Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai nghén là tình trạng bệnh lý như thế nào?
  • 2. Một số nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng
  • 3. Xử trí khi hạ đường huyết
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai nghén là tình trạng bệnh lý như thế nào?
  • 2. Một số nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng
  • 3. Xử trí khi hạ đường huyết
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đái tháo đường thai nghén

Bệnh lý đái tháo đường như chúng ta đều thấy dù là bệnh đái tháo đường do nguyên nhân gì, ở lứa tuổi nào thì bệnh gây ảnh hưởng toàn trạng, cho đến nay bệnh chưa có thuốc nào điều trị khỏi, người bệnh phải uống thuốc suốt đời.
Nội dung chính
  • 1. Đái tháo đường thai nghén là tình trạng bệnh lý như thế nào?
  • 2. Một số nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng
  • 3. Xử trí khi hạ đường huyết

1. Đái tháo đường thai nghén là tình trạng bệnh lý như thế nào?

Đái tháo đường thai nghén (ĐTĐTN) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức độ khác nhau, khởi phát hay được phát hiện đầu tiên khi có thai; dù dùng insulin hay chỉ tiết thực để điều trị và ngay cả khi đái tháo đường vẫn còn tồn tại sau khi sinh. Định nghĩa này không loại trừ tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Một số nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng

a. Uống nước

Uống nước

  • Duy trì thói quen uống nhiều nước, 1,5l - 2l/ ngày
  • Không sử dụng nước mía và nước dừa, nước hoa quả
  • Không lạm dụng sữa đậu nành thay thế nước lọc

b. Sử dụng chất bột đường

  • Hạn chế các thực phẩm nhiều đường bột tăng đường huyết nhanh như: đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, lương khô, bánh mì, khoai lang nướng.
  • Chất gây tăng đường huyết chủ yếu trong bữa ăn là tinh bột, vì vậy cần chú ý khi ăn tinh bột (gồm: cơm, bún, phở, ngô, khoai, sắn, từ, dong, bánh mỳ, miến, bánh đa, bánh nếp-tẻ)
  • Nên lựa chọn ngũ cốc xay xát dối hay gạo lứt thay cho gạo trắng, miến dong..
  • Nếu cùng ăn trong bữa chính cần giảm lượng tinh bột khác tương ứng

ví dụ: thông thường ăn 2 lưng cơm/ bữa chính có thể thay thế bằng 1 lưng cơm + 50g miến.

Chú ý: nên lựa chọn các tinh bột có nhiều xơ sợi để đường máu tăng chậm hơn: 

Ví dụ: ăn cơm, khoai tốt hơn ăn miến, bánh mỳ, bánh nếp - tẻ

  • Chỉ ăn tinh bột trong bữa phụ giữa buổi khi đói và đường máu giảm ( thường trong các trường hợp: bữa chính ăn ít hơn ( ví dụ: thông thường 1 bát cơm + rau + thức ăn / bữa chính thay thế bằng 1 cháo => có thể ăn bổ sung bữa phụ giữa buổi), bữa chính ăn muộn hoặc hoạt động thể lục nhiều hơn.
  • Không nên ăn tinh bột một mình, nên ăn kết hợp với các thực phẩm khác nhiều và chất đạm nạc như thịt lợn nạc, thịt bò, tôm, cua, cá….

c. Sử dụng bữa phụ

  • Không tùy tiện sử dụng bữa phụ khi đường máu cao ( > 6 mmol/l) hoặc không thấy đói
  • Nếu cần thiết sử dụng bữa phụ nên ăn các thực phẩm nhiều dinh dưỡng và tăng đường máu chậm như sữa dành cho BN ĐTĐ và trái cây

Cụ thể: Đường máu 5 - < 6 mmol/l nên ăn trái cây ít ngọt

Đường máu <5 mmol/l: 1 cốc sữa dành cho BN ĐTĐ hoặc 1 bát con cháo thịt/ hải sản

Chú ý: các sản phẩm dành cho BN ĐTĐ tốt khi sử dụng đúng lúc, không ăn lạm dụng.

Không uống sữa tươi không đường thay nước.

Bữa ăn chính cân đối các chất dinh dưỡng, cụ thể:

  • Ăn ổn định lượng tinh bột.
  • Ăn nhiều rau 
  • Hạn chế các chất béo không tốt từ nội tạng động vật, thịt mỡ, da gia cầm, lòng đỏ trứng gà
  • Sử dụng dầu thực vật đúng cách, hạn chế các món chiên rán ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, không dùng dầu thực vật nhiều lần.
  • Tăng chất đạm ( đặc biệt đạm có nguồn gốc động vật: thịt lợn nạc, thịt bò nạc, trứng…Đậu phụ cũng là đạm nhưng có nguồn gốc thực vật, trong giai đoạn này nên tăng cường động vật để thay thế thực vật).

d. Sử dụng trái cây ( tốt nhất vào giữa buổi)

Sử dụng trái cây ( tốt nhất vào giữa buổi)

- Không ăn thoải mái.

- Nên ăn nguyên múi nguyên miếng, hạn chế xay dầm hoặc vắt trái cây lấy nước

- Hạn chế các trái cây nhiều đường và tăng đường huyết nhanh như: trái cây sấy khô, mít, mía, nhãn, vải, sầu riêng

- Ăn vừa phải, không ăn thường xuyên

  • Chuối: 1 quả nhỏ/ lần hoặc 1/2 quả lớn
  • Dưa hấu: 1 lát/ lần
  • Chôm chôm : 2 -3 quả / lần
  • Nho ngọt: 4 -5 quả / lần
  • Xoài chín: 1 miếng = 2/3 má xoài
  • Na: 1/2 quả

- Trái cây nên sử dụng thường xuyên:( số lượng/ lần)

  • Bưởi :137g=3 múi lớn
  • Cam : 119g = 1/2 quả to hoặc 1 quả cam trứng vừa
  • Dưa bở,dưa lê : 250 g
  • Gioi : 286g = 5 quả trung bình
  • Lê 90g = 1/2 quả nhỏ = 2 miếng lớn
  • Ổi : 130g = 1 quả ổi trung bình =2 quả ổi găng
  • Quýt: 100g = 1 quả trung bình
  • Táo tây : 88g = 1/2 quả trung bình
  • Táo xanh to : 1 quả/ lần
  • Thanh long: 1/3 quả to/lần

3. Xử trí khi hạ đường huyết

Khi bệnh nhân thấy đói và đường máu giảm nên ăn nhẹ các thực phẩm tăng chậm như: bánh, sữa dành cho BN ĐTĐ

Khi bệnh nhân thấy vã mồ hôi, đói, bủn rủn chân tay, mệt thì ngay lập tức ăn 3-4 bánh ngọt hoặc uống 2 thìa đường. Sau đó, gần bữa chính ăn bữa chính, xa bữa bữa phụ như trên.

- Theo dõi đường máu các thời điểm trong ngày:

  • Đường máu lúc đói, mục tiêu: < 5.3 mmol/l
  • Đường máu sau ăn 2h, mục tiêu: < 6.7 mmol/l
  • Kiểm tra đường máu trước khi tập thể dục nặng. 

- Theo dõi cân nặng

Nếu bạn cảm thấy lo lắng cho tình trạng bệnh lý của mình mà trong thời điểm dịch bệnh khó có thể đến trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh? Bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được các Bác sĩ tư vấn trực tuyến chuyên khoa Nội tiết sẽ thực hiện khám bệnh qua video call thông qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết

Thông qua cuộc gọi video trên ứng dụng (app), bác sĩ có thể xem diễn biến, tình trạng của người bệnh qua quan sát và trao đổi trực tuyến với để đưa ra chẩn đoán ban đầu, định hướng và tư vấn hướng dẫn chăm sóc người bệnh và kê đơn thuốc trực tuyến.

Người bệnh cũng dễ dàng lựa chọn dịch vụ, lựa chọn bác sĩ và xem đơn thuốc. Hoàn toàn chủ động về thời gian đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác nhất, người bệnh nên mô tả chi tiết, đầy đủ triệu chứng đang gặp phải, có thể gửi ảnh kết quả xét nghiệm gần đây nhất cho bác sĩ.

Việc khám bệnh online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/09/2021 - Cập nhật 23/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Đái tháo đường ở trẻ em - Chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh

Biến chứng của bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào type ĐTĐ, sự tuân thủ điều trị và thời gian mắc ĐTĐ. Trẻ tuân thủ điều trị, kiểm soát đường huyết trong ngưỡng thích hợp...

21/10/2021

1200 Lượt xem

5 Phút đọc

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể...

01/10/2021

1100 Lượt xem

5 Phút đọc

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Bệnh mãn tính là căn bệnh kéo dài với khoảng thời gian từ 3 tháng đến khoảng hơn 1 năm. Bệnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến vật chất và tinh thần của người...

01/10/2021

932 Lượt xem

6 Phút đọc

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Đái tháo đường- căn bệnh với cái tên không còn xa lại với chúng ta nữa. Bệnh với tỷ lệ mắc khá cao, đối tượng mắc đa dạng, với những triệu chứng và biến chứng...

30/09/2021

1025 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG