Nội dung chính
  • 1. Điều trị đục thể thủy tinh như thế nào?
  • 2. Đục thể thủy tinh có cần phải mổ không?
  • 3. Các phương pháp mổ đục thể thủy tinh
  • 4. Những lưu ý khi mổ đục thể thủy tinh
Nội dung chính
  • 1. Điều trị đục thể thủy tinh như thế nào?
  • 2. Đục thể thủy tinh có cần phải mổ không?
  • 3. Các phương pháp mổ đục thể thủy tinh
  • 4. Những lưu ý khi mổ đục thể thủy tinh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đục thể thủy tinh có cần mổ không? Tìm hiểu về phương pháp mổ đục thể thủy tinh

Đục thể thủy tinh là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật, tuy nhiên, ở nước ta vẫn còn nhiều rào cản khiến không phải ai cũng có thể điều trị bằng phương pháp này. Vậy đục thể thủy tinh có cần thiết phải mổ không? Có những phương pháp phẫu thuật nào? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Điều trị đục thể thủy tinh như thế nào?
  • 2. Đục thể thủy tinh có cần phải mổ không?
  • 3. Các phương pháp mổ đục thể thủy tinh
  • 4. Những lưu ý khi mổ đục thể thủy tinh

1. Điều trị đục thể thủy tinh như thế nào?

Về điều trị dự phòng, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể phòng tránh được đục thể thủy tinh già vì quá trình lão hóa của cơ thể là tất yếu. Tuy nhiên, ta có thể phòng tránh đục thể thủy tinh biến chứng bằng cách phát hiện và điều trị sớm các bệnh mắt hoặc toàn thân có khả năng gây đục thể thủy tinh. Bên cạnh đó, người mẹ tiêm chủng và phòng tránh các bệnh trong thai kỳ cũng giúp ngăn ngừa đục thể thủy tinh xảy ra cho con.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ nhàng, người bệnh có thể bổ sung vitamin hoặc dùng một số thuốc để làm chậm sự phát triển của đục thể thủy tinh. Cùng với đó là kết hợp đeo kính để cải thiện thị lực, bảo vệ mắt khi đi ra ngoài, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng,…

Ở giai đoạn sau của bệnh, khi thị lực giảm xuống ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc thường ngày, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Sau khi mổ, thị lực của người bệnh có thể phục hồi gần như hoàn toàn. Đặc biệt trường hợp đục thể thủy tinh bẩm sinh, phẫu thuật cần được chỉ định sớm để tránh trường hợp nhược thị.

2. Đục thể thủy tinh có cần phải mổ không?

Đục thủy tinh thể có cần phải mổ không

Như đã đề cập ở trên, không phải tất cả bệnh nhân đục thể thủy tinh đều phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi đục thể thủy tinh gây giảm thị lực ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ở giai đoạn đầu, ta vẫn có thể điều trị bằng thuốc và đeo kính hỗ trợ, tuy nhiên, khi bệnh đã đến giai đoạn giảm thị lực, phẫu thuật là điều cần thiết.

Đối với đục thể thủy tinh, chỉ có một biện pháp điều trị triệt để là phẫu thuật. Với phương pháp này, mù do đục thể thủy tinh có thể điều trị khỏi hẳn và khôi phục thị lực gần như hoàn toàn. Mổ đục thể thủy tinh hầu như không gây đau đớn và người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng chỉ trong một vài ngày.

Một số người vẫn quan niệm rằng, nếu mắt vẫn còn nhìn thấy thì chưa cần thiết phẫu thuật, chỉ khi đã mù lòa thì mới phải mổ. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thời điểm quyết định mổ đục thể thủy tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Nếu để lâu dài thì tỷ lệ xuất hiện biến chứng cũng cao hơn khiến phẫu thuật khó khăn và có thể gặp phải tai biến. Mặt khác, khi bị mù lòa, người bệnh cần có người chăm sóc thường xuyên nên ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như kinh tế gia đình.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

3. Các phương pháp mổ đục thể thủy tinh

Phương pháp mổ thể thủy tinh

Phẫu thuật được chỉ định nếu các triệu chứng của đục thể thủy tinh cản trở khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Không có tiêu chí nào quyết định mổ liên quan đến mức độ giảm thị lực. Chỉ định can thiệp phẫu thuật là giống nhau đối với các thể đục thể thủy tinh cũng như tuổi tác của người bệnh.

Phẫu thuật đục thể thủy tinh là phẫu thuật loại bỏ và thay thế thể thủy tinh bị đục để khôi phục độ trong suốt của trục thị giác. Ngày nay, kỹ thuật hiện đại giúp phẫu thuật cực kỳ an toàn và ít biến chứng. Hơn nữa, bác sĩ sẽ dùng ống kính nội nhãn giúp phục hồi thị lực của mắt bệnh tương thích với thể thủy tinh tự nhiên của mắt bên kia. Có những phương pháp mổ đục thể thủy tinh sau:

a. Mổ lấy thể thủy tinh trong bao (ICCE)

Đây là phương pháp mổ lấy toàn bộ thể thủy tinh. Sau khi thể thủy tinh được lấy ra ngoài, việc điều chỉnh khúc xạ có thể thực hiện bằng cách đặt kính nội nhãn tiền phòng hoặc treo ở mống mắt, hậu phòng. Tuy nhiên, kính này phải được khâu dính vào củng mạc. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn đeo kính bên ngoài.

Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, dễ áp dụng, không có biến chứng liên quan đến bao sau và phản ứng viêm do sót vỏ thể thủy tinh. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tỷ lệ các biến chứng như thoát dịch kính, bong võng mạc, phù hoàng điểm cao nên hiện nay ít được sử dụng.

b. Mổ lấy thể thủy tinh ngoài bao (ECCE)

Đây là phương pháp mổ lấy nhân và vỏ thể thủy tinh qua một lỗ mở bao trước và để lại toàn vẹn bao sau, một phần ngoại vi bao trước cùng với hệ thống dây chằng. Sau đó, người ta đưa một thấu kính nhân tạo qua vết rạch đặt vào bên trên hoặc trong thể thủy tinh, phía sau mống mắt.

Kỹ thuật này có ưu điểm là đường rạch giác mạc nhỏ hơn và an toàn hơn do để lại bao sau. Ngoài ra còn giảm tỷ lệ phù hoàng điểm dạng nang, bong võng mạc và phù giác mạc. Nhưng nó lại có nhược điểm là có khả năng đục bao sau hoặc loạn dưỡng giác mạc về sau.

c. Phẫu thuật tán thể thủy tinh (Phacoemulsification)

Phẫu thuật này còn được gọi là phẫu thuật PHACO. Đây là phương pháp mổ đục thể thủy tinh được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong kỹ thuật này, người ta rạch một vết rạch nhỏ trên giác mạc, sau đó đưa một đầu dò có kích thước từ 1 – 3mm qua vết rạch này. Đầu này còn được gọi là đầu dò phaco, chứa một kim rung bằng năng lượng siêu âm để tán nhỏ nhân thể thủy tinh.

Sau khi được tán nhuyễn, chất thể thủy tinh sẽ được hút ra ngoài qua một lỗ kim và một thấu kính bằng nhựa hoặc silicon có thể gập lại được đưa vào bên trong qua vết rạch nhỏ trước đó. Vì phẫu thuật được tiến hành qua một đường rạch nhỏ nên an toàn hơn và vết rạch này có thể tự lành lại, thậm chí không cần chỉ khâu.

Phương pháp này có ưu điểm là phục hồi thị lực nhanh hơn do kích thước vết mổ nhỏ và giảm khả năng loạn thị do khâu giác mạc. Tuy nhiên, phẫu thuật PHACO có thể không khả thi trong trường hợp đục thể thủy tinh thể tiến triển vì trong đó nhân thể thủy tinh rất cứng, khó tán nhuyễn. Lúc này ta sẽ áp dụng mổ thể thủy tinh ngoài bao.

4. Những lưu ý khi mổ đục thể thủy tinh

Ngày nay, đội ngũ y tế ngành mắt cũng như trang thiết bị liên quan đến phẫu thuật đục thể thủy tinh ngày càng được nâng cao khiến việc điều trị căn bệnh này trở nên an toàn và dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, một số lưu ý sau sẽ giúp bạn an tâm hơn khi tiếp cận với phương pháp điều trị này:

- Cần phải kiểm tra tình trạng mắt cũng như bệnh lý toàn thân thật kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất và hạn chế biến chứng nhất có thể.

- Một số người bị đục thể thủy tinh cả hai mắt thì thông thường, ta không mổ cả hai mắt cùng một lúc. Điều này giúp hạn chế khả năng nhiễm trùng hai bên và có thể điều chỉnh phác đồ dựa trên bất kỳ biến chứng nào ở mắt đầu.

- Sau phẫu thuật có thể có một số cơn đau nhẹ trong vòng 24 giờ đầu tiên, nhưng đừng lo lắng vì nó thường giảm bớt khi dùng acetaminophen và sẽ biến mất sau đó. Người bệnh có thể sinh hoạt trở lại bình thường ngay vào buổi tối sau phẫu thuật.

- Sau phẫu thuật cần tránh chấn thương mắt và các hoạt động gắng sức vì nó có thể làm tăng áp lực lên mắt.

- Nên tái khám đúng lịch, thường là một tuần và một tháng sau phẫu thuật để theo dõi các biến chứng cũng như điều trị thích hợp.

- Việc cải thiện thị lực còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Một số người sẽ thấy thị lực được cải thiện ngay sau ngày phẫu thuật. Nhưng một số khác sẽ bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc bệnh kèm sẵn có. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp đều có tiên lượng khá tốt sau phẫu thuật.

- Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần liên lạc với bác sĩ ngay để kiểm tra phát hiện sớm biến chứng sau phẫu thuật như viêm nội nhãn, vỡ hoặc lệch thể thủy tinh,…

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều phương pháp mổ đục thể thủy tinh có thể áp dụng tùy thuộc vào hoàn cảnh và kinh tế của từng bệnh nhân. Việc hiểu rõ về điều trị cũng như phương pháp mổ giúp người bệnh giảm bớt lo lắng một cách đáng kể trước khi phẫu thuật. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích về mổ đục thể thủy tinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/07/2021 - Cập nhật 07/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những nguyên nhân khiến bệnh đục thủy tinh thể ngày càng...

Những nguyên nhân khiến bệnh đục thủy tinh thể ngày càng...

Phần lớn mọi người đều cho rằng đục thủy tinh thể là bệnh của tuổi già. Nhưng ít ai ngờ rằng bệnh lý có tỷ lệ mù lòa hàng đầu này đang có dấu hiệu của trẻ hóa. ...

07/07/2021

1588 Lượt xem

6 Phút đọc

Phẫu thuật thay thủy tinh thể ở đâu chất lượng, an toàn?

Phẫu thuật thay thủy tinh thể ở đâu chất lượng, an toàn?

Thay thủy tinh thể có lẽ là cụm từ còn xa lạ với nhiều người. Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể nhằm lấy...

07/07/2021

546 Lượt xem

7 Phút đọc

Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể có thể gặp phải

Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể có thể gặp phải

Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt làm suy giảm thị lực khá nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh này đã lựa chọn phương pháp mổ để lấy lại thị lực bình...

07/07/2021

3455 Lượt xem

4 Phút đọc

Biến chứng tiểu đường gây đục thủy tinh thể

Biến chứng tiểu đường gây đục thủy tinh thể

Hiện nay, số người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực ở những đối...

07/07/2021

1880 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG