Nội dung chính
  • 1. Các xét nghiệm máu
  • 2. Xét nghiệm nước tiểu
  • 3. Chẩn đoán hình ảnh
  • 4. Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận
Nội dung chính
  • 1. Các xét nghiệm máu
  • 2. Xét nghiệm nước tiểu
  • 3. Chẩn đoán hình ảnh
  • 4. Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường được dùng hiện nay

Thận là một cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng lọc, tái hấp thu và bài tiết các chất trong máu, cũng như tham gia các chức năng khác của cơ thể. Xét nghiệm đánh giá chức năng thận thông qua các chỉ số là một trong những phương pháp hiệu quả để đề phòng và phát hiện kịp thời các bệnh lý ở thận. Từ đó có phương pháp can thiệp phù hợp nhất.
Nội dung chính
  • 1. Các xét nghiệm máu
  • 2. Xét nghiệm nước tiểu
  • 3. Chẩn đoán hình ảnh
  • 4. Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận

1. Các xét nghiệm máu

a. Creatinin huyết thanh

Creatinin là một trong những chất được đào thải qua thận trong quá trình hoạt động của cơ thể. Mức creatinin trong máu mỗi người có thể khác nhau do chủng tộc, độ tuổi, cân nặng. Nếu bệnh thận tiến triển, mức creatinin trong máu sẽ tăng. Dấu hiệu cảnh báo bất thường về bệnh lý thận là khi:

  • Mức creatinin nữ > 1,2 mg/dL
  • Mức creatinin nam > 1,4 mg/dL

Đặc biệt với bệnh suy thận, cấp độ suy thận càng nặng thì chỉ số Creatinin càng cao:

  • Suy thận cấp độ 1: creatinin dưới 130 mmol/l
  • Suy thận cấp độ 2: creatinin từ 130 - 299 mmol/l
  • Suy thận cấp độ 3a: creatinin từ 300 - 499 mmol/l
  • Suy thận cấp độ 3b: creatinin từ 500 - 899 mmol/l
  • Suy thận cấp độ 4: creatinin trên 900 mmol/l.

Nếu bác sĩ nghi ngờ xét nghiệm creatinin không chính xác có thể chỉ định xét nghiệm cystatin C máu. Giá trị bình thường của cystatin máu là 0.31 – 0.99 mg/L

Creatinin huyết thanh

b. Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR)

Tỷ lệ lọc cầu thận là thước đo giúp xác định chức năng thận đang loại bỏ các chất cặn bã, chất dư thừa ra khỏi máu. Tỷ lệ này có thể thay đổi dựa vào độ tuổi, ở người già thường có xu hướng giảm. Trung bình, giá trị GFR là 90 hoặc cao hơn. Nếu tỷ lệ lọc cầu thận GFR < 15 thì người bệnh có nguy cơ cao suy thận, cần chạy thận hoặc ghép thận.

c. Xét nghiệm ure máu

Ure là một dạng sản phẩm thoái hóa của protein, chúng được lọc ở cầu thận trước khi thải ra cùng nước tiểu. Xét nghiệm chỉ số ure có thể đánh giá chức năng thận, theo dõi các bệnh lý liên quan.

Nếu chức năng thận bình thường, chỉ số ure máu nằm trong khoảng: 2.5 – 7.5mmol/l

Nếu chỉ số ure máu tăng bất thường, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như: sỏi thận, viêm cầu thận, viêm ống thận, hoặc tiêu chảy, mất nước do sốt cao, suy tim sung huyết… Một số nguyên nhân khác khiến ure máu giảm như: suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch, ăn ít protein…

d. Điện giải đồ

Chức năng thận suy giảm sẽ làm mất cân bằng các chất điện giải, bao gồm natri, kali, canxi máu,…:

  • Sodium (natri): Bình thường, natri trong máu khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người suy thận, nồng độ natri máu giảm do mất qua thận, qua da hoặc qua đường tiêu hóa.
  • Potassium (Kali): Bình thường, kali trong máu ở khoảng 3.5 – 4.5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận có tăng Kali máu do thận đào thải kém.
  • Canxi máu: Canxi máu ở người khỏe mạnh từ 2.2 – 2.6 mmol/L. Người suy thận sẽ kéo theo giảm canxi máu và tăng phosphate.

e. Xét nghiệm acid uric máu

Xét nghiệm acid uric máu không chỉ giúp đánh giá chức năng thận mà còn dùng chẩn đoán bệnh gout. Nồng độ acid uric máu ở người bình thường là 18- - 420 mmol/L (nam giới) và 150 – 360 mmol/L (nữ giới). Những người mắc bệnh thận, gout hay vẩy nến thì nồng độ acid uric máu tăng.

Xét nghiệm Acid Uric máu

f. Xét nghiệm sinh hóa máu khác

Protein toàn phần huyết tương: Đánh giá chức năng lực ở cầu thận. Mức bình thường là 60 – 80 g/L, người mắc bệnh thận thường có chỉ số protein toàn phần giảm.

Albumin huyết thanh: Chỉ số này ở người bình thường là 35 – 50g/L, chiếm từ 50 – 60% protein toàn phần. Albumin sẽ giảm ở những người mắc bệnh cầu thận cấp.

Tổng phân tích tế bào máu: Người suy thận mạn có thể kèm theo giảm hồng cầu.

Tổng đài đặt khám ưu tiên tại BV tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt lịch khám chủ động qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi !

2. Xét nghiệm nước tiểu

a. Tổng phân tích nước tiểu

Nước tiểu bình thường có tỉ trọng 1.01 – 1.02. Người có chức năng thận suy giảm, nước tiểu bị giảm độ cô đặc nên sẽ có tỉ trọng thấp hơn. Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được chỉ định để chẩn đoán người nghi ngờ mắc bệnh thận.

Ngoài ra, chỉ số protein trong nước tiểu cũng giúp bác sĩ nhận định và chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đạm niệu 24 giờ.

b. Xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ

Ở người khỏe mạnh, chức năng thận bình thường, protein nước tiểu là 0 – 0.2 g/l/24 giờ. Ở người có bệnh lý chức năng thận, đạm niệu thường tăng 0.3 g/l/24 giờ.

Xét nghiệm nước tiểu

3. Chẩn đoán hình ảnh

a. Siêu âm bụng

Siêu âm giúp phát hiện tình trạng ứ nước thận do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận bị ứ nước hai bên có thể gây suy thận cấp hoặc mạn tính. Siêu âm cũng giúp phát hiện các trường hợp bệnh thận đa nang bẩm sinh, di truyền.

Hình ảnh siêu âm thận thấy kích thước nhỏ, thay đổi cấu trúc, mất phân biệt thùy vỏ… gợi ý bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, siêu âm cũng có thể giúp phát hiện sỏi thận hoặc khối u trong thận.

b. Chụp CT Scan

CT Scan là phương pháp sử dụng tia X thăm dò hình ảnh, cho phép bác sĩ thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp chụp CT Scan bụng thường chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Chụp CT Scan có thuốc cản quang có thể dựng hình toàn bộ đường tiết niệu, giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản.

c. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Đây là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng từng bên thận, giúp bác sĩ nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng bên thận. Ngoài ra, nếu làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu, phương pháp này còn giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản hai bên.

4. Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận

Khám tổng quát và xét nghiệm chức năng thận, hệ tiết niệu là việc làm cần thiết để đề phòng và phát hiện kịp thời các bệnh lý. Bạn nên thăm khám khi:

Kiểm tra sức khỏe hàng năm: Các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng.

Kiểm tra khi gia đình có tiền sử bệnh di truyền về thận hoặc có người thân suy thận: Cần thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng. Đặc biệt, làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Xét nghiệm chức năng thận

Khi có các biểu hiện suy thận: Cần thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng. Nếu phát hiện ra các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét  nghiệm chẩn đoán hình ảnh, hoặc làm sinh thiết thận nếu không tìm thấy tắc nghẽn.

Người có tiền căn can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu hoặc vùng bụng: Cần làm các xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu, nên làm thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Trên đây là những giải đáp về các chỉ số xét nghiệm chức năng thận. Hy vọng với những tư vấn của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết cũng  như hiểu hơn các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh. Để được kết nối với bác sĩ một cách nhanh nhất, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc tải app về ngay hôm nay. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 06/08/2021 - Cập nhật 06/08/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường được dùng...

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận thường được dùng...

Thận là một cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng lọc, tái hấp thu và bài tiết các chất trong máu, cũng như tham gia các chức năng khác của cơ thể. ...

06/08/2021

11307 Lượt xem

6 Phút đọc

Khi nào nên khám tổng quát, xét nghiệm chức năng thận

Khi nào nên khám tổng quát, xét nghiệm chức năng thận

Các bệnh lý ở thận, đặc biệt là suy thận thường diễn biến âm thầm, dấu hiệu của bệnh cũng khó nhận diện nên nhiều người không để ý. Khi bệnh đã biểu hiện thành ...

06/08/2021

6061 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG