Nội dung chính
  • 1. Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0) 
  • 2. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1)
  • 3. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)
  • 4. Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3)
  • 5. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4)
  • 6. Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5)
  • 7. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6) 
  • 8. Các thể tâm thần phân liệt khác (F20.8)
  • 9. Tâm thần phân liệt không biệt định ( F20.9) 
Nội dung chính
  • 1. Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0) 
  • 2. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1)
  • 3. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)
  • 4. Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3)
  • 5. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4)
  • 6. Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5)
  • 7. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6) 
  • 8. Các thể tâm thần phân liệt khác (F20.8)
  • 9. Tâm thần phân liệt không biệt định ( F20.9) 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các thể lâm sàng của bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần có khuynh hướng bệnh diễn ra mạn tính. Ảnh hưởng khiến bệnh nhân không thể có những giao tiếp, hành vi bình thường trong sinh hoạt hay trong những mối quan hệ với người khác.
Nội dung chính
  • 1. Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0) 
  • 2. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1)
  • 3. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)
  • 4. Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3)
  • 5. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4)
  • 6. Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5)
  • 7. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6) 
  • 8. Các thể tâm thần phân liệt khác (F20.8)
  • 9. Tâm thần phân liệt không biệt định ( F20.9) 

Bệnh tâm thần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể.) nhưng cuối cùng đều làm rối loạn hoạt động của não, làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình phản ánh thực tại (cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức..) bị sai lệch, cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh nữa.

Đối tượng của nghiên cứu bệnh tâm thần: Bản chất của hoạt động tâm thần là một hoạt động phản ứng thực tại khách quan vào trong chủ quan mỗi người, thông qua bộ não tức là tổ chức cao nhất trong quá trình tiến hóa vật chất.

1. Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0) 

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt phải được thỏa mãn. Ngoài ra các ảo giác, hoang tưởng nổi bật; các rối loạn cảm xúc ý chí và các triệu chứng căng trương lực tương đối kín đáo. Bệnh nhân thường có các ảo giác thuộc loại đã mô tả. Hoang tưởng có thể có bất kỳ loại nào tuy nhiên các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động là đặc trưng nhất. 

Tâm thần phân liệt thể paranoid.

Tâm thần phân liệt thể paranoid.

2. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1)

- Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt cần phải được thỏa mãn. 

- Thông thường thể thanh xuân được chẩn đoán lần đầu tiên ở thanh thiếu niên hay người thanh niên trẻ. Các biến đổi cảm xúc nổi bật như cảm xúc không thích hợp, cười khúc khích, cười một mình hoặc cau có, điệu bộ. Tư duy lộn xộn, lời nói dông dài, rời rạc, làm cho người nghe khó hiểu. Hành vi tác phong thiếu mục đích, vô trách nhiệm và không lường trước. Nhân cách tiền bệnh lý thường có đặc tính là hơi nhút nhát và cô độc. 

3. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)

Các tiêu chuẩn cho bệnh tâm thần phân liệt cần phải được thỏa mãn và một hay nhiều tác phong sau đây phải chiếm ưu thế trong bệnh cảnh:

- Trạng thái sững sờ: giảm rõ rệt tính phản ứng đối với môi trường, giảm các hoạt động tự phát hoặc không nói...

- Tính phủ định: chống đối với tất cả chỉ dẫn hay ý định làm cho bệnh nhân cử động hoặc cử động theo hướng ngược lại.

- Sự cứng đờ: duy trì một duy thế cứng đờ và chống lại các cố gắng làm chuyển động các tư thế ấy…

- Uốn dẻo như sáp: duy trì chân tay và thân mình do những tư thế mà người ngoài áp đặt.

- Triệu chứng khác như: vâng lời tự động, nói lặp lại các từ hay các câu.

Trạng thái sững sờ: giảm rõ rệt tính phản ứng đối với môi trường.

Trạng thái sững sờ: giảm rõ rệt tính phản ứng đối với môi trường.

4. Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3)

- Đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.

- Không thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán của các thể paranoid, thanh xuân hay căng trương lực. Không thỏa mãn các tiêu chuẩn của tâm thần phân liệt thể di chứng hay thể trầm cảm sau phân liệt

5. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4)

- Bệnh nhân có một giai đoạn bệnh đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt trong vòng 12 tháng qua.

- Một số triệu chứng tâm thần phân liệt còn tồn tại.

- Các triệu chứng trầm cảm nổi bật lên, đáp ứng các đoạn trầm cảm (F32) và tồn tại ít nhất 2 tuần.

6. Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5)

- Trong quá khứ có ít nhất một giai đoạn loạn thần rõ rệt, đáp chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt.

- Một thời kỳ ít nhất một năm trong đó cường độ các triệu chứng dương tính phong phú như hoang tưởng và ảo giác chỉ còn tối thiểu, song hội chứng âm tính của tâm thần phân liệt vẫn còn tồn tại.

7. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6) 

Tâm thần phân liệt thể đơn thuần là một chẩn đoán khó vì sự tiến triển chậm các triệu chứng âm tính đặc trưng cho tâm thần phân liệt. Không có trong bệnh sử các ảo giác, hoang tưởng hoặc các biểu hiện khác của một giai đoạn loạn thần xuất hiện sớm hơn. Có những biến đổi có ý nghĩa trong tác phong cá nhân, sự tiếp xúc xã hội ngày càng nghèo nàn, bệnh nhân lười biếng và cách ly xã hội.

Tâm thần phân liệt thể đơn thuần là một chẩn đoán khó vì sự tiến triển chậm các triệu chứng âm tính đặc trưng.

Tâm thần phân liệt thể đơn thuần là một chẩn đoán khó vì sự tiến triển chậm các triệu chứng âm tính đặc trưng.

8. Các thể tâm thần phân liệt khác (F20.8)

9. Tâm thần phân liệt không biệt định ( F20.9) 

Bệnh tâm thần phân liệt có thể có khuynh hướng trở nên mãn tính nếu không được phát hiện và điều trị.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/03/2022 - Cập nhật 27/03/2022
4.8/5 - (13 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Chia ra rối loạn ngôn ngữ (hình thức biểu hiện tư duy) và rối loạn nội dung tư duy chỉ để tiện việc sắp xếp chứ thực ra ngôn ngữ và nội dung thống nhất với...

28/03/2022

2464 Lượt xem

6 Phút đọc

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, đây là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Đặc điểm tư duy là phản ánh thực tại khách quan một...

28/03/2022

6553 Lượt xem

5 Phút đọc

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1637 Lượt xem

5 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3039 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG