Nội dung chính
  • 1. Đối tượng cần lưu ý khi mắc bệnh đái tháo đường
  • 2. Dịch tễ học của bệnh đái tháo đường
  • 3. Khái niệm về dự phòng bệnh đái tháo đường
  • 4. Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường
Nội dung chính
  • 1. Đối tượng cần lưu ý khi mắc bệnh đái tháo đường
  • 2. Dịch tễ học của bệnh đái tháo đường
  • 3. Khái niệm về dự phòng bệnh đái tháo đường
  • 4. Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đái tháo đường: căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ

Khuyến cáo gần đây của WHO/ADA (Tổ chức Y tế Thế giới/ Liên đoàn đái tháo đường Hoa Kỳ) nêu lên rất cụ thể việc tuân thủ điều trị các bệnh mãn tính nói chung và bệnh ĐTĐ nói riêng. Tỷ lệ mắc bệnh đang dần ra tăng trong những năm gần đây, đây là bệnh phòng tránh được nên hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu một số thông tin về bệnh đái tháo đường nhé!
Nội dung chính
  • 1. Đối tượng cần lưu ý khi mắc bệnh đái tháo đường
  • 2. Dịch tễ học của bệnh đái tháo đường
  • 3. Khái niệm về dự phòng bệnh đái tháo đường
  • 4. Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường

1. Đối tượng cần lưu ý khi mắc bệnh đái tháo đường

- NB là những người trưởng thành >18 tuổi, bao gồm cả những NB bị mắc ĐTĐ type 1 hoặc type 2 hoặc ĐTĐ do nguyên nhân khác chưa có biến chứng.

- ĐTĐ type 1 ở người < 18 tuổi và ĐTĐ thai kỳ, việc tư vấn hoàn toàn khác, đây là những trường hợp đặc biệt, đòi hỏi phương pháp tư vấn khác.

- Đối với chế độ ăn: Medical Nutrition Therapy (MNT)- Dinh dưỡng điều trị là một khái niệm bao trùm toàn bộ quá trình sử dụng dinh dưỡng đặc biệt nhằm điều trị đáp ứng bệnh lý của từng bệnh như chấn thương, bệnh mãn tính hay dự phòng ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

ADA/IDF/AACE/ACE khuyến cáo rõ ràng về từ KIÊNG, cần tránh sử dụng từ ăn "kiêng", hay thuật ngữ cơ cấu bữa ăn (những gì mà người bệnh được dạy) và rồi " cách ăn hoặc theo khẩu phần dinh dưỡng" (cơ cấu hoặc thành phần các bữa ăn) cần được thay thế một cách thích hợp, phù hợp với người bệnh, hãy hướng dẫn cách đơn giản nhất để NB có thể áp dụng được. Hướng dẫn thực hành lâm sàng dinh dưỡng không những chỉ nhấn mạnh cơ bản về ăn lành mạnh cho trẻ em, người bệnh mà còn phải tạo cho họ khoái khẩu.

- Đối với hoạt động thể lực: Tương tự như chế độ ăn, thuật ngữ " tập thể dục" nên được loại bỏ và có thể là một rào cản cho người bệnh. Thuật ngữ " hoạt động thể lực nên cần thiết được thay thế.

2. Dịch tễ học của bệnh đái tháo đường

Dịch tễ học của bệnh đái tháo đường

a. Trên thế giới

Theo số liệu gần đây nhất (2019) của IDF (International Diabetes Foundation- Liên đoàn ĐTĐ Thế giới) thì ngày nay trên thế giới:

- Có 425 triệu người bị mắc bệnh ĐTĐ, ngoài ra có 1 triệu trẻ em bị mắc bệnh ĐTĐ 1

- Trung bình cứ hai người lớn bị ĐTĐ thì còn có 1 người bị bệnh ĐTĐ nhưng chưa được chẩn đoán, IDF ước tính hiện số NB chưa được chẩn đoán là 212 triệu người.

- Chi phí cho chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ chiếm 12% tổng ngân sách Y tế toàn cầu, khoảng 727 tỷ USD.Tính trung bình hiện nay, chi phí cho một người bệnh ĐTĐ  800USD.

- 2/3 NB (327 triệu) chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi lao động 30-60 tuổi, làm giảm thiểu khả năng lao động của gia đình và xã hội.

-3/4 NB sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp, là gánh nặng chi phí nguồn lực.

b. Tại Việt Nam

tình hình đái tháo đường tại Việt Nam

3. Khái niệm về dự phòng bệnh đái tháo đường

a. Dự phòng cấp I

Là dự phòng những người có yếu tố nguy cơ để không thể tiến triển thành bệnh. VD những đối tượng bị tiền ĐTĐ sẽ được quản lý hướng dẫn thay đổi lối sống làm chậm sự tiến triển hoặc không thể tiến triển thành ĐTĐ.

b. Dự phòng cấp II

 Là dự phòng cho những người đã bị bệnh nhưng không thể mắc các biến chứng của bệnh. VD: NB ĐTĐ2 không bị mắc các biến chứng cấp tính hoặc mãn tính. Khả năng này hoàn toàn có thể dự phòng nếu chúng ta điều trị tích cực kiểm soát tốt glucose máu, HbA1C và kết hợp với tuân thủ khám và điều trị của NB.

c. Dự phòng cấp III

Là dự phòng, nếu NB có biến chứng không thể tàn phế

4. Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường

nguyên tắc điều trị là đòi hỏi về cá thể hóa người bệnh

Khuyến cáo gần đây của WHO/ADA (Tổ chức Y tế Thế giới/ Liên đoàn đái tháo đường Hoa Kỳ) nêu lên rất cụ thể việc tuân thủ điều trị các bệnh mãn tính nói chung và bệnh ĐTĐ nói giêng. Tuy nhiên, xuyên suốt cho việc xây dựng nguyên tắc điều trị là đòi hỏi về CÁ THỂ HÓA NGƯỜI BỆNH, có nghĩa là việc điều trị bệnh cho từng NB sẽ khác nhau, không có công thức chung cho tất cả NB, hay cụ thể là không NB nào điều trị giống người bệnh nào.

Mỗi nguyên tắc điều trị là một lĩnh vực chuyên sâu khác nhau, thầy thuốc nắm vững thực tiễn về tình hình bệnh mà người bệnh hiện đang mắc để từ đó có thái độ tư vấn khác nhau cho từng cá nhân NB, hay nói một cách khác, NB ĐTĐ phải được cá thể hóa khi điều trị với khuyến cáo dựa theo sơ đồ quy chuẩn: ABCDE2 bao gồm:

- A (Age): ở mỗi lứa tuổi khi mắc bệnh sẽ có yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng về thay đổi lối sống khác nhau. Chẳng hạn tuổi 80 khi mắc bệnh ĐTĐ thì khẩu phần ăn, chế độ thuốc, biện pháp kiểm soát glucose máu cũng khác so với NB trẻ tuổi.

- B (BMI): ở từng phân độ khác nhau về thừa cân, béo phì thì xây dựng khẩu phần ăn cũng khác nhau, chế độ thuốc, loại thuốc khác nhau nhất là lựa chọn các loại thuốc hạ glucose máu.

- C (Comorbidities ): các biến chứng hiện NB đang mắc phải, ngoài việc điều trị bệnh ĐTĐ thì còn phải điều trị các bệnh biến chứng do ĐTĐ gây ra, như THA, mạch vành, xơ gan, suy thận...thì việc sử dụng thuốc hạ glucose máu (có tiêm insulin hay không tiêm insulin) và kiểm soát glucose máu...cũng đặt ra mục tiêu khác nhau.

- D (Duration): thời gian mà NB mắc bệnh ĐTĐ.

- E (Economic): điều kiện chi trả người bệnh, NB có BHYT hay không? nguồn kinh phí chi trả ngoài BHYT thế nào, hoàn cảnh sống...để từ đó có thể tư vấn dinh dưỡng, hoạt động thể lực cho phù hợp.

- E (Equipment): trang thiết bị, điều kiện hậu cần của cơ sở Y tế nơi NB khám, điều kiện trang thiết bị hỗ trợ cho NB, như máy test nhanh glucose máu

Tuy nhiên, ngoài việc dựa trên những thực trạng sơ đồ ABCDE2 thì 4 nguyên tắc chính của điều trị ĐTĐ như sau:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh

- Hoạt động thể lực

- Thuốc và tuân thủ điều trị

- Người bệnh tự chăm sóc cơ thể

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ khám nội tiết tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, để được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở lịch đặt khám.

Nếu trong thời điểm dịch bệnh khó có thể đến trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh?  Bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được các Bác sĩ tư vấn trực tuyến chuyên khoa Nội tiết sẽ thực hiện khám bệnh qua video call thông qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Thông qua cuộc gọi video trên ứng dụng (app), bác sĩ có thể xem diễn biến, tình trạng của người bệnh qua quan sát và trao đổi trực tuyến với để đưa ra chẩn đoán ban đầu, định hướng và tư vấn hướng dẫn chăm sóc người bệnh và kê đơn thuốc trực tuyến.

Người bệnh cũng dễ dàng lựa chọn dịch vụ, lựa chọn bác sĩ và xem đơn thuốc. Hoàn toàn chủ động về thời gian đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác nhất, người bệnh nên mô tả chi tiết, đầy đủ triệu chứng đang gặp phải, có thể gửi ảnh kết quả xét nghiệm gần đây nhất cho bác sĩ.

Việc khám bệnh online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/09/2021 - Cập nhật 24/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp...

21/10/2021

1200 Lượt xem

5 Phút đọc

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể...

01/10/2021

1099 Lượt xem

5 Phút đọc

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Bệnh mãn tính là căn bệnh kéo dài với khoảng thời gian từ 3 tháng đến khoảng hơn 1 năm. Bệnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến vật chất và tinh thần của người...

01/10/2021

932 Lượt xem

6 Phút đọc

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Đái tháo đường- căn bệnh với cái tên không còn xa lại với chúng ta nữa. Bệnh với tỷ lệ mắc khá cao, đối tượng mắc đa dạng, với những triệu chứng và biến chứng...

30/09/2021

1024 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG