Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Cận lâm sàng
  • 3. Phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Cận lâm sàng
  • 3. Phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dịch hạch: Nỗi ám ảnh về căn bệnh tối nguy hiểm dần quay trở lại

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính tối nguy hiểm, với nhiều biến chứng gây đe dọa đến tính mạng con người. Bệnh lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt).
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng của bệnh
  • 2. Cận lâm sàng
  • 3. Phương pháp phòng bệnh

1. Triệu chứng của bệnh

Bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch: reo rắc cái chết đen.

Thể thường gặp

a. Thể hạch (hay gặp nhất)

- Thời kỳ nung bệnh: từ 1 đến 15 ngày, trung bình 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.

- Thời kỳ khởi phát: trước khi sưng hạch có thể thấy một số tiền triệu như mệt mỏi, đau mình mẩy, nhức đầu chóng mặt, nôn, mệt lả, đau xương sống, đau bụng, mê sảng. Bệnh nhân thường sốt cao 39°C - 40°C, có biểu hiện đau đặc biệt đau vùng sắp nổi hạch. Sau vài giờ hoặc 1-2 ngày chuyển sang giai đoạn toàn phát. 

- Thời kỳ toàn phát: biểu hiện toàn thân là nhiễm khuẩn, nhiễm độc và nổi hạch.

Triệu chứng nhiễm khuẩn:

  • Sốt cao 39 - 40°C, liên tục hay từng cơn, đôi khi có rét run, trẻ em có thể co giật.
  • Mặt đỏ, xung huyết, mạch nhanh.
  • Tiêu hoá: lưỡi khô, trắng ở giữa, môi khô, đôi khi có nôn, ỉa chảy hay táo bón, gan, lách có thể hơi to và đau.
  • Đái ít, sẫm màu, nước tiểu có albumin.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Triệu chứng nhiễm độc 

  • Nhẹ: nhức đầu, mệt mỏi toàn thân, mệt lả. - 
  • Nặng: mất ngủ, nói rời rạc, mê sảng, la hét, giãy giụa, rối loạn hành vi, ngơ ngác.

Sưng hạch: là triệu chứng chính. Thường xuất hiện vào ngày đầu, sau khi sốt, một số trường hợp xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh.

  • Vị trí: thường liên quan đến nơi nhiễm khuẩn đầu tiên, thường ở một bên, hiếm khi đối xứng 2 bên hoặc nhiều nơi.
  • Tính chất hạch: đau là đặc điểm quan trọng nhất, đau sớm trước khi hạch sưng và bệnh nhân thường phải tạo tư thế để hạn chế đau. Hạch rắn, tròn, to bằng đầu ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà, di động. Có hiện tượng phù và viêm quanh hạch thành một khối viêm. Màu sắc da trong 1-2 ngày đầu chưa thay đổi, sau đó chuyển sang màu đỏ rồi đỏ tía. Hay gặp ở vùng bọn hơn vùng nách, cổ, dưới hàm.

Tiến triển: nếu không điều trị hạch có thể tự vỡ chảy nước lờ lờ hung đỏ có mủ và các chất hoại tử, chứa nhiều vi khuẩn, khi khỏi để lại sẹo to và xấu. Thể viêm hạch nặng có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi thứ phát, viêm màng não thứ phát sau 2 đến ngày 5.

Nếu điều trị sớm: hạch đã sưng, đỡ đau, hết sốt ngày 4-6 của bệnh. Sau đó hạch nhỏ và tiêu đi.

Nếu điều trị muộn hoặc nặng, hạch hóa mủ cần chích rạch tháo mủ mới để sốt và mới khỏi.

b. Dịch hạch thể phổi

- Nung bệnh: 2-4 ngày, đôi khi vài giờ.

- Khởi phát: bệnh nhân đột ngột sốt cao 40 - 41°C, đôi khi rét run. Các biểu hiện kèm theo như nhức đầu, đau mình mẩy, buồn nôn, mệt lả. Triệu chứng hô hấp không rõ.

- Toàn phát: từ ngày thứ 2 của bệnh. Bệnh nhân có sốt cao 40-41oC, mạch nhanh, nhỏ, mệt lả.

Triệu chứng hô hấp rõ như đau ngực, ho khan, rãi, bọt nhiều dần lên, màu hung đỏ máu chứa nhiều vi khuẩn dịch hạch. Thở nhanh, nông, tím tái. 

- Tiến triển: nếu không điều trị kịp, bệnh nhân sẽ tử vong trong 2-4 ngày do phù phổi cấp và suy tim. 

c. Thể nhiễm khuẩn huyết

Ít khi có nhiễm khuẩn huyết tiên phát mà thường là thứ phát sau thể hạch.

Bệnh nhân có sốt cao 39-40 độ C.

Bệnh nhân có sốt cao 39-40 độ C.

Triệu chứng lâm sàng hay gặp là tình trạng nhiễm khuẩn - nhiễm độc nặng, sốt cao 39-40°C, kèm theo nhức đầu, mệt lả, nôn. Bệnh nhân vật vã, mê sảng, thậm chí hôn mê.

Mạch nhanh, huyết áp hạ, thở nhanh, nông (do nhiễm độc). Có thể xuất huyết dưới da, niêm mạc làm bệnh nhân tím đen, hoặc có xuất huyết nội tạng.

Nếu không điều trị bệnh nhân sẽ tử vong sau 2-3 ngày. 

d. Các thể lâm sàng khác

Thể viêm họng: amidan sưng đỏ, đôi khi có giả mạc trắng đục, mủn. Hạch cổ sưng một bên.

Thể xuất huyết: xuất huyết trên da, hoặc niêm mạc (chảy máu chân răng, + chảy máu cam), xuất huyết tiêu hóa (nôn máu, ỉa máu)... xét nghiệm có rối loạn đông máu. Xuất huyết thường xảy ra sớm từ ngày thứ 2 6 của bệnh

Thế màng não: thường xuất hiện sau thể viêm hạch, vào ngày 10 - 15 của bệnh. Hội chứng màng não (+), dịch não tuỷ: đục, cấy có vi khuẩn dịch hạch.

Thể dạ dày - ruột: sưng hạch mạc treo ruột, nôn nước hoặc máu, bụng chướng, ấn đau.

Thể lưu động: có mụn phỏng và viêm bạch mạch tại nơi bọ chét đốt Thể kín đáo: sưng hạch nhẹ, không đau, sau 2-3 tuần hạch hết sưng.

2. Cận lâm sàng

Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh dịch hạch

Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh dịch hạch

  • Công thức máu
  • Chọc dò hạch: nhuộm hoặc nuôi cấy tìm vi khuẩn. 
  • Xét nghiệm tiêu bản máu: soi thấy vi khuẩn trong thể nhiễm khuẩn huyết nặng. 
  • Cấy máu: dương tính 80% với thể nhiễm khuẩn huyết và 20% với thể hạch. 
  • Xét nghiệm dịch màng phổi: soi tìm vi khuẩn
  • Huyết thanh chẩn đoán: cần làm 2 lần, lần thứ 2 sau lần 1 từ 10 - 14 ngày. Kết quả dương tính nếu kết quả lần thứ 2 tăng gấp 4 lần. Hoặc xét nghiệm ELISA
  • Xét nghiệm dịch não tủy
  • Chụp phổi: có hình ảnh động đặc phổi, tràn dịch hoặc phù phổi đối với thể phổi
  • Xét nghiệm khác: tăng men gan, bilirubin tăng hoặc có rối loạn chức năng đông máu đối với thể nặng.

3. Phương pháp phòng bệnh

- Đối với nguồn bệnh: quản lý các ổ dịch trong tự nhiên, theo dõi tình hình chuột chết, mật độ bọ chét. Nếu dịch xảy ra cần tổ chức diệt bọ chét, diệt chuột. 

- Đối với bệnh nhân: cần khai báo khẩn cấp dịch và điều trị cách ly. Cần xử lý quần áo, đồ dùng của bệnh nhân theo đúng nguyên tắc khử khuẩn.

Tiêm phòng vaccin là một trong những phương pháp dự phòng bệnh dịch hạch.

Tiêm phòng vaccin là một trong những phương pháp dự phòng bệnh dịch hạch.

- Tiêm chủng dự phòng

  • Vaccin chết: tiêm 2 lần cách 1- 3 tháng và nhắc lại cứ 6 tháng một lần. Chỉ định cho người đi vào vùng có dịch và cho nhân viên chăm sóc động vật. 
  • Vaccin sống giảm độc lực: tiêm một liều 0,1ml trong da. Tiêm nhắc lại hằng năm.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4426 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1264 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

931 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1198 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG