Nội dung chính
  • 1. Vì sao trẻ bị mắt lác?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt
  • 3.Các phương pháp điều trị lác ở trẻ em
Nội dung chính
  • 1. Vì sao trẻ bị mắt lác?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt
  • 3.Các phương pháp điều trị lác ở trẻ em
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt

Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh mắt lác đang ngày một gia tăng, trở thành một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay. Vậy dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị mắt lác? Thông qua bài viết dưới đây, iSofHcare sẽ cho bạn câu trả lời.
Nội dung chính
  • 1. Vì sao trẻ bị mắt lác?
  • 2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt
  • 3.Các phương pháp điều trị lác ở trẻ em

1. Vì sao trẻ bị mắt lác?

Theo giải phẫu học, mắt có 6 cơ vận nhãn: 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo bám xung quanh, giúp mắt di chuyển các hướng. Mắt lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn. Những nguyên nhân gây ra bệnh mắt lác ở trẻ:

- Bẩm sinh: Là khi trẻ sinh ra đã xuất hiện triệu chứng này, bệnh thường biểu hiện ngay trong 6 tháng đầu.

- Lác do tật khúc xạ: Ở trẻ con thường là do cận thị, yếu tố điều tiết quy tụ bị rối loạn dẫn đến mắt bị lác.

- Trẻ đẻ non.

- Các bệnh ảnh hưởng đến não bộ như bại não, hội chứng Down, não úng tủy, u não,...

- Chấn thương mắt, tổn thương thủy tinh thể cũng có thể gây lác mắt.

- Di truyền.

- Tổn thương dây thần kinh sọ não 3, 4, 6.

- Bất thường ở vùng cơ nhãn cầu.

- Do bất thường vị trí giải phẫu: Cơ yếu hoặc dị dạng hốc mắt,..

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt

Những triệu chứng mà các bậc cha mẹ có thể phát hiện ra khi trẻ có triệu chứng mắt lác như:

- Hay nheo mắt hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể ở ngay phía trước.

- Trẻ thường xuyên bị mỏi mắt.

- Khả năng tập trung giảm sút, đi lại hay vấp ngã, làm việc và học tập không chính xác bằng người bình thường.

- Mắt lác thường có thể mờ hơn mắt không lác.

- Có tư thế nghiêng đầu thích nghi với tình trạng lác.

- Khi nhìn trực diện, hai mắt có biểu hiện không đối xứng.

- Việc sắp xếp đồ chơi hoặc bút chì thẳng hàng theo hàng dọc gây khó khăn cho bé.

- Nếu vật cách bé khoảng 8m nhưng bé không nhìn rõ rất có thể mắt bé đang có vấn đề.

- Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu sang một bên thì mới nhìn thấy đồ vật.

- Bé không phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ chơi.

- Bệnh trẹo cổ có thể xuất hiện để bù đắp cho sự khó khăn của não trong việc hài hòa hình ảnh không cân xứng từ đôi mắt.

-  Nhược thị thường xuất hiện cùng với mắt lác.

- Nhìn đôi - triệu chứng này thường xảy ra đột ngột ở người có chức năng thị giác đã hoàn thiện. Tuy nhiên cần đi khám để loại trừ khả năng mắc các bệnh lý cấp tính liên quan hệ thần kinh trung ương.

Bệnh mắt lác là bệnh lý dễ phát hiện, phát hiện bất thường càng sớm khả năng hồi phục càng cao. Trẻ em dưới 3 tuổi, nếu được chữa trị sớm thì tỉ lệ thành công lên đến 92%.

3.Các phương pháp điều trị lác ở trẻ em

Tùy vào từng trường hợp khác nhau, bác sĩ có thể đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau.

a. Bài tập điều trị mắt lác

Chỉ cần 30 phút mỗi ngày, với những bài  tập đơn giản này bé có thể cải thiện tình trạng mắt lác hiệu quả:

Bài tập 1: Bịt mắt và nhìn chú tâm vào một điểm

Chỉ cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

-  Chấm hoặc tô một chấm tròn trên tường có màu sáng, dễ nhìn như màu đỏ hay màu vàng.

- Bịt một mắt và mắt còn lại nhìn vào chấm tròn đó. Hãy điều chỉnh khoảng cách thích hợp sao cho nhìn được rõ nhất.

- Lặp lại nhiều lần.

Bài tập 2: Quan sát những vật dạng chuỗi liên tiếp

Bài tập buổi sáng tốt cho mắt

 

- Bài tập này nên thực hiện vào buổi sáng, lúc mặt trời đã lên đủ tầm mà không gây chói.

- Hãy nhìn vào dãy nhà đối diện, dãy cột điện hoặc dãy băng rôn quảng cáo treo liên tiếp.

- Kiên trì thực hiện trong 2 tháng chắc chắn bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể.

b. Rèn luyện tâm lý

Một vấn đề không kém phần quan trọng và cấp thiết, đó là việc rèn luyện tâm lý. Những người lác mắt, đặc biệt là trẻ nhỏ thường có cảm giác tự ti về bản thân và ái ngại những ánh mắt khi giao tiếp với người khác. Chính điều này gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của  bé. Vì thế phụ huynh cần nắm bắt và điều chỉnh tâm lý cho bé về đúng quỹ đạo. Những cách giúp mẹ khắc phục tâm lý tự ti cho bé:

- Tin tưởng, tôn trọng con.

- Không so sánh, không dán nhãn, không phán xét con.

- Thường xuyên tâm sự để thấu hiểu con hơn.

- Kể bé nghe những câu chuyện tương tự và dạy cho con những bài học về sự tự tin.

- Quan sát, thừa nhận cảm xúc của con.

- Cho phép con được thoải mái bộc lộ chính mình, được thể hiện quan điểm của bản thân.

- Khích lệ con dám hy sinh, dám vấp ngã, dám đứng lên.

- Dạy cho con những kỹ năng mềm, cách giao tiếp.

- Nhận ra điểm mạnh điểm yếu để giúp con phát triển.

c. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé, không những giúp cải thiện tình trạng bệnh mắt lác đáng kể mà còn là tiền đề để bé phát triển toàn diện. Vậy một chế độ ăn như thế nào là hợp lý?

- Cung cấp đầy đủ vitamin A: Cà rốt, bí đỏ, ớt chuông vàng, ớt chuông đỏ, cà chua, cam,...

- Lutein và zeaxanthin: Các loại rau xanh, trứng, ngô, nho đỏ,...

- Axit béo và omega -3: Có trong các loại cá nhất là cá hồi, cá ngừ,...

- Vitamin C: Ổi, cam, chanh, ớt chuông, cải xoăn, bông cải xanh,...

- Vitamin E: Bơ, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu thực vật,...

- Kẽm: Hàu, thịt, hạt bí đỏ, đậu phộng,...

Đôi mắt không những thể hiện được tình cảm, cảm xúc của con người, là ngôn ngữ của trái tim mà còn biểu hiện sức khỏe của bản thân. Hãy bảo vệ đôi mắt cho bé để con có thể thỏa sức quan sát thế giới rộng lớn ngoài kia. Mong rằng bài viết trên đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích, mẹ có thể hỗ trợ bé trong kế hoạch điều trị bệnh mắt lác mà không còn thấy bỡ ngỡ.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/07/2021 - Cập nhật 08/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị lác mắt

Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh mắt lác đang ngày một gia tăng, trở thành một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay. Vậy dấu hiệu...

08/07/2021

3223 Lượt xem

5 Phút đọc

Biến chứng tiểu đường gây đục thủy tinh thể

Biến chứng tiểu đường gây đục thủy tinh thể

Hiện nay, số người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng. Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực ở những đối...

07/07/2021

1874 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG