icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dị vật đường thở - một bệnh lý cấp cứu của đường thở, cách nhận biết và sơ cứu ban đầu để có hiệu quả!

Tham vấn y khoa:
BSTrần Hữu Dũng
Chuyên Khoa Đa Khoa
Dị vật đường thở có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và hay gặp ở trẻ trai hơn. Tùy theo hình thái, kích thước, tính chất của dị vật mà chúng bị mắc ở các vị trí khác nhau của đường thở, hậu quả có thể gây tử vong trong vòng 3 tới 5 phút nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Các bậc cha mẹ có thể hiểu dị vật đường thở là khi có vật chất bất thường (nước, sữa, hạt, đồ ăn, đồ vật,...) xâm nhập vào đường thở. Nghẹt thở là khi dị vật gây bít tắc đường thở làm trẻ không thể hít vào cũng như thở ra.

Dị vật đường thở có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và hay gặp ở trẻ trai hơn. Tùy theo hình thái, kích thước, tính chất của dị vật mà chúng bị mắc ở các vị trí khác nhau của đường thở, hậu quả có thể gây tử vong trong vòng 3 tới 5 phút nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Dị vật đường thở - một bệnh lý cấp cứu của đường thở, cách nhận biết và sơ cứu ban đầu để có hiệu quả!

Bình thường, đường thở giống như một cái ống rỗng có một cái nắp đậy lại khi ta ăn uống  giúp chánh cho thức ăn, nước uống đi vào phổi và giữ cho cái ống này không bị tắc. Để giúp cho cái ống này thông thoáng cơ thể có một số cách hỗ trợ như không cho phép hai động tác nuốt và thở xảy ra cùng lúc, hay phản xạ ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất những vật lạ khỏi đường thở.

Tổng đài đặt hẹn khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng!

Trẻ em thường mắc dị vật đường thở trong lúc vui chơi, bỏ đồ chơi vào miệng, đặc biệt là các đồ vật có kích thước nhỏ bé như hạt lạc, hạt ngô, viên bi,...Trẻ cũng có thể bị trào ngược cháo, sữa...vào đường thở do phản xạ đóng nắp thanh môn chưa hoàn thiện. Người lớn cũng có thể bị dị vật đường thở khi bị liệt cơ vùng hầu họng mà vẫn ăn bằng đường miệng.

Cách nhận biết một trẻ bị dị vật đường thở! Khi có dị vật xâm nhập vào đường thở thì cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng phản xạ ho và co thắt thanh quản. Khi đó trẻ sẽ ho sặc sụa, ho tím tái, ho liên tục, vã mồ hôi, chảy nước mắt, có khi gây nên tắc thở....trong trường hợp dị vật gây tắc hoàn toàn đường thở trẻ ho không bắn ra được sẽ dẫn tới tử vong nhanh chóng, còn trường hợp dị vật không gây tắc hoàn toàn thì các triệu chứng trên chỉ xảy ra trong 1-2 phút sau đó hết và sau đó có thể các triệu chứng trên lại lặp lại.

Dị vật đường thở - một bệnh lý cấp cứu của đường thở, cách nhận biết và sơ cứu ban đầu để có hiệu quả!

Đây chính là ‘Hội Chứng Xâm Nhập’ và nó là chìa khóa trong việc xác định trẻ có bị dị vật đường thở hay không. Ngoài ra trẻ cũng có thể biểu hiện khàn tiếng, khó thở, tiếng thở ồn ào hơn.

Cách xử trí ban đầu mà các bậc phụ huynh cần biết ngay khi phát hiện trẻ bị dị vật đương thở để tránh những hậu quả xấu xảy ra!. 

  • Với trẻ dưới 2 tuổi, đặt trẻ nằm xấp đầu thấp trên cánh tay, giữ cho cổ trẻ thẳng, vỗ lưng 5 cái dùng gốc bàn tay vị trí giữa hai xương bả vai, sau đó lật ngược lại kiểm tra xem dị vật ra chưa. Nếu chưa thấy dị vật thì ấn ngực 5 cái bằng 2 ngón tay vị trí trên xương ức dưới đường nối hai núm vú 1 khoát ngón tay. Trong trường hợp thất bại có thể lặp lại 6-10 lần.
  • Trẻ trên 2 tuổi, nếu trẻ còn tỉnh thì đặt bàn tay tạo hình nắm đấm ở vùng thượng vị ngay dưới chóp xương ức, đặt bàn tay còn lại lên trên nắm tay của bạn, ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng trước sau và lên trến nếu vẫn khó thở thì tiến hành vỗ lưng 5 cái vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thất bại có thể lập lại 6-10 lần. Trong trường hợp trẻ không còn tỉnh thì đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, dùng hai bàn tay chồng lên nhau vị trí dưới xương ức trẻ, ấn mạnh và nhanh 5 lần. Nếu thất bại có thể lặp lại 6-10 lần.

Dị vật đường thở - một bệnh lý cấp cứu của đường thở, cách nhận biết và sơ cứu ban đầu để có hiệu quả!

Tóm lại, lời khuyên dành cho các gia đình có trẻ nhỏ là cần giáo dục cho trẻ bỏ thói quen ngậm đồ vật vào miệng, không cho trẻ ăn các loại quả có hạt, thức ăn có xương (lấy bỏ xương và hạt trước khi cho trẻ ăn), không cưỡng ép và không làm cho trẻ hoảng sợ, giật mình khi đang ăn, uống thuốc.

Các bậc cha mẹ thân yêu, hãy luôn biết cách chăm sóc con cái tốt nhất!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/06/2021 - Cập nhật 29/06/2021
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dị vật đường thở - một bệnh lý cấp cứu của đường thở, cách...

Dị vật đường thở - một bệnh lý cấp cứu của đường thở, cách...

Dị vật đường thở có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và hay gặp ở trẻ trai hơn. Tùy theo hình thái, kích thước, tính...

29/06/2021

1553 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG