Nội dung chính
  • 1. Vị trí và đặc điểm cơn đau
  • 2. Nguyên nhân gây đau lưng
  • 3. Các phương pháp điều trị tại nhà mẹ bầu có thể áp dụng
  • 4. Khi nào mẹ bầu sẽ phải đến tìm bác sĩ
Nội dung chính
  • 1. Vị trí và đặc điểm cơn đau
  • 2. Nguyên nhân gây đau lưng
  • 3. Các phương pháp điều trị tại nhà mẹ bầu có thể áp dụng
  • 4. Khi nào mẹ bầu sẽ phải đến tìm bác sĩ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đau lưng trong thai kì và những điều cần lưu ý

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Sản,Chuyên khoa Phụ sản
Đau lưng trong thai kì là một vấn đề các mẹ bầu thường xuyên gặp phải, đặc biệt là ở nửa sau của thai kì. Thông thường nếu bạn không có các bệnh lý về cơ xương khớp gây đau lưng trước khi mang bầu thì tình trạng này cũng sẽ hết dần sau khi sinh xong. 
Nội dung chính
  • 1. Vị trí và đặc điểm cơn đau
  • 2. Nguyên nhân gây đau lưng
  • 3. Các phương pháp điều trị tại nhà mẹ bầu có thể áp dụng
  • 4. Khi nào mẹ bầu sẽ phải đến tìm bác sĩ

1. Vị trí và đặc điểm cơn đau

- Vị trí đau lưng trong thai kỳ thường gặp phải là phần thấp của lưng tại vị trí cột sống gặp xương chậu - ngang đốt sống thắt lưng 4,5 hoặc đốt sống cùng 1,2.

đau lưng trong thai kỳ ở vị trí nào

Đau lưng trong thai kỳ ở vị trí nào?

- Đau nhức xuất hiện tăng lên khi đi lại, leo cầu thang... có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm tỉnh giấc vì cơn đau.

- Có thể có tê bì.

- Co cứng khớp: xuất hiện mỗi khi thức dậy.

2. Nguyên nhân gây đau lưng

- Thiếu calci, vitamin D3: nhu cầu các chất dinh dưỡng này đòi hỏi rất cao trong thai kì, việc cung cấp không đủ sẽ gây ra tình trạng loãng xương thoáng qua, và đau lưng là một trong các biểu hiện.

- Tăng cân: một thai kì lí tưởng các mẹ bầu nên tăng 10-12 kg, và cột sống sẽ hỗ trợ và chịu lực cho số cân nặng tăng thêm đó. Chính điều này gây ra đau lưng. Bạn tăng cân càng nhiều thì áp lực lên cột sống theo đó cũng tăng theo. 

Hotline đặt lịch khám sản phụ khoa: 1900 3367

Nguyên nhân gây đau lưng trong thai kỳ

Nguyên nhân gây đau lưng trong thai kỳ

- Thay đổi tư thế: có thai làm thay đổi vị trí chịu lực của cơ thể, một cách từ từ các mẹ bầu sẽ điều chỉnh tư thế  và cách bản thân di chuyển- dù có nhận ra hay không- để nâng đỡ thai nhi đang ngày một to đằng trước, điều này sẽ gây ra đau lưng.

- Sự thay đổi hormon: Trong thai kì, cơ thể tiết ra các hormon gọi là Relaxin- hormon này làm các dây chằng vùng chậu hông dãn ra , các khớp trở nên lỏng lẻo để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.Thường gặp là đau lưng, đau vùng xương mu, đau các khớp vùng chậu. 

- Stress: Căng thẳng gây căng cơ lưng gây ra các cơn đau lưng hoặc mỏi lưng.

 Gọi đến tổng đài 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và đặt lịch khám ưu tiên tại các bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Thanh Hoá và Đà Nẵng!

3. Các phương pháp điều trị tại nhà mẹ bầu có thể áp dụng

- Bổ sung đầy đủ calci và vitamin D3: Nhu cầu trong thai kì dao động từ 1000-1200 mg/ ngày. Mẹ bầu nên chủ động tắm nắng để hấp thu vitamin D3.

Liên hệ tư vấn mang thai: 1900 3367

các phương pháp trị đau lưng tại nhà

Phương pháp giảm đau lưng trong thai kỳ cho mẹ bầu

- Tập thể dục: thường xuyên tập thể dục sẽ giúp tăng sức mạnh cơ bắp và nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, điều đó giúp giảm áp lực lên xương cột sống. Mẹ bầu có thể đi bộ, bơi lội, đạp xe tại chỗ đặc biệt là yoga và pilates có thể giúp kéo giãn cơ và xương chậu… Lưu ý, khi tập nên để ý phản ứng của cơ thể, cần tìm thấy sự thỏa mái trong tập thể dục không nên tập quá sức.

- Chườm nóng và lạnh: Mẹ bầu hoàn toàn có thể chườm nóng hay lạnh ở vị trí lưng nơi bị đau nhiều. Do cơ chế gây đau có thể do sự căng dãn các nhóm cơ vùng lưng nên dùng nhiệt tác động vào vị trí này sẽ giúp giảm sự chèn ép, tăng cường máu lưu thông, giảm đau. Mỗi lần mẹ bầu có thể chườm 20 phút, vài lần mỗi ngày tại vị trí đau. Sau 2-3 ngày đổi hình thức nhiệt( nóng sang lạnh; lạnh sang nóng). Lưu ý không nên chườm vùng bụng. Tương tự tắm nước ấm cũng có tác động giảm đau và giải tỏa căng thẳng cho cơ thể.

Xem thêm: Khám sản phụ khoa định kỳ bao lâu?

- Tập chỉnh tư thế: Thả lỏng vùng lưng, thõng lưng xuống cho các cơ được nghỉ ngơi. Khi ngồi có thể cuộn một chiếc khăn hoặc kê gối ở phần lưng dưới, gác chân lên ghế đẩu, ngồi thẳng lưng, ngửa vai. Tư thế này sẽ giúp giảm tối đa áp lực lên cột sống. Khi ngủ mẹ bầu có thể nằm nghiêng kẹp gối giữa 2 chân. Khi đứng kéo hông về phía trước, ngả vai về phía sau để bù đáp cho phần bụng ngày càng lớn. 

điều trị đau lưng tại nhà cho mẹ bầu

Tư thế nghỉ ngơi hợp với mẹ bầu khi bị đau lưng trong thai kỳ

- Duỗi cơ thường xuyên: trước khi tập hay khi thay đổi tư thế nên tập các động tác duỗi cơ, dãn cơ nhẹ nhàng, tránh tác động đột ngột sẽ gây các cơn đau cấp.

- Khi muốn nâng vật nặng nên dạng chân, sử dụng chân để ngồi xổm rồi nhấc vật nặng thay vì cúi lưng xuống.

- Không đi giầy cao gót, đi giầy để mềm có đệm đỡ bàn chân.

Bên cạnh các vấn đề xương khớp có thể gặp phải khi mang bầu, gia đình và sản phụ cũng cần chú ý những mầm bệnh mà có thể lây nhiễm cho thi phụ và truyền từ mẹ sang con, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như:  Nhiễm giang mai trong thai kì và những điều cần lưu ý

4. Khi nào mẹ bầu sẽ phải đến tìm bác sĩ

- Đau lưng dữ dội, lan sang bụng dưới, kèm chảy máu âm đạo..

- Đau lưng trầm trọng không giảm ngày càng tăng lên, hoặc đau lưng dữ dội một cách đột ngột.

- Khó đi tiểu hoặc tê bì ở tay chân.

- Đau lưng nhiều kèm chuột rút thường xuyên.

- Một vài trường hợp, đau lưng dữ dội có thể có liên quan đến các vấn đề như loãng xương do mang thai, viêm xương đốt sống hoặc viêm khớp nhiễm trùng. Những cơn đau theo nhịp tim có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Nên gặp bác sĩ mỗi khi cảm thấy bất an trong thai kì.

Hotline liên hệ đặt khám sản phụ khoa: 1900 3367

Đau lưng trong thai kì là một tình trạng phổ biển. Hầu hết đều có tiên lượng tốt, nhưng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, áp dụng các biện pháp tập luyện phù hợp có thể giúp giảm thiểu sự đau đớn mà các mẹ bầu phải chịu đựng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi tự hào là một trong những đơn vị giúp kết nối người bệnh đến với hệ thống bệnh viện phòng khám lớn đúng chuyên khoa triệu chứng bệnh. Hỗ trợ người bệnh trải nghiệm khám chữa bệnh được tốt nhất, tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức chờ đợi khi đi khám truyền thống.

 Liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi ngay hôm nay để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé: 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/08/2021 - Cập nhật 24/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

15393 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

2004 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

685 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

660 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG