Nội dung chính
  • 1. Tại sao người niềng răng cần ăn thức ăn mềm?
  • 2. Một số món ăn mềm không thể bỏ qua
Nội dung chính
  • 1. Tại sao người niềng răng cần ăn thức ăn mềm?
  • 2. Một số món ăn mềm không thể bỏ qua
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chia sẻ cho bạn một số món ăn mềm cho người niềng răng

“Cái răng cái tóc là gốc con người”, ngày nay niềng răng được biết đến như một xu thế thẩm mỹ của thời đại. Vì vậy việc chăm sóc răng miệng sau niềng răng cũng được nhiều người quan tâm. Để đạt được hiệu quả tốt nhất sau niềng răng, các nha sĩ luôn khuyên khách hàng ăn các món ăn mềm. Vậy làm sao để có một thực đơn “mềm” vừa ngon lại đa dạng? ISOFHCARE sẽ chia sẻ một số món ăn mềm cho người niềng răng để giải quyết nỗi lo này.
Nội dung chính
  • 1. Tại sao người niềng răng cần ăn thức ăn mềm?
  • 2. Một số món ăn mềm không thể bỏ qua

1. Tại sao người niềng răng cần ăn thức ăn mềm?

Sau lần đầu tiên bạn được gắn dây hoặc sau vài lần hẹn chỉnh nha, miệng sẽ hơi đau và khô. Thức ăn mềm, dễ nhai sẽ là lựa chọn tốt nhất của bạn khi phải niềng răng và đau miệng. Những thực phẩm này không những giúp kiểm soát tình trạng viêm và đau, chúng cũng bảo vệ các khung không bị biến dạng và giữ cho răng của bạn luôn đẹp và thẳng. Ngoài ra, ăn những thức ăn mềm cũng sẽ giữ cho bụng no mà không cần nhai quá nhiều.

Tại sao niềng răng cần ăn thức ăn mềm

Sau những cuộc hẹn với nha sĩ để thực hiện chỉnh nha, thường thì răng bạn sẽ ê buốt, đau nhẹ hoặc má lưỡi bị cọ xát khó chịu. Các thức ăn cứng khiến cho răng phải làm việc nhiều và tác động mạnh vào má, lưỡi, nướu làm tình trạng của răng miệng càng tồi tệ hơn, khiến bạn ngày càng đau nhức.

Giai đoạn đầu của chỉnh nha, giữa các răng có khoảng cách lớn. Các món ăn khó nhai như thịt heo, bò không được nấu nhừ bị mắc kẹt nhiều trong các kẽ răng. Vệ sinh răng miệng không kỹ khiến răng dễ bị sâu, dẫn đến đau nhức và giảm hiệu quả của niềng răng.

Khi ăn những món ăn cứng, răng phải vận động mạnh để nghiền thức ăn. Cấu trúc hàm răng đang trong quá trình dịch chuyển sẽ ra ngoài sự kiểm soát của dây cung, làm cho mắc cài bị đứt hoặc bung ra. Điều này khiến việc nỗ lực niềng răng của bạn trở nên vô ích.

Nhiều khách hàng đã quen với việc ăn uống thả ga, ăn cả các thức ăn cứng, khó tiêu hóa thậm chí đánh răng mạnh khiến mắc cài bị lệch phải chỉnh nha lại từ đầu. Do đó, những người niềng răng muốn đạt được hàm răng như mong muốn hãy ưu tiên các món ăn mềm tốt cho sức khỏe.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Một số món ăn mềm không thể bỏ qua

a. Cháo dinh dưỡng

Cháo là món ăn dinh dưỡng đầu tiên được liệt kê trong số các món ăn cho người niềng răng. Ngay cả trong giai đoạn đau nhất, là giai đoạn tách kẽ và gắn khâu thì cháo vẫn luôn được ưu tiên. Hơn nữa, cháo phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ vì dễ ăn và dễ tiêu hóa. 

Cháo dinh dưỡng dành cho người niềng răng

Tuy nhiên để đảm bảo dinh dưỡng và đầy đủ năng lượng, bạn cần thêm nhiều thành phần trong cháo như thịt, tôm, gà, … Nên xay hoặc băm nhuyễn nguyên liệu khi mới niềng răng vì lúc này răng còn ê buốt và môi má dễ bị kích ứng.

b. Đậu phụ sốt thịt băm

Đậu hũ non và thịt băm đều là những nguyên liệu rất mềm và dễ chế biến. Món ăn này đem lại vị mằn mặn, ngọt ngọt vô cùng kích thích vị giác, cả với những người kén ăn. Nếu bạn đang niềng răng và e ngại ăn uống thì đừng quên món ăn vô cùng bắt cơm này.

- Nguyên  liệu:

+ Đậu hũ non, thịt lợn xay 100g, lá chanh thái sợi, hành băm, sả băm, ớt băm.

+ Nước sốt: 1 thìa đường, 2 thìa nước cốt chanh, 3 thìa nước mắm, 6 thìa nước lọc, 10g sa tế, 1 thìa tương cà.

- Cách chế biến: 

Cắt nhỏ đậu hũ thành miếng vừa ăn, chiên trong dầu đến khi vàng vớt ra để ráo. Pha hỗn hợp nước sốt, khuấy đều. Phi thơm hành băm, sả băm, ớt băm, lá chanh đã thái sợi rồi cho thịt vào đảo đều, thêm hỗn hợp nước sốt vào đun sôi, thả đậu vào nhỏ lửa cho ngấm gia vị, đảo đề rồi bắt ra đĩa.

Đậu phụ sốt thịt cho người niềng răng

c. Súp gà

Súp luôn là món ăn hoàn hảo cho những người mới niềng răng hoặc đau miệng, đặc biệt là các bé. Súp tự làm còn chứa rất nhiều khoáng chất, gelatin và collagen – tất cả đều giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, các vitamin và protein có trong nước dùng cũng giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong những ngày bị ám ảnh bới thức ăn.

- Nguyên liệu: Thịt gà, bắp Mỹ, trứng gà, bột năng, hành tím, hành lá, ngò rí, nấm hương, gia vị.

- Cách chế biến: Luộc ức gà với ít muối, đến khi chín thì vớt thịt gà xé thành sợi nhỏ cho dễ ăn. Phi thơm hành băm, rồi cho thịt gà, hạt bắp và nấm đã cắt nhỏ vào đảo đều, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi cho đổ phần nước luộc gà vào nồi, đun sôi trong 10 phút. Thêm 3 thìa bột năng vào và khuấy đều đến khi hơi sệt lại thì tắt bếp. Bày ra bát rắc thêm ít tiêu và ngò rí, hành lá.

d. Cá

Trong khi thịt lợn, bò hơi khó nhai sẽ gây áp lực lên răng, tạo cảm giác đau thì cá là một lựa chọn để thay thế hết sức tuyệt vời. Cá có rất nhiều cách chế biến khác nhau như nướng, hấp, chiên,... thì cá vẫn giữ được độ mềm và dễ ăn. Vì vậy bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi ăn nhai, kể cả lúc hàm vẫn còn đau. Cá basa kho tộ là món ăn dân dã đậm đà vô cùng kích thích vị giác.

Cá dành cho người niềng răng

- Nguyên liệu: Cá basa phi lê, nước mắm, hành tím, đầu hành lá, tiêu, ớt khô, ớt sừng, bột nêm, dầu hào, đường.

- Cách chế biến: Cá cắt khúc, làm sạch ruột, ướp với ít muối, nửa thì tiêu, 2 thìa nước mắm, 2 thìa dầu hào, ớt khô, ớt sừng, hành lá trong 1 giờ cho thêm ớt nếu thích ăn cay. Kho cá lửa nhỏ tầm 15 phút cho cá thấm gia vị. Dùng một chảo khác phi thơm hành tỏi rồi đổ vào nồi kho tộ. Thêm nước cho ngập rồi và nấu khi sôi thì vớt bọt rồi chuyển sang lửa nhỏ kho trong vòng 45 phút.

e. Sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm không những chứa nhiều yếu tố vi lượng mà còn vô cùng thơm ngon. Sữa chua mát lạnh đem lại cảm giác mát dịu cho răng và nướu, làm dịu đi cơn đau răng. Ngoài ra sữa chua ít đường còn giúp duy trì một chế độ ăn cân bằng, rất tốt cho răng và xương, cũng như hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.

f. Khoai lang luộc

Khoai lang có vị ngọt, mềm, nhiều tinh bột và dễ nhai. Bạn hoàn toàn có thể tạo một bữa ăn phù hợp khi niềng răng từ khoai lang. Trong khoai lang có nhiều chất chống oxy hóa và các khoáng chất mangan và kali. Trong khoai lang nấu chín còn chứa vitamin A và vitamin C giúp thúc đẩy da, niêm mạc khỏe mạnh. Do đó các món ăn từ khoai lang giữ cho môi, má nướu nhanh chóng phục hồi.

Khoai lang dành cho người niềng răng

Các món ăn từ khoai lang hết sức đa dạng, bao gồm nướng, hấp hay xào…Trong số  đó khoai lang luộc là món ăn vô cùng dễ làm và tiết kiệm thời gian. Bạn chỉ cần rửa sạch khoai, cho vào nồi, thêm ít muối và cho nước vừa ngập khoai. Luộc đến sau khi sôi khoảng 10 -13 phút hoặc đến khi xiên thử bằng đũa cảm giác khoai đã mềm thì đã có thể thưởng thức.

g. Sinh tố

Sinh tố là một trong những thực phẩm giải nhiệt tốt nhất khi đang niềng răng. Mỗi loại sinh tố được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên bạn không bao giờ phải làm thấy nhàm chán. Sinh tố mang lại cảm giác mát lạnh cho răng và nướu, nhiệt độ lạnh của ly sinh tố sẽ giúp giảm đau và sưng tấy trong tuần đầu tiên khi bắt đầu niềng răng và chỉnh răng. Một ly sinh tố mát lạnh và nhiều màu sắc sẽ giúp trẻ mau chóng quên đi cơn đau răng, các mẹ hãy thử ngay nhé!

Việc ăn các món ăn mềm thoạt đầu nghe có vẻ dễ ngán và không hề hấp dẫn, nhưng nếu tìm hiểu bạn sẽ phát hiện được rất nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo Một số món ăn cho người niềng răng dễ ăn, tốt cho sức khỏe. Hi vọng rằng thực đơn mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ làm hài lòng những khách hàng đang niềng răng ở mọi lứa tuổi. Để có một nụ cười tỏa nắng, hãy kiên trì thực hiện chế độ ăn mềm cho người niềng răng nhé.

 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/07/2021 - Cập nhật 09/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Niềng răng mắc cài có những loại nào? Vì sao đến nay niềng...

Niềng răng mắc cài có những loại nào? Vì sao đến nay niềng...

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật trung gian, các nha sĩ gắn các khí cụ trực tiếp lên răng tạo thành một vòng cung có tác dụng co kéo để đưa răng về vị trí tiêu...

12/07/2021

631 Lượt xem

6 Phút đọc

Quá trình niềng răng tại Nha khoa diễn ra như thế nào?

Quá trình niềng răng tại Nha khoa diễn ra như thế nào?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại vẻ đẹp hàm răng cũng như khuôn mặt cho những ai đang thiếu tự tin với nụ cười của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người ...

12/07/2021

515 Lượt xem

6 Phút đọc

So sánh những điểm khác biệt và ưu nhược điểm của niềng...

So sánh những điểm khác biệt và ưu nhược điểm của niềng...

Không thể phủ nhận những lợi thế mà ngoại hình mang lại. Chính vì lý do đó, ai ai cũng đua nhau “nâng cấp” bản nhân, một trong số phương pháp thẩm mỹ an toàn...

12/07/2021

594 Lượt xem

5 Phút đọc

Niềng răng sứ dây trong - giải pháp thẩm mỹ cho hàm răng đẹp

Niềng răng sứ dây trong - giải pháp thẩm mỹ cho hàm răng đẹp

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao vì thế nhu cầu thẩm mỹ cũng càng được xem trọng. Một hàm răng đều và đẹp là yếu tố “mang tính ...

12/07/2021

531 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG