Nội dung chính
  • 1. Khi nào có kinh nguyệt ?
  • 2. Đặc điểm chu kì kinh nguyệt bình thường
  • 3. Vệ sinh ngày có kinh nguyệt
  • 4. Các triệu chứng khác có thể gặp ngày kinh nguyệt
  • 5. Các công cụ hỗ trợ bạn nên dùng để có chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh
Nội dung chính
  • 1. Khi nào có kinh nguyệt ?
  • 2. Đặc điểm chu kì kinh nguyệt bình thường
  • 3. Vệ sinh ngày có kinh nguyệt
  • 4. Các triệu chứng khác có thể gặp ngày kinh nguyệt
  • 5. Các công cụ hỗ trợ bạn nên dùng để có chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chu kì kinh nguyệt bình thường

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Sản,Chuyên khoa Phụ sản
Chu kì kinh nguyệt là thước đo phản ánh rõ nhất về sức khỏe sinh sản người phụ nữ. Sự thiếu sót về các kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe hay hành vi sinh sản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường khiến cho không ít bạn nữ hoang mang và không biết tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe của mình. Bài viết này bác sĩ sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về một chu kì kinh nguyệt bình thường. 
Nội dung chính
  • 1. Khi nào có kinh nguyệt ?
  • 2. Đặc điểm chu kì kinh nguyệt bình thường
  • 3. Vệ sinh ngày có kinh nguyệt
  • 4. Các triệu chứng khác có thể gặp ngày kinh nguyệt
  • 5. Các công cụ hỗ trợ bạn nên dùng để có chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh

1. Khi nào có kinh nguyệt ?

Thông thường, bé gái sẽ có kinh trong khoảng từ 9-15 tuổi. Tuổi có kinh phần lớn ảnh hưởng bởi di truyền. Bé gái thường có độ tuổi có kinh nguyệt tương đương với tuổi của mẹ mình.

Chu kì kinh nguyệt bình thường

Một vài yếu tố có thể tác động đến độ tuổi có kinh như: tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, yếu tố xã hội. Trọng lượng cơ thể, lượng nước và mỡ trong cơ thể là các yếu tố liên quan đến đáp ứng của vùng hạ đồi đưa đến sự gia tăng sản xuất Gonadotropin. Bé gái béo phì thường có kinh nguyệt sớm. Các bé gái có bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng hay hoạt động thể lực nhiều thường có kinh muộn. Những năm đầu sau dậy thì, chu kì kinh nguyệt thường không đều do hiện tượng phóng noãn không đều đặn.

2. Đặc điểm chu kì kinh nguyệt bình thường

Một chu kì kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên ra máu của chu kì này đến ngày trước khi có máu ra lại của chu kì tiếp theo, được gọi là một vòng kinh. Độ dài một vòng kinh dao động trong khoảng 24- 38 ngày.

. Các công cụ hỗ trợ bạn nên dùng để có chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh

Thời gian hành kinh( số ngày ra máu): 3- 8 ngày

Lượng máu mất: 80-100 ml máu/ 1 chu kì. Thông thường nhiều nhất vào ngày thứ 2 , giảm dần vào các ngày kế tiếp. Máu kinh thường là máu loãng, không đông.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

3. Vệ sinh ngày có kinh nguyệt

Vì máu kinh ra suốt ngày và đêm, ra trong lúc làm việc, lúc nghỉ ngơi, thường đọng trong âm đạo và ngay cả khi ra đến âm hộ vẫn còn có thể đọng lại ở vùng tiền đình, giữa các môi sinh dục, làm cho người phụ nữ cảm giác nhớp nháp, bẩn thỉu, đôi tay ngứa ngáy. Ngoài ra khi đi tiểu hay đi ngoài, phân và nước tiểu có thể đọng lại, dính vào âm hộ tăng khả năng nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong những ngày có kinh nguyệt cần vệ sinh hợp lí.

Chu kì kinh nguyệt bình thường

- Mỗi ngày tùy lượng ra ít hay nhiều mà tăng hay giảm số lần vệ sinh. Ít nhất 3 lần mỗi ngày.

- Nước sạch để rửa, mùa rét nên rửa bằng nước ấm.

- Rửa dưới vòi nước hoặc dùng cốc/ ca.. dụng cụ để dội không được ngâm vào chậu hay nằm ngâm bồn vì không đảm bảo được nước sạch hay bẩn sẽ lọt vào sâu trong âm đạo.

- Rửa cả âm hộ và tầng sinh môn( lỗ hậu môn): rửa từ trước ra sau, bao giờ cũng rửa từ âm hộ, bẹn, đùi rồi mới đến hậu môn và mông, có thể rửa bằng nước sạch hoặc dùng dung dịch vệ sinh phụ khoa chuyên dụng. 

- Sau khi rửa dùng khăn sạch hoặc giấy chấm khô.

4. Các triệu chứng khác có thể gặp ngày kinh nguyệt

- Đau bụng: do cơ tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài nên các bạn gái có thể bị đau bụng. Chườm ấm hay thuốc giảm đau các bạn hoàn toàn có thể sử dụng nếu không có chống chỉ định với thành phần thuốc hoặc dị ứng thuốc.

- Tiêu chảy: Đại tràng bị kích thích kèm theo ít dịch trong ổ bụng, bạn gái có thể gặp tình trạng tiêu chảy.

- Mọc mụn trứng cá, đau lưng, người nặng nề, cáu gắt...: nguyên nhân là do sự tụt giảm đột ngột nội tiết tố trong ngày đèn đỏ.  Trong những ngày này, tránh hoạt động thể lực mạnh, hãy nghỉ ngơi, uống trà thảo mộc, nước ấm… sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn.

5. Các công cụ hỗ trợ bạn nên dùng để có chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh

- Không thể thiếu là băng vệ sinh, các bạn nữ đã quan hệ tình dục có thể có thêm tampon, cốc nguyệt san

- Với băng vệ sinh nên chọn các loại có mặt lót mềm, thoáng, hạn chế dùng nhiều hương liệu, loại có mùi, không tốt cho da vùng âm hộ. Ít nhất 4 tiếng nên thay băng một lần.

. Các công cụ hỗ trợ bạn nên dùng để có chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh

- Khi dùng tampon hay cốc nguyêt san cần rửa tay sạch sẽ, rửa vệ sinh âm hộ trước khi đút dụng cụ vào. Nên chọn các vật liệu lành tính của các hãng dược phẩm, có uy tín. Nếu bạn đang bị viêm nhiễm thì không nên dùng do dễ đưa vi khuẩn từ ngoài vào, hơn nữa quá trình đưa dụng cụ vào dễ rát, gây xước niêm mạc âm đạo, gây đau rát.

- Túi chườm, trà thảo mộc, nước ấm,… để ngày đèn đỏ không là ác mộng.

- App theo dõi chu kì: Các bạn nữ nên có ít nhất một ứng dụng  để theo dõi sự đều đặn của chu kì kinh nguyệt. 

Có kinh nguyệt hàng tháng là một việc không thể tránh khỏi và thể hiện sức khỏe sinh sản của chính các bạn nữ. Hãy tập thói quen theo dõi, đánh giá, chăm sóc bản thân để có một chu kì kinh nguyệt bình thường và khỏe mạnh nhé.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/07/2021 - Cập nhật 15/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Tết Nguyên Đán đang đến gần đây cũng là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình. Tránh thai an toàn trong thời điểm này cũng là một chủ đề được nhiều bạn trẻ và...

28/02/2022

1207 Lượt xem

3 Phút đọc

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Tại sao lại đau bụng kinh: triệu chứng, phân loại và điều...

Đau bụng kinh là cảm giác đau đớn ảnh hưởng đến nhiều người trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau có thể âm ỉ, khó chịu đến dữ dội, cực độ. Khoảng 10% phụ nữ...

20/01/2022

1576 Lượt xem

3 Phút đọc

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Có thể mang thai khi quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt...

Mặc dù mang thai trong kỳ kinh nguyệt cực kỳ khó xảy ra, nhưng câu trả lời đơn giản là có. Tinh trùng tồn tại trong hệ thống sinh sản của phụ nữ trong tối đa 5 ...

20/01/2022

4872 Lượt xem

4 Phút đọc

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Trì hoãn ngày đèn đỏ vào dịp tết: nên hay không và cách trì ...

Rụng dâu luôn là nỗi ám ảnh với chị em phụ nữ, không chỉ mang lại sự đau đớn, khó chịu mà nhiều khi còn phiền toái đặc biệt trong dịp lễ tết. Bởi vậy nhiều bạn ...

20/01/2022

3092 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG