icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến bị bại liệt

Không phải là lần đầu tiên iSofHcare đề cập đến vấn đề cách chăm sóc bệnh nhân tai biến bị bại liệt. Nhưng iSofHcare  nhận được rất nhiều phản hồi quan tâm của độc giả về vấn đề này.

Ngày nay người ta nhận thấy, nếu quá trình chăm sóc tốt có thể giúp bệnh nhân bị bại liệt cải thiện chức năng vận động. Mặc dù không thể trở về trạng thái hoàn toàn bình thường như trước nhưng có thể giúp người bệnh tự lập trong các hoạt động cơ bản chăm sóc bản thân. Điều này có ý nghĩa rất lớn tới bệnh nhân, gia đình và xã hội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cách chăm sóc bệnh nhân tai biến bị bại liệt.

Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến bị bại liệt một cách toàn diện

Bệnh nhân bị bại liệt giống tờ giấy nháp với chằng chịt những vết thương cả thể chất lẫn tinh thần nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Vậy nên cần phải chăm sóc tích cực toàn diện kết hợp với điều trị đặc hiệu để hồi phục các chức năng như vận động, cảm giác... Việc hồi phục tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí tổn thương, quá trình hồi phục tự nhiên của bệnh, sự nổ lực luyện tập của bệnh nhân và thêm vào đó là cách chăm sóc.

Đổi mới chế độ luyện tập tại bệnh viện và tại nhàĐể tránh cho bệnh nhân bị bại liệt cảm giác mình trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội thì liệu pháp tâm lý cần được lồng ghép thích hợp. Do đó quá trình chăm sóc luôn được khuyến cáo áp dụng triệt để các nguyên tắc dưới đây:

Dự phòng các biến chứng thứ phát

Bệnh nhân bại liệt nằm lâu ở một vị trí thường bị loét ép và cứng khớp. Nếu không biết cách chăm sóc có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc liệt thứ phát. Đây là mối lo ngại hàng đầu của các bệnh nhân bị bại liệt sau tai biến.

Vậy nên, ngay ở giai đoạn sớm nên thay đổi tư thế kèm xoa bóp mỗi 1-2 giờ hoặc có thể sử dụng đệm nước kết hợp. Việc xoa bóp giúp lưu thông mạch máu, giảm mỏi cơ, cứng khớp và đặc biệt là mang cảm giác thư thái cho người bệnh. Ngoài ra, cần phải cho các khớp vận động nhẹ nhàng ngay khi có thể. Không nên sợ bệnh nhân đau mà cho họ nằm bất động ở một tư thế.

Thay đổi chế độ ăn uống thích hợp

Chế độ ăn quan trọng vì nó liên quan tới các yếu tố nguy cơ của tái phát tai biến. Và nó là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho sự hồi phục của các tổn thương. Bên cạnh đó, người bại liệt sau tai biến cần có một chế độ ăn tăng cường dưỡng chất để bồi phụ lại những thiết hụt trước đó, tránh suy dinh dưỡng, táo bón...

Đối với bệnh nhân sau tai biến cần lưu ý:

- Kiểm soát huyết áp đều đặn và dự phòng tăng huyết áp như tránh ăn mặn, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe..

- Tránh các thức ăn dễ gây mập phì

- Tăng cường dưỡng chất như acid béo không no, protein, glucid, vitamin, khoáng chất qua các thực phẩm như cá hồi, thịt bò, hải sản, rau củ quả tươi....

- Ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt

Thay đổi chế độ ăn uống thích hợp

- Thời gian đầu nên cho bệnh nhân ăn đồ lõng, lượng ít tăng dần và sau đó trở về với chế độ ăn bình thường.

- Không nên kiêng cữ quá nhiều

Phục hồi chức năng là bước chăm sóc chuyên sâu dành riêng cho bệnh nhân bại liệt sau tai biến. Với mục tiêu giúp người bệnh vận động trở lại với mức độ tốt nhất có thể. Tốt nhất ở đây không có nghĩa là trở về bình thường như trước. Nếu không được luyện tập thì từ một liệt trung ương có thể kéo theo một liệt ngoại biên thứ phát.

Cần kết hợp với khoa phục hồi chức năng để luyện tập cho người bệnh. Đồng thời hướng dẫn người nhà để có thể tập luyện thêm tại nhà. Đây là bước đòi hỏi sự kiên trì tập luyện vì hồi phục có thể kéo dài đến vài năm sau tai biến.

Các bài tập phục hồi chức năng sẽ xây dựng dựa trên phác đồ cá nhân hóa. Mỗi loại hình liệt có những bài tập riêng biệt với các dụng cụ chuyên dụng để đánh đúng trọng tâm các tổn thương. Đó cũng chính là lời giải thích cho câu hỏi “tại sao luyện tập thường xuyên tại nhà nhưng hiệu quả không cao”.

Tích hợp liệu pháp tâm lý

Trước khi bắt đầu luyện tập phục hồi chức năng, gia đình cần quan tâm, động viện để giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái. Bởi phần lớn sau khi bị bại liệt, tâm lý người bệnh rơi vào trạng thái đảo lộn. Cảm giác trở thành gánh nặng và muốn buông bỏ chiếm hữu khiến bệnh nhân rơi vào bế tắc.

Phục hôi chức năng sau tai biến mạch máu não

Ngoài ra tâm lý ảnh hưởng rất tới sức khỏe và tiến trình hồi phục. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi bệnh nhân có tâm lý ổn định tiên lượng hồi phục nhanh hơn. Vậy nên, ngay từ trong tư tưởng, người nhà không nên xem bệnh nhân như một người tàn tật. Thay vào đó hãy cùng sinh hoạt và cho người bệnh cảm giác họ có ích cho gia đình, xã hội. Có thể cho người bệnh làm những việc cơ bản trong gia đình.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/02/2021 - Cập nhật 19/02/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cảnh giác nguy cơ tắc mạch máu chi dưới

Cảnh giác nguy cơ tắc mạch máu chi dưới

Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

25/02/2021

6852 Lượt xem

4 Phút đọc

Những ai dễ mắc các bệnh lý tắc mạch máu não?

Những ai dễ mắc các bệnh lý tắc mạch máu não?

Vậy nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não là gì? Những đối tượng não có nguy cơ cao tắc nghẽn hơn so với người khác? Yếu tố nguy cơ của bệnh lý này là gì? Hãy ...

25/02/2021

1429 Lượt xem

4 Phút đọc

Tập vận động cho người sau tai biến tại bệnh viện

Tập vận động cho người sau tai biến tại bệnh viện

Một chương trình phục hồi chức năng tốt cho người sau tai biến cần được xây dựng dựa trên tiến trình hồi phục các tổn thương. Vậy nên cách tốt nhất là cho...

25/02/2021

4339 Lượt xem

5 Phút đọc

4+ dấu hiệu tai biến - Nhận biết sớm, xử trí kịp thời

4+ dấu hiệu tai biến - Nhận biết sớm, xử trí kịp thời

4 dấu hiệu dễ nhận biết tai biến mạch máu não. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

23/02/2021

21340 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG