Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp là bệnh lý?
  • 2. Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp bao gồm những gì?
  • 2. Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?
  • 3. Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp là bệnh lý?
  • 2. Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp bao gồm những gì?
  • 2. Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?
  • 3. Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp: Nên ăn gì, kiêng gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị mọi bệnh lý, kể cả bệnh thoái hóa khớp. Một chế độ ăn uống lành mạnh không chữa trị triệt để bệnh thoái hóa khớp nhưng giúp cho người bệnh khỏe mạnh hơn. Vậy người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp là bệnh lý?
  • 2. Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp bao gồm những gì?
  • 2. Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?
  • 3. Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

1. Thoái hóa khớp là bệnh lý?

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương, cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Sụn khớp có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một “bộ giảm xóc”.

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp.

Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp.

2. Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp bao gồm những gì?

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Quốc gia về Khoa học và Khớp học lâm sàng, một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ giảm viêm khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và giảm đau khớp. Chính vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người đang gặp vấn đề về khớp cần đảm bảo các chất dinh dưỡng sau:

  • Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết cho sự phát triển của sụn. Thiếu vitamin C có thể làm giảm sút chất lượng sụn, gia tăng các triệu chứng về khớp. Các thực phẩm giàu vitamin C như đu đủ, ổi, dứa, cam, dâu tây, cải xanh… Lượng vitamin C được khuyến nghị cho nữ giới là 75 miligam/ngày và nam giới là 90 miligam/ngày.
  • Vitamin D: Vitamin D có thể giúp ngăn ngừa sự phá vỡ sụn, giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Ngoài việc hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời, bạn cũng cần bổ sung qua một số thực phẩm như cá hồi, tôm, trứng, đậu hũ, sữa chua,…
  • Vitamin K: Vitamin K có nhiều trong cải xoăn, rau bina, rau diếp, bông cải xanh… Mỗi ngày, bạn cần bổ sung cho cơ thể 1 microgam vitamin K/1kg trọng lượng cơ thể.
  • Vitamin E: Vitamin E chứa nhiều trong các loại dầu thực vật và các loại hạt. Lượng vitamin E an toàn cho một người là từ 3 – 4mg/ngày, tương đương 1 muỗng cà phê.

Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên bổ sung đa dạng vào thực đơn.

Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên bổ sung đa dạng vào thực đơn.

  • Beta Carotene: Beta carotene là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng làm giảm tổn thương đến khớp. Hoạt chất này quan trọng đối với khớp, có nhiều trong các thực phẩm như củ cải, khoai lang, rau bina, lá bạc hà, măng tây,…
  • Acid béo Omega-3: Omega-3 là chất béo không bão hòa, có tác dụng ngăn chặn việc sản xuất các cytokine và enzyme phá hủy sụn, giảm viêm khớp và làm dịu các cơn đau khớp đáng kể. Để bổ sung Omega-3 thiếu hụt cho cơ thể, bạn nên thêm vào thực đơn các thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá cơm, hàu, hạt óc chó,…

2. Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người thoái hóa khớp:

a. Trái cây và rau củ

Trái cây và rau củ quả không chỉ có lợi cho xương khớp mà còn là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho sức khỏe. Trong rau củ quả chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm hiệu quả. Vì vậy, người thoái hóa khớp nên tăng cường nhóm thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày.

Rau củ quả cũng chứa nguồn chất xơ dồi dào, có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt ở người già. Hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn, tránh táo bón, giảm cơn thèm ăn, hỗ trợ việc giảm cân hiệu quả ở những người thừa cân, béo phì. Đặc biệt, trong rau củ quả, trái cây chứa chất chống oxy hóa chống viêm cao như các loại trái cây mọng nước, trái cây có múi, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, bí ngô,…

b. Các loại cá nước lạnh

Các loại cá như  cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,… là những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3. Đây là một hoạt chất kháng viêm hiệu quả cho người thoái hóa khớp. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần.

Với cá hồi, nên chọn cá hồi thiên nhiên thay cho cá hồi nuôi. Bởi cá hồi nuôi có thể tồn dư kháng sinh gây hại cho cơ thể. Chọn cá hồi tự nhiên có màu đỏ cam tươi, còn cá hồi nuôi có màu nhạt hơn. Cá tự nhiên có thớ mỡ màu trắng nạc và nhỏ li ti, vị ngọt thơm và không tanh như cá hồi nuôi.

c. Nước hầm xương ống

Các loại nước hầm từ xương ống, sụn sườn bò, bê cung cấp nhiều glucosamin và chondroitin. Đây là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Đồng thời, những món ăn này còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, tốt cho hệ xương khớp. Người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung luân phiên các loại thịt lợn, thịt gia cầm, tôm, cua để đa dạng chế độ dinh dưỡng.

d. Dầu thực vật tốt cho xương khớp

Dầu thực vật như dầu oliu có chứa hoạt chất Oleocanthal – hoạt chất có khả năng ức chế các hợp chất gây viêm trong cơ thể. Vì vậy, nếu bị viêm sưng khớp hoặc thoái hóa khớp, bạn nên dùng dầu oliu thay thế cho các loại dầu thường.

e. Sử dụng tỏi, hành

Tỏi, hành là các loại gia vị tự nhiên quen thuộc trong các căn bếp, cũng là vị thuốc trong đông y. Trong tỏi, hành có chứa Diallyl Disulfide – hợp chất có tính năng cải thiện các triệu chứng viêm, xương khớp. Mỗi ngày nên sử dụng 3 – 4 tép tỏi (tương đương 4g tỏi) và 1 củ hành (tương đương 4 – 5g).

f. Đậu nành

Đậu nành chứa ít chất béo, giàu protein và chất xơ tốt cho sức khỏe tim mạch và xương khớp. Bạn có thể sử dụng hạt đậu nành hoặc đậu hũ trong các bữa ăn hàng ngày.

3. Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

Bên cạnh những món ăn tốt cho người bệnh lý thoái hóa khớp thì cũng có những thực phẩm có hại cho xương khớp. Một số thực phẩm mà người bệnh cần phải hạn chế là:

a. Đồ ăn nhiều đường

Các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kem, bánh quy, kẹo,… có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh lý. Điều này khiến cho tình trạng viêm sưng trở nên tồi tệ hơn, các khớp xương suy yếu đi.

Mặc dù đồ ăn nhiều đường luôn có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Thế nhưng, bạn cần từ bỏ thói quen ăn các thực phẩm giàu đường. Thay vào đó, có thể sử dụng đường bằng vị ngọt tự nhiên như siro trái cây, mật ong.

b. Đồ ăn nhiều muối

Muối chứa hàm lượng natri cao, có thể khiến các tế bào của cơ bị sưng lên do tích nước. Vì vậy, muối cũng là thực phẩm cần hạn chế sử dụng.

Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh, mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa 6g muối/ngày, tương đương một muỗng cà phê muối. Với người bệnh tim mạch hoặc viêm khớp, tiêu thụ muối ít hơn lượng này sẽ tốt hơn.

c. Đồ ăn chiên xào

Tổ chức về viêm khớp (The Arthritis Foundation) đã chỉ ra rằng: Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên hay bánh rán sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và nhất là sẽ khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Những loại dầu chiên đồ ăn có thể làm gia tăng cholesterol trong cơ thể. Lượng cholesterol cao cũng có thể dẫn tới viêm khớp do các mô cử động ở đầu xương bị mòn dần. Vì vậy, người bệnh thoái hóa khớp cần hạn chế tối đa các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào.

Thoái hóa khớp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

d. Bơ sữa

Bơ và các sản phẩm từ bơ, sữa sẽ làm thúc đẩy phản ứng viêm, thúc đẩy kết dính tiểu cầu và tăng cảm giác đau ở người bệnh xương khớp. Không những vậy, bơ sữa còn là nhóm thực phẩm gây tăng huyết áp, tích mỡ máu và gây nguy cơ tiểu đường.

e. Thực phẩm giàu Acid béo Omega-6

Không phải chất béo nào cũng tốt cho hệ xương khớp. Omega-6 có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể, khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Omega-6 có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, thịt đỏ như thịt bò, dê, cừu, thịt ngựa…

f. Đồ ăn từ bột tinh chế

Các loại thực phẩm từ bột tinh chế như bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc dinh dưỡng đóng gói… cũng là tác nhân kích thích phản ứng viêm của cơ thể, gây phản ứng đau khớp. Để giảm thiểu cơn đau do viêm khớp và thoái hóa khớp, cần hạn chế các thực phẩm từ bột tinh chế. Có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm đau, giảm viêm cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp. Hy vọng bài viết IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Bạn và người thân khi có triệu chứng hoặc nên thực hiện khám định lỳ với bác sĩ cơ xương khớp để đảm bảo phòng ngừa những biến chứng bệnh có thể xảy ra. Để đặt lịch tư vấn và khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi vui lòng liên hệ hotline: 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/10/2021 - Cập nhật 25/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Thoái hóa là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, ...

25/10/2021

3572 Lượt xem

7 Phút đọc

Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp: Nên ăn gì, kiêng gì?

Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp: Nên ăn gì, kiêng gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị mọi bệnh lý, kể cả bệnh thoái hóa khớp. Một chế độ ăn uống lành mạnh không chữa trị triệt để bệnh thoái...

25/10/2021

1104 Lượt xem

7 Phút đọc

6+ biện pháp giúp phòng tránh bệnh lý thoái hóa khớp

6+ biện pháp giúp phòng tránh bệnh lý thoái hóa khớp

Tình trạng thoái hóa khớp thường diễn ra phổ biến khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, đó không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Khi nghiên cứu về...

21/10/2021

753 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG