Nội dung chính
  • 1. Viêm màng bồ đào có nguy hiểm không?
  • 2. Điều trị viêm màng bồ đào như thế nào?
  • 3. Cách phòng tránh viêm màng bồ đào
Nội dung chính
  • 1. Viêm màng bồ đào có nguy hiểm không?
  • 2. Điều trị viêm màng bồ đào như thế nào?
  • 3. Cách phòng tránh viêm màng bồ đào
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách điều trị bệnh lý viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là một bệnh lý viêm nhiễm các bộ phận của lớp mạch nhãn cầu gồm mống mắt, thể mi và hắc mạc. Đây là một bệnh lý có khả năng làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa. Việc điều trị đúng cách bệnh lý này vô cùng quan trọng, giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm cũng như tình trạng mất thị lực xảy ra. Chính vì thế, iSofHcare sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách điều trị viêm màng bồ đào qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Viêm màng bồ đào có nguy hiểm không?
  • 2. Điều trị viêm màng bồ đào như thế nào?
  • 3. Cách phòng tránh viêm màng bồ đào

 

1. Viêm màng bồ đào có nguy hiểm không?

Là một bệnh lý không quá phổ biến, chỉ chiếm 0.015% số dân, nhưng một khi xảy ra viêm màng bồ đào lại có khả năng diễn tiến thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, điều trị khác nhau mà nó có diễn biến khác nhau và thường gây tái phát.

Viêm màng bồ đào có thể gây dính mống mắt một phần hay toàn bộ. Mặt sau của mống mắt bị dính vào bao trước của thể thủy tinh, ảnh hưởng không nhỏ đến sự co giãn đồng tử. Khi bờ đồng tử bị dính hoàn toàn vào bao thủy tinh sẽ gây dính bít đồng tử. Điều này khá nguy hiểm vì có thể cản trở sự lưu thông của thủy dịch, gây ra một hậu quả nghiêm trọng là glocom thứ phát, hay còn gọi là tăng nhãn áp.

Trong viêm màng bồ đào trước, người bệnh có thể bị bít đồng tử do diện đồng tử bị che phủ bởi các chất xuất tiết. Sự vẩn đục thủy dịch cũng ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng thể thủy tinh gây nên đục thể thủy tinh thứ phát. Mặt khác, điều trị bằng glucocorticoid không đúng cũng có thể gây nên đục thể thủy tinh ở một số trường hợp.

Một số trường hợp viêm màng bồ đào sau tích tụ chất tiết trong dịch kính có thể dẫn đến phù hoàng điểm dạng nang. Trường hợp nặng khi hóa mủ dịch kính có thể bị co kéo bong nhãn mạc hoặc teo nhãn cầu. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì viêm màng bồ đào vô cùng nguy hiểm.

2. Điều trị viêm màng bồ đào như thế nào?

Phương pháp điều trị viêm màng bồ đào sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí viêm. Mục tiêu của điều trị viêm màng bồ đào là để ngăn ngừa các biến chứng, giảm các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân và điều trị nguyên nhân nếu có thể. Có thể chia điều trị thành 2 phần:

a. Điều trị nội khoa

Thuốc giãn đồng tử

Thuốc giãn đồng tử nhằm chống dính mống mắt vào bao trước thể thủy tinh. Trên lâm sàng thường dùng Atropin 1%, nếu không có hiệu quả thì phối hợp thêm với Neosinephrine 1% hoặc 10%. Ngoài ra, ta cũng có thể kết hợp nhỏ Atropin với tiêm Adrenalin 0.1% dưới kết mạc cạnh rìa để điều trị cho bệnh nhân.

Khi điều trị cần chú ý, Atropin có thể gây phản ứng toàn thân như sốt hoặc đỏ toàn thân nên cần phải bịt lỗ lệ trước khi nhỏ đối với trẻ em. Thêm nữa, trong viêm màng bồ đào trước cần phải sử dụng thuốc giãn đồng tử sớm và tích cực để đề phòng biến chứng dính mống mắt.

Corticosteroides

Đối với các nguyên nhân không do nhiễm trùng của viêm màng bồ đào, người ta thường điều trị bằng glucocorticoid tại chỗ như prednisolone. Tần suất nhỏ thuốc tùy thuộc vào độ nặng của tình trạng viêm.

Đối với viêm màng bồ đào sau chủ yếu nằm sau thể thủy tinh thường không đáp ứng với thuốc bôi, ta có thể lựa chọn tiêm glucocorticoid cạnh nhãn cầu. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể từ chối việc tiêm corticoid nội nhãn hoặc cạnh nhãn cầu, lúc này Difluprednate được lựa chọn. Nó là một corticosteroid tại chỗ có khả năng thâm nhập qua thể thủy tinh tốt hơn so với các loại khác, nhưng đồng thời cũng có xu hướng làm tăng nhãn áp hoặc gây đục thể thủy tinh nhiều hơn.

Điều trị corticosteroid toàn thân thường được áp dụng cho tình trạng viêm kháng thuốc hoặc ở những bệnh nhân bị tăng nhãn áp không thể điều trị bằng tiêm tại chỗ. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý đối với những bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng, cao huyết áp, đái tháo đường, lao hoặc bệnh lý do virus.

Kháng sinh và giảm đau

Với viêm màng bồ đào do nhiễm trùng, ta cần điều trị bằng kháng sinh để diệt hết vi khuẩn, điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, có thể dùng các thuốc giảm đau thuộc nhóm kháng viêm không steroid để giảm các triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân. Cần chú ý không dùng morphin để giảm đau vì thuốc này gây co đồng tử.

Thuốc kháng virus

Nhiễm virus có thể gây viêm màng bồ đào trước hoặc sau. Các loại virus phổ biến nhất gây viêm màng bồ đào là Cytomegalovirus, Herpes zoster và Herpes simplex. Những bệnh nhiễm virus này cần được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng virus thích hợp vì nó có khả năng gây hoại tử võng mạc cấp tính, đặc biệt ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Phần lớn các viêm màng bồ đào, đặc biệt là viêm màng bồ đào trước thường đáp ứng tốt với điều trị nội khoa bằng corticoid. Tuy nhiên, nó có thể tái phát và sau mỗi phần tái phát thị lực lại giảm đi nhiều. Chính vì thế, ta cần phải điều trị và theo dõi lâu dài cho bệnh nhân.

b. Điều trị ngoại khoa

Viêm màng bồ đào đơn thuần chưa biến chứng thường ít khi áp dụng phẫu thuật mà có thể đáp ứng với điều trị thuốc. Tuy nhiên, khi diễn tiến bệnh xấu đi nhanh chóng hoặc tình trạng viêm nhiễm nặng tái đi tái lại nhiều lần gây giảm thị lực mà dùng thuốc không hiệu quả thì phải can thiệp bằng ngoại khoa.

Cấy que giải phóng glucocorticoid nội nhãn có thể được áp dụng cho những người bị viêm màng bồ đào sau. Những người này đòi hỏi phải tiêm glucocorticoid tại chỗ thường xuyên. Một vật liệu cấy ghép sẽ được đưa vào trong mắt qua phẫu thuật và lưu giữ khoảng 2.5 năm. Nó từ từ giải phóng corticoid vào nội nhãn để điều trị tình trạng viêm nơi này.

Ngoài ra, điều trị ngoại khoa còn được áp dụng nhằm giải quyết các biến chứng của viêm màng bồ đào:

- Glocom thứ phát: Thường điều trị ban đầu với thuốc hạ nhãn áp, nếu không cải thiện hoặc triệu chứng nặng thêm thì ta phải phẫu thuật lỗ dò.

- Đục thể thủy tinh thứ phát: Được chỉ định khi thị lực giảm nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh. Nếu mổ thì nên mổ ở giai đoạn bệnh đã ổn định.

3. Cách phòng tránh viêm màng bồ đào

Một khi để viêm màng bồ đào xảy ra tương đương với đứng trước nguy cơ biến chứng xảy đến bất cứ lúc nào. Vì thế, việc có những biện pháp phòng tránh bệnh lý này là vô cùng cần thiết. Để dự phòng viêm màng bồ đào cũng như các biến chứng của nó, cần thực hiện tốt những việc làm sau:

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc với lông thú nuôi, hạn chế dụi tay lên mắt để tránh nhiễm ký sinh trùng gây viêm màng bồ đào.

- Sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, giữ khăn mặt và dụng cụ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, hạn chế khói bụi ô nhiễm, khi tiếp xúc thì cần đeo kính để đảm bảo cho mắt an toàn.

- Điều trị tốt các bệnh lý tại mắt để tránh dẫn đến viêm màng bồ đào thứ phát.

- Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Tuân thủ điều trị, không tự ý mua thuốc giảm đau hoặc các thuốc bôi ở ngoài để tránh các biến chứng do thuốc.

- Những trường hợp viêm màng bồ đào do nguyên nhân bệnh tự miễn hiện nay vẫn chưa thể dự phòng được, khi mắc phải cần tích cực điều trị để tránh biến chứng xảy ra.

Tóm lại, viêm màng bồ đào là một bệnh lý phức tạp, biểu hiện lâm sàng cũng đa dạng tùy theo vị trí tổn thương và những phần nhãn cầu bị ảnh hưởng. Bạn cần nhận thức được tầm nguy hiểm của bệnh lý này và hiểu rõ các biện pháp điều trị để tránh hoang mang khi bị bệnh. Mong rằng qua bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về viêm màng bồ đào. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/06/2021 - Cập nhật 07/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến nhất trong số các bệnh về mắt, chiếm tới 70% các trường hợp đi khám tại phòng khám mắt. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây...

09/06/2021

7898 Lượt xem

6 Phút đọc

Cách điều trị bệnh lý viêm màng bồ đào

Cách điều trị bệnh lý viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là một bệnh lý viêm nhiễm các bộ phận của lớp mạch nhãn cầu gồm mống mắt, thể mi và hắc mạc. Đây là một bệnh lý có khả năng làm giảm thị lực,...

07/06/2021

1556 Lượt xem

6 Phút đọc

Viêm kết giác mạc: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm kết giác mạc: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mắt là cơ quan nhỏ bé nhưng cực kỳ quan trọng trong đời sống. Các vấn đề về mắt được rất nhiều người quan tâm bởi nó quyết định tầm nhìn và tính thẩm mỹ của...

07/06/2021

10312 Lượt xem

7 Phút đọc

Những lý do khiến mắt càng ngày càng tăng độ cận thị

Những lý do khiến mắt càng ngày càng tăng độ cận thị

Những năm gần đây, tỷ lệ người bị cận thị ngày càng tăng cao, không chỉ ở thành thị mà ở cả nông thôn, với lứa tuổi ngày càng trẻ hóa. Chính vì vậy, làm thế...

07/06/2021

5017 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG