Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân chảy máu dạ dày là gì?
  • 2. Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả
  • 3. Những lưu ý khi điều trị chảy máu dạ dày
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân chảy máu dạ dày là gì?
  • 2. Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả
  • 3. Những lưu ý khi điều trị chảy máu dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả

​​​​​​​Chảy máu dạ dày là bệnh lý không thường gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Thay vì khi nó xảy ra mới tìm cách điều trị thì việc có những biện pháp phòng tránh ngay từ đầu giúp bạn tránh được vô số tiền bạc và hiểm nguy. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu các cách phòng tránh xuất huyết dạ dày hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân chảy máu dạ dày là gì?
  • 2. Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả
  • 3. Những lưu ý khi điều trị chảy máu dạ dày

1. Nguyên nhân chảy máu dạ dày là gì?

Chảy máu dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa cấp tính. Muốn biết phòng tránh như nào, trước tiên ta phải biết nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu dạ dày, tuy nhiên chỉ có một vài nguyên nhân thường gặp nhất ở nước ta như sau:

a. Viêm loét dạ dày

Phần lớn viêm loét dạ dày có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Hp, trong khi đó, dịch tễ nước ta có đến trên 70% dân số trưởng thành nhiễm Hp được ghi nhận. Qua đó có thể thấy viêm loét dạ dày phổ biến ở nước ta như thế nào. Các vết loét lan rộng và ăn sâu dần vào mạch máu khiến máu chảy vào trong lòng dạ dày. Các mạch máu ở đây co thắt kém nên khó để tự cầm máu hơn bình thường.

Phần lớn viêm loét dạ dày có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Hp

Phần lớn viêm loét dạ dày có liên quan đến nhiễm vi khuẩn Hp

b. Lạm dụng thuốc kháng viêm

Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày ở nước ta. Một phần vì đây là những loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh, một phần khác do việc mua thuốc khá tự do dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc. NSAIDs và aspirin là hai loại thuốc phổ biến nhất, nó có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày nên mỗi khi dùng kéo dài cần phải phối hợp thuốc hợp lý.

Liên hệ tổng đài đặt khám IVIE - Bác sĩ ơi để đặng kí lịch khám nhanh chóng, thuận tiện

1900 3367

c. Bia rượu

Nghiệm rượu, lạm dụng rượu cũng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày. Cồn trong rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày khiến nó bị viêm, xung huyết và dễ dàng chảy máu khi co bóp nghiền thức ăn trong lòng dạ dày.

d. Stress

Tưởng chừng không liên quan nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa stress và viêm loét dạ dày. Nó làm giảm lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời khiến các tuyến tăng tiết acid khiến việc viêm loét chảy máu dễ chảy máu hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa stress và viêm loét dạ dày.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa stress và viêm loét dạ dày.

2. Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dự phòng chính là cách điều trị tốt nhất. Từ những nguyên nhân đã nêu trên, ta rút ra được những biện pháp phòng tránh chảy máu dạ dày một cách hiệu quả nhất như sau:

- Ăn uống khoa học, điều độ, đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc quá đói, không nên ngủ liền ngay sau khi ăn.

- Hạn chế những thực phẩm cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,… trong thực đơn hàng ngày của bạn.

- Tránh uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác, cai rượu với những ai nghiện hoặc lạm dụng rượu.

Tránh uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Tránh uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài.

- Không lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid, aspirin, không tự ý mua thuốc, khi sử dụng thuốc cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vận động nhẹ khoảng 30 phút mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe bạn đấy.

- Có ý thức bảo vệ sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra toàn diện, phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời nếu có.

- Đến ngay cơ sở y tế khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nào.

3. Những lưu ý khi điều trị chảy máu dạ dày

Có đến gần 50% các trường hợp chảy máu dạ dày xuất hiện ở người có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc đang bị viêm loét mà không điều trị đúng cách. Do đó, việc điều trị tốt viêm loét dạ dày tá tràng đóng vai trò rất quan trọng trong việc dự phòng xuất huyết dạ dày.

Những bệnh nhân đang có viêm loét dạ dày cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ. Thời gian điều trị kháng sinh trong loét dạ dày kéo dài khá lâu, đây cũng là lý do mà nhiều người lơ là điều trị và tự ý ngưng thuốc khi thấy không còn triệu chứng. Sau khi sử dụng thuốc đủ thời gian, người bệnh cần đến bệnh viện tái khám và nội soi dạ dày lại để đảm bảo đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, cũng không được chủ quan không điều trị hoặc tự ý dùng thuốc khi có những biểu hiện của viêm loét dạ dày mà chưa có chẩn đoán xác định của bác sĩ. Việc tự ý điều trị đôi khi còn phản tác dụng và khiến tình trạng dạ dày bạn tệ hơn.

Những ai bị viêm loét dạ dày hoặc chảy máu dạ dày cần giữ tâm lý thoải mái, tránh stress bởi đây chính là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng bệnh, khiến dạ dày dễ bị chảy máu hơn. Cũng cần có lối sống lành mạnh, tránh rượu bia dù đã khỏi bệnh để ngăn ngừa tái phát.

Tóm lại, chảy máu dạ dày là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, cần phải có những biện pháp dự phòng bệnh ngay từ đầu để tránh tình trạng này xảy ra. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến xuất huyết dạ dày, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi đê được chúng tôi hỗ trợ giải đáp.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/03/2022 - Cập nhật 13/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nhận biết dấu hiệu chảy máu dạ dày cấp và mạn tính

Nhận biết dấu hiệu chảy máu dạ dày cấp và mạn tính

Xuất huyết dạ dày là một cấp cứu nội ngoại khoa chiếm đến hơn nửa số trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên. Có lẽ phần lớn mọi người cũng biết đến có qua các...

23/03/2022

798 Lượt xem

4 Phút đọc

Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả

Cách phòng tránh chảy máu dạ dày hiệu quả

​​​​​​​Chảy máu dạ dày là bệnh lý không thường gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Thay vì khi nó xảy ra...

23/03/2022

592 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận...

Bệnh xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận...

Xuất huyết dạ dày không phải là tình trạng hiếm gặp ở nước ta. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe nói đến bệnh lý này nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ bệnh xuất...

22/03/2022

785 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Khám dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dù chưa có triệu chứng cụ thể. Từ đó đưa ra phương pháp can thiệp kịp...

13/03/2022

1035 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG