Nội dung chính
  • Cấu trúc giải phẫu của dạ dày
  • Đau dạ dày thường xuất hiện ở những vị trí nào?
  • Nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày
  • Dấu hiệu của những cơn đau dạ dày kinh điển
  • Những mẹo điều trị cơn đau dạ dày cực kỳ hiệu quả tại nhà
Nội dung chính
  • Cấu trúc giải phẫu của dạ dày
  • Đau dạ dày thường xuất hiện ở những vị trí nào?
  • Nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày
  • Dấu hiệu của những cơn đau dạ dày kinh điển
  • Những mẹo điều trị cơn đau dạ dày cực kỳ hiệu quả tại nhà

Đau dạ dày thường ở những vị trí nào? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Những cơn đau dạ dày làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không chỉ đau ở vùng thượng vị mà những cơn đau có thể lan ra nhiều vị trí trên ổ bụng dọc theo đường đi của hệ thần kinh. Vì thế không ít người nhầm lẫn và sử dụng thuốc điều trị không phù hợp dẫn tới những biến chứng nặng. Vậy đau dạ dày thường ở những vị trí nào? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục tình trạng đau dạ dày sẽ là chủ đề chính mà iSofHcare muốn giới thiệu với các bạn qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Cấu trúc giải phẫu của dạ dày
  • Đau dạ dày thường xuất hiện ở những vị trí nào?
  • Nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày
  • Dấu hiệu của những cơn đau dạ dày kinh điển
  • Những mẹo điều trị cơn đau dạ dày cực kỳ hiệu quả tại nhà

 

Cấu trúc giải phẫu của dạ dày

Dựa trên hình chiếu giải phẫu, dạ dày nằm ở vị trí sát vòm hoành, ở sau cùng sườn và vùng thượng vị trái. Để dễ hiểu khi chiếu lên thành bụng nó tương ứng với vùng thượng vị, hạ sườn trái và rốn. Và đây cũng chính là cách mà các bác sĩ khu trú vùng bị tổn thương khi xuất hiện các cơn đau.

Dạ dày có cấu tạo gồm các phần tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị. Mỗi vùng đảm nhiệm một chức năng riêng. Vốn là cầu nối giữa thực quản và ruột, dạ dày giống như một bao tải thu nhỏ có khả năng chứa vô cùng lớn. Thể tích có thể lên tới 2 lít đến 2,5 lít hoặc hơn nữa nên dạ dày không có một hình dáng nhất định.

Đi sâu vào bên trong, dạ dày gồm 5 lớp lần lượt là lớp thanh mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, tấm dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Tổn thương ở từng lớp đặc trưng cho những bệnh lý khác nhau như viêm dạ dày, loét dạ dày…

Đau dạ dày thường xuất hiện ở những vị trí nào?

A man pressing his stomach, with red highlight of stomach pain and others stomach disease concept Premium Photo

Đau là dấu hiệu quan trọng và thường xuyên có trong các bệnh lý dạ dày tá tràng. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng thượng vị ngay dưới mũi ức hoặc cách xa mũi ức, bên phải hoặc bên trái đường trắng giữa. Tuy nhiên dựa vào vị trí giải phẫu, tính chất đau đặc trưng của dạ dày bạn có thể khu trú một số vùng thường gặp như:

1. Vùng thượng vị

Đây gần như là vị trí chủ đạo và đặc trưng nhất của những cơn đau dạ dày. Bởi phần lớn dạ dày nằm ngay ở khu vực thượng vị. Và theo nhiều nghiên cứu thì vị trí ở bờ cong nhỏ, tâm vị là nơi có tỷ lệ viêm loét cao nhất. Đau dạ dày vùng thượng vị có đặc điểm là đau kiểu nóng rát, âm ỉ và gần như là không có cảm giác đau quặn

2. Vùng bụng giữa

Bạn thường xuyên xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ, đau có tính chất chu kỳ và chịu ảnh hưởng rõ rệt của những bữa ăn. Đau tăng lên hoặc bớt đi sau ăn thì có thể là dấu hiệu báo sớm tình trạng viêm loét dạ dày. Ví dụ loét hành tá tràng sẽ xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng giữa, đau tăng lúc đói, ăn vào hết đau. Nhưng loét dạ dày lại hoàn toàn ngược lại, ăn vào đau tăng .

3. Vùng hạ sườn bên trái

Dựa vào hình ảnh quy chiếu, một phần dạ dày nằm ở vùng hạ sườn trái nên khi có tổn thương, cơn đau dạ dày có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, các cơn đau dạ dày có thể lan theo đường đi của dây thần kinh dẫn tới có cảm giác đau ở vùng hạ sườn trái.

Tuy nhiên, ngoài dạ dày thì vùng hạ sườn trái còn chứa đựng nhiều cơ quan khác mật, tụy… Vì vậy ngoài dựa vào vị trí cơn đau dạ dày còn theo dõi thêm tính chất đau, hướng lan, ảnh hưởng của bữa ăn, thời gian kéo dài cơn đau để có những chẩn đoán xác định rõ ràng. 

Nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày

Giống như quy luật tự nhiên, cơn đau không tự sinh ra và mất đi. Nó chỉ xuất hiện khi cơ thể có những tổn thương nhất định tại vị trí dạ dày. Do đó khi xuất hiện tình trạng đau dạ dày, bạn cần được thăm khám để chẩn đoán và tầm soát các bệnh lý khác nhau.

Đau dạ dày là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày… với các nguyên nhân bắt nguồn từ:

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học.

- Sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích như cafe, thuốc lá…

- Thường xuyên bị căng thẳng, Stress. Bởi dạ dày bị chi phối bởi hệ thần kinh giao cảm, khi bị stress hệ thống thần kinh bị kích thích dẫn tới tăng tiết dịch vị dạ dày.

- Sử dụng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ loét như NSAIDs, Corticoid…

Dấu hiệu của những cơn đau dạ dày kinh điển

Đau dạ dày ở mỗi bệnh nhân là một biến thể khác nhau. Rất ít khi chúng rập khuôn cùng một kiểu đau hay cùng một vị trí. Tuy nhiên giữa những cơn đau luôn có các đặc điểm chung dễ nhận biết để hướng tới một tình trạng viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo như:

- Đau dạ dày là những cơn đau âm ỉ, cồn cào,  đau kiểu nóng rát sau xương ức, rất ít khi gặp các cơn đau kiểu xoắn vặn trừ khi có biến chứng như thủng dạ dày.

- Đau có tính chất chu kỳ, liên quan tới bữa ăn trong ngày, có thể đau sớm hoặc đau muộn sau ăn.

- Một số bệnh nhân có cơn đau chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thời tiết.

- Đau dạ dày thường kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn…

- Đau dạ dày đáp ứng nhanh với các thuốc như thuốc kháng acid, kháng tiết.

Những mẹo điều trị cơn đau dạ dày cực kỳ hiệu quả tại nhà

Cho tới thời điểm hiện tại, việc điều trị đau dạ dày bằng thuốc có những tiến bộ vượt bậc. Song tỷ lệ tái phát cao sau một thời gian ngắn khiến người ta nhận ra được vai trò quan trọng của các yếu tố nguy cơ. Vậy nên muốn điều trị dứt điểm, loại bỏ hoàn toàn cơn đau dạ dày cần áp dụng ngay những quy tắc “vàng” dưới đây:

- Ăn chậm, nhai kỹ.

- Không sử dụng quá nhiều thực phẩm cay, chua.

- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích như cafe, thuốc lá.

- Không nằm liền sau ăn.

- Không ăn uống chung với những bệnh nhân có nhiễm HP.

- Lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

- Hạn chế ăn đêm để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi.

- Tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ.

Các bạn nên biết, đau dạ dày là một tình trạng mãn tính, dễ nhận biết nhưng lại cực kỳ khó điều trị. Cách tốt nhất vẫn là dự phòng và loại bỏ triệt để các yếu tố nguy cơ gây đau dạ dày.

Nếu bạn đang gặp những rắc rối trên có thể liên hệ với  IVIE - Bác sĩ ơi để có được tư vấn. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những lo lắng liên quan tới sức khỏe dựa trên những dịch vụ y tế và hệ thống các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn trong nước.

IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn liên hệ, book lịch thăm khám mà không cần mất thời gian chờ đợi, tìm kiếm. Bạn có thể thoải mái lựa chọn bác sĩ, bệnh viện mà mình mong muốn được thăm khám còn lại những vấn đề khác sẽ được  IVIE - Bác sĩ ơi giải quyết. Với dịch vụ uy tín, chất lượng, chúng tôi tin rằng mình sẽ là người đồng hành tuyệt vời trên con đường bảo vệ sức khỏe của bạn.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/03/2021 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề về dạ dày

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có vấn đề về dạ dày

Bạn lao đầu vào công việc, ăn uống không đúng giờ. Bạn bất chấp lời kêu than từ cái bụng đang đói, vì gắng cho xong nốt phần việc còn dang dở thì bệnh dạ dày...

29/03/2021

8306 Lượt xem

6 Phút đọc

Đau dạ dày thường ở những vị trí nào? Nguyên nhân, biểu...

Đau dạ dày thường ở những vị trí nào? Nguyên nhân, biểu...

Những cơn đau dạ dày làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không chỉ đau ở vùng thượng vị mà những cơn đau có thể lan ra nhiều vị...

29/03/2021

14236 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG