môn - trực tràng ngày càng nhiều. Trong đó, bệnh trĩ là bệnh...

21/05/2021

1293 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG