Nội dung chính
  • Mùa hè - Thời điểm lý tưởng cho sốc nhiệt và các bệnh lý đường hô hấp
  • Cần làm gì để đề phòng sốc nhiệt?
  • Các biện pháp đề phòng bệnh hô hấp
Nội dung chính
  • Mùa hè - Thời điểm lý tưởng cho sốc nhiệt và các bệnh lý đường hô hấp
  • Cần làm gì để đề phòng sốc nhiệt?
  • Các biện pháp đề phòng bệnh hô hấp

Đề phòng sốc nhiệt, bệnh hô hấp trong những ngày nắng nóng

Những ngày thời tiết gay gắt, nắng nóng kéo dài khiến chúng ta không khỏi mệt mỏi, khó chịu. Bên cạnh đó, nhiệt độ lên cao làm gia tăng tỷ lệ tử vong do sốc nhiệt trong cộng đồng, cũng như các vấn đề về hô hấp như sốt, ho, khó thở. Vì vậy, việc đề phòng sốc nhiệt, bệnh hô hấp là một vấn đề cần được quan tâm trong những ngày thời tiết thay đổi. Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu các biện pháp để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
Nội dung chính
  • Mùa hè - Thời điểm lý tưởng cho sốc nhiệt và các bệnh lý đường hô hấp
  • Cần làm gì để đề phòng sốc nhiệt?
  • Các biện pháp đề phòng bệnh hô hấp

 

Mùa hè - Thời điểm lý tưởng cho sốc nhiệt và các bệnh lý đường hô hấp

Trong những ngày nắng nóng khi thời tiết thay đổi thất thường về nhiệt độ giữa ngày đêm đã điều kiện rất lý tưởng để sốc nhiệt và các bệnh lý đường hô hấp ngày một gia tăng. Điều này rất nguy hiểm nhất là những cơ địa có hệ thống miễn dịch, đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở nước ta trong những ngày nắng nóng.

1. Sốc nhiệt

Sốc nhiệt hay nhiễm nóng (heat stroke) là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40oC và kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương hệ thần kinh và cơ quan đích xảy ra đột ngột ( rối loạn ý thức, co giật, hôn mê). Nguyên nhân cơ bản của sốc nhiệt là do mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và đào thải nhiệt lượng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao gây giáng hóa protein và kích thích quá trình viêm dẫn đến sốt, cơ thể co giật, rối loạn đa cơ quan và tử vong.

Sốc nhiệt gồm 2 loại: sốc nhiệt kinh điển do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao trong nhiều giờ, nhiều ngày và sốc nhiệt do gắng sức hay gặp ở người vận động thể lực quá sức. Triệu chứng điển hình của sốc nhiệt nhiệt độ cơ thể tăng cao (>40 độ C), mạch nhanh, huyết áp tụt kèm theo các dấu hiệu của suy chức năng thần kinh như đau đầu, hôn mê, ảo giác, co giật, rối loạn nhận thức...Và vào giai đoạn muộn của sốc nhiệt, phần lớn các cơ quan của cơ thể đều bị ảnh hưởng dẫn tới suy hô hấp, suy chức năng gan thận cấp...

Cần phân biệt sốc nhiệt với say nắng. Say nắng xảy ra khi tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào vùng cổ gáy trong 1 thời gian làm chấn động trung tâm điều hòa thân nhiệt. Người bị say nắng cũng có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi… thường trở về bình thường sau khi nghỉ ngơi 30 phút..

2. Các bệnh lý đường hô hấp

Những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, khói bụi gia tăng. Đồng thời thời tiết gay gắt cũng khiến cho cơ thể khó chịu, bứt rứt ảnh hướng đến việc ăn uống, nên sức đề kháng giảm sút. Đặc biệt ở hệ hô hấp là nơi luôn diễn ra hoạt động thiết yếu cho sự sống. Việc hít phải các chất có hại, mầm bệnh khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính...

Cần làm gì để đề phòng sốc nhiệt?

1.  Bổ sung đầy đủ, thường xuyên nước và muối

Cần mang theo đủ nước khi ra ngoài trời, uống đủ và chia làm nhiều lần để uống. Điều này vừa giúp cung cấp đủ nước vừa giảm nhiệt cho cơ thể. Nếu được, có thể trang bị cả bình xịt nước, cách này giúp làm ẩm vùng da, tránh cháy nắng và duy trì thân nhiệt ở mức độ ổn định. Ngoài ra để tránh rối loạn dẫn tới sốc, cần cung cấp muối, protein, điện giải cho cơ thể.

2.  Rèn luyện để cơ thể thích nghi với nắng nóng

- Giảm vận động thể lực dưới thời tiết quá nóng.

- Tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều tối.

3.  Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đối với các công việc ngoài trời

Hạn chế làm việc trong khoảng thời gian 11h-14h trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nghỉ ngơi ở những nơi có bóng râm, môi trường mát mẻ.

4. Trang phục

Mặc quần áo rộng, thoáng mát, tối màu để cơ thể dễ dàng thải nhiệt qua da và tuyến mồ hôi. Sử dụng dụng cụ bảo hộ như áo chống nắng, kính râm

5.   Sử dụng điều hòa hợp lý

Hạn chế di chuyển đột ngột giữa phòng điều hòa và môi trường ngoài trời. Nên tắt điều hòa 1 thời gian sau đó bước mới bước ra khỏi phòng. Điều này giúp cơ thể cân bằng được nhiệt độ để thích nghi với môi trường xung quanh.

Ngoài ra, đối với người già, người mắc các bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên ra khỏi nhà vào lúc trời nắng gắt.

Các biện pháp đề phòng bệnh hô hấp

1. Tăng cường sức đề kháng

Bổ sung vitamin A từ thức ăn hoặc các chế phẩm, đồng thời bổ sung sắt, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Tiêm chủng vacxin phòng bệnh đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Cho trẻ ăn uống đầy đủ, bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý khi bị cảm cúm.

Tập thể dục thường xuyên, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và các chất điện giải như các loại trái cây giải nhiệt, rau, canh

2. Loại bỏ thói quen xấu

Khi sử dụng quạt, điều hòa, không để cố định và hướng trực tiếp vào mặt trẻ, nên để chế độ xoay. Cần vệ sinh quạt, điều hòa và đồ dùng trong nhà sạch sẽ. Với người trưởng thành, người già cần loại bỏ những thói quen không tốt trong những ngày nắng gắt, làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của đường hô hấp và cơ thể.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Không nên bật điều hòa quá lạnh, điều chỉnh khoảng mức 25-26 độ C vào ban ngày, từ 27-28 độ C vào ban đêm, hạn chế ra vào thường xuyên phòng điều hòa, chỉ sử dụng điều hòa khi cần thiết, không lạm dụng quá mức. Không tắm biển, sông suối, ao hồ vào buổi trưa

Không tắm nước lạnh ngay sau khi ở trời nắng về, sau khi lao động nặng hay tập thể dục, khi cơ thể còn đổ mồ hôi. Tốt nhất nên tắm sau khi vận động 30 phút, khi mồ hôi đã khô. Bởi vì sau khi đi từ trời nắng gắt về nhà, nhiệt độ cơ thể còn rất cao, các lỗ chân lông đang mở rộng, hơi nước sẽ theo các lỗ chân lông vào cơ thể dễ gây sốt, ho, viêm phổi…thậm chí là đột quỵ.

Không uống nước đá, nước quá lạnh hoặc sử dụng các thực phẩm quá lạnh ngay khi đi từ ngoài nắng về nhà

3. Bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân từ môi trường

Bỏ thuốc lá, thuốc lào và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải khói bụi, hóa chất độc hại. Thường xuyên rửa tay, che chắn khi ho, hắt hơi. Rửa tay thường xuyên, khi về nhà, sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, còn một số biện pháp khác như: vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sổ mũi để tránh các bệnh nhiễm khuẩn lây lan sang đường hô hấp.

Trên đây là các cách đơn giản và dễ thực hiện để dự phòng sốc nhiệt và các bệnh hô hấp vào những ngày nắng nóng. Mong rằng những lời khuyên sẽ hữu ích đối với sức khỏe của bạn và gia.Và quan trọng là đừng chủ quan khi có các triệu chứng như mệt mỏi, tăng thân nhiệt, đau đầu, buồn nôn, chuột rút, ngất xỉu vào những ngày thời tiết oi bức. Nếu cảm thấy cơ thể có biểu hiện bất thường hãy đến bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể nhé!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 31/03/2021 - Cập nhật 31/03/2021
5/5

CHUYÊN MỤC CẨM NANG